Su hào
là thực phẩm ít chất béo hoà tan và cholesterol nên rất tốt cho tim và hệ tuần hoàn máu. Chất béo hòa tan vốn không tốt cho cơ thể, nếu ăn nhiều sẽ làm tăng nồng độ cholesterol có hại ở trong máu, dẫn đến nhiều bệnh ở tim như đau tim và đột quỵ. Và su hào có thể giúp ...
là thực phẩm ít chất béo hoà tan và cholesterol nên rất tốt cho tim và hệ tuần hoàn máu. Chất béo hòa tan vốn không tốt cho cơ thể, nếu ăn nhiều sẽ làm tăng nồng độ cholesterol có hại ở trong máu, dẫn đến nhiều bệnh ở tim như đau tim và đột quỵ. Và su hào có thể giúp hóa giải nguy cơ này. Hơn nữa, su hào giàu chất chống oxy hóa nên giúp tế bào ngăn ngừa sự tổn thương do các phân tử gốc tự do gây ra.
Những người thường xuyên bị táo bón có thể ăn su hào để cải thiện tình trạng này, vì một bát su hào có chứa 5 gram chất xơ, bằng 19% lượng chất xơ cơ thể cần mỗi ngày.
Vitamin C trong su hào cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt hơn, su hào còn là sự lựa chọn tuyệt vời cho những ai đang có nhu cầu giảm cân và làm đẹp bởi su hào chứa rất ít calo.
I. Các giống su hào:
Các giống su hào ngày nay gồm có: Giống su hào dọc tăm ( còn gọi là dọc tiểu , dọc trứng ); Giống su hào Sa Pa ( còn gọi là su hào dọc trung , dọc nhỡ ); Tiều Tử ( Trung Quốc ).
II. Kỹ thuật trồng trọt:
1. Thời vụ:
- Vụ sớm gieo từ tháng 6 - 7 , trồng tháng 8 - 9.
- Chính vụ gieo từ tháng 9 - 10 , trồng tháng 10 - 11.
- Vụ muộn gieo hạt tháng 11 trồng tháng 12.
2. Vườn ươm:
Chọn nơi đất cao , dễ thoát nước , đất thịt nhẹ hoặc cát pha để gieo hạt. Làm đất thật nhỏ tơi xốp , lên luống cao 0 , 3m , mặt luống rộng 0 , 9 - 1m. Bón lót bằng phân chuồng mục từ 1 , 5-2kg/m 2 . Gieo hạt đều trên mặt luống với lượng hạt gieo là 1 , 5-2gr/m 2 . Gieo hạt xong phủ một lớp trấu hoặc rơm rạ lên trên sau đó tưới nước bằng ô doa đủ ẩm Ngày ngày 1 lần. Khi cây mọc thì bóc lớp rơm rạ trên mặt luống và tưới đủ ẩm luôn luôn cho cây. Không dùng phân đạm để bón trong vườm ươm. Dùng phân lân hoặc nước pha loãng để tưới thúc cho cây. Dùng thuốc trừ sâu , trừ bệnh trong danh mục được phép sử dụng để phun phòng trừ , nếu phát hiện thấy sâu bệnh. Trước khi nhổ cây tưới đủ ẩm để hạn chế đứt rễ cây.
3. Làm đất trồng cây:
Chọn chân đất cao , dễ thoát nước , thịt nhẹ , đất được luân canh với các cây khác họ có độ pH từ 5 , 5 - 6 , 5. Cày bừa kỹ , đập nhỏ đất , lên luống cao 0 , 3m , rãnh rộng 0 , 3m , mặt luống rộng 0 , 8 - 0 , 9m. Dùng tất lượng phân chuồng , lân , 10% lượng đạm , 50% lượng kali để bón lót và phải trộn đều với đất , san phẳng mặt luống. Khoảng cách 30 x 40cm đảm bảo mật độ là 5 , 5 - 7 , 5 vạn cây/ha. Tưới nước đủ ẩm Ngày ngày 1 lần; sau khi cây hồi xanh tưới 2- 3 ngày 1 lần.
4. Phân bón và cách bón:
Loại phân
|
Tổng lượng phân bón
|
Bón lót (%)
|
Bón thúc (%)
|
|||
Kg/ha
|
Kg/sào
|
Lần 1
|
Lần 2
|
Lần 3
|
||
Phần chuồng ủ mục |
20.000-25.000 |
700-900 |
100 |
- |
- |
- |
Đạm urê |
195-235 |
7-9 |
30 |
15 |
25 |
30 |
Lân super |
550-700 |
20-25 |
100 |
- |
- |
- |
Kaliclorua |
195-235 |
7-9 |
50 |
10 |
20 |
20 |
* Cách bón:
- Bón lót dùng tất số phân chuồng hoai mục ( không dùng phân tươi , nước phân tươi để bón ) hoặc phân hữu cơ vi sinh.
- Bón thúc:
+ Lần 1: Khi cây hồi xanh ( sau trồng 7 - 10 ngày ).
+ Lần 2: Sau trồng 20 - 25 ngày , dùng 25% số phân đạm và 20% kali.
+ Lần 3: Khi trồng 35-40 ngày , dùng nốt số phân còn lại.
có thể dùng phân bón lá phun đều cho cây vào 3 đợt nằm trong koảng giữa thời gian bón phân trên.
5. Tưới nước , chăm sóc:
Cần tười đủ ẩm: Mỗi ngày 1 lần , khi cây hồi xanh 2 - 3 ngày tưới 1 lần. Có thể tưới tràn vào rãnh cho cây , khi đủ ẩm phải tháo hết nước ngay. Nên phối hợp việc tưới nước với các lần bón thúc phân hoá học. Cần xới xáo , vụ gốc được 2 - 3 lần. Thường xuyên nhặt sạch cỏ dại , loại bỏ lá vàng , lá sâu bệnh.
6. Phòng trừ sâu bệnh:
Cần vận dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp cho cây. Kiểm tra sâu bệnh thường xuyên để có biện pháp phòng trừ kịp thời
Từ 15 đến 20 ngày sau trồng , nếu có sâu tơ rộ tuổi 1- 2 , cần phun 1- 2 lần thuốc BT. Nếu sâu bệnh phát triển thành dịch , có thể dùng các loại thuốc hoá học cho phép để phòng trừ như: Sherpa 25EC nồng độ 0 , 15%. Lượng dung dịch thuốc đã pha cho 1 sào là 25 - 30 lít. Thời gian cách ly của thuốc trước thu hoạch 10 - 15 ngày. Khi có bệnh nên phun 1 trong các loại thuốc sau: Ridomil MZ 72WP , Score 250 EC... theo đúng hướng dẫn của chuyên môn.
III. Thu hoạch và sản xuất giống hạt giống su hào:
Giống sớm sau trồng 50 - 60 ngày , giống trung 65 - 80 ngày , giống muộn sau 85 - 90 ngày thì thu hoạch. Đối với su hào nên thu hoạch non hơn một chút sẽ đảm bảo chất lượng.
IV. Kỹ thuật sản xuất hạt giống su hào:
Những giống su hào sớm , su hào trung , su hào muộn có thể sản xuất hạt giống ở vùng núi phía Bắc ở nước ta có độ cao trên 1000m. Vấn đề quan trọng là điều khiển sự thăng bằng giữa sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng có trí giác. Nếu sinh trưởng thân lá quá mạnh sẽ làm chậm thời gian trổ ngồng ra hoa.
Tuy các thời vụ gieo trồng chênh lệch nhau về thời gian nhưng đến tháng 1 thi thân củ dài ra vươn cao gọi là ngồng hoa; cá chồi nách đều phát triển thành các cành hoa. Tháng 2 trên thân cây chính và cành đều ra hoa.
Thời gian ra hoa của củ su hào chậm hơn bắp cải khoảng 10 ngày. Khi ngồng hoa phát triển thì hạn chế bón phân vào thời kỳ hoa nụ.
Kỹ thuật thu hoạch , đập hạt , phơi hạt và bảo quản hạt giống như hạt bắp cải và các hạt giống rau khác.
Ở những vùng khi thu hoạch và phơi hạt thường gặp mưa , sương , tối tăm thì cần sấy hạt ở nhiệt độ 50 - 60 0 C trong thời gian 10 - 12 giờ; khối lượng 1000 hạt là 3 , 3gr.