24/05/2018, 23:50

Sư đoàn

là một đơn vị có quy mô tương đối lớn trong quân đội, đứng sau quân đoàn, thường có khoảng mười ngàn đến hai mươi ngàn lính. Trong lục quân các nước một sư đoàn bao gồm các trung đoàn hay các lữ đoàn. Các sư đoàn lại tạo thành một quân đoàn. Trong chiến ...

là một đơn vị có quy mô tương đối lớn trong quân đội, đứng sau quân đoàn, thường có khoảng mười ngàn đến hai mươi ngàn lính. Trong lục quân các nước một sư đoàn bao gồm các trung đoàn hay các lữ đoàn. Các sư đoàn lại tạo thành một quân đoàn. Trong chiến tranh hiện đại, một sư đoàn thường là các đơn vị chiến đấu hợp thành lớn nhất có khả năng tác chiến độc lập, tự cung cấp, đảm bảo cho các hoạt động của mình.

Lúc đầu

Vị tướng đầu tiên nghĩ ra cách tổ chức lục quân đội thành các đơn vị hợp thành nhỏ hơn là nguyên soái Maurice de Saxe của Pháp, trong cuốn sách Mes Réveries. Do cái chết sớm của ông vào năm 1750 nên nó vẫn chỉ là một ý tưởng.

Một nhà lãnh đạo quân đội khác của Pháp đã đưa ý tưởng trên vào thực tiễn là Victor-François de Broglie. Ông đã chỉ đạo việc thử nghiệm thực tế trong Chiến tranh Bảy Năm, mặc dù Pháp không thành công trong cuộc chiến nhưng việc phân chia thành các sư đoàn đã tồn tại.

Các sư đoàn đầu tiên

Các sư đoàn hiện đại

bộ binh

bộ binh cơ giới

kỵ binh

tăng - thiết giáp

Trong hầu hết các nước, tên gọi các sư đoàn là sự kết hợp của các số và loại sư đoàn, ví dụ như bộ binh số 1 Hoa Kỳ, thiết giáp 2 Anh. Tên riêng cũng được đặt cho một sư đoàn mặc dù nó không phải là tên chính thức theo danh pháp.

Đôi khi tên của các sư đoàn được kẻ thù đặt cho do nỗi ám ảnh mà sư đoàn tạo ra tại các mặt trận. Quân đội Nhân dân Việt Nam có những sư đoàn mà Pháp và sau này là Mỹ khâm phục suy tôn là nhóm sư đoàn "thép" gồm các sư đoàn bộ binh 308, 304, 312, 316, 320, 325 thời kỳ đánh Mỹ có thêm các sư đoàn 3, 5, 7, 9, 10.

Tên gọi hay phiên hiệu của các sư đoàn thường gắn liền với niềm tự hào về sức mạnh của một quân đội. Nói về danh tiếng phiên hiệu các sư đoàn có thể đẫn chứng hai sự việc như sau:

  1. Trong khi tìm hiểu ý đồ QĐNDVN tại Tây Nguyên, đầu năm 1975, Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã chỉ đạo theo dõi sát các sư đoàn 10 và 320A của Cộng quân. Nơi nào có mặt 2 sư đoàn này, nơi đó sẽ đánh lớn.
  2. Đến khi kết thúc Chiến dịch Hồ Chí Minh, trên Bản đồ Tác chiến tại Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa còn thấy nét bút đỏ ghi 308 và một dấu chấm hỏi lớn. Ý muốn biết vị trí của sư đoàn 308 hay còn gọi là Quân Tiên phong của Cộng quân ở đâu.

Điều này cho thấy tiếng tăm của các sư đoàn đã gây ra nỗi ám ảnh như thế nào trước đối thủ.

Để đối chọi tiếng tăm của các sư đoàn Bắc Việt lừng lẫy, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa (ngụy quyền Sài Gòn) cũng cố gắng đặt tên thật kêu cho các sư đoàn chủ lực của mình. bộ binh số 23 còn được gọi là Nam bình, Bắc phạt, Tây Nguyên trấn. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa Quân lực Việt Nam Cộng hòa không có sư đoàn thiện chiến. 2 sư đoàn gồm sư đoàn dù số 1 và sư đoàn thủy quân lục chiến số 1 luôn là lực lượng dự bị chiến lược và chỗ dựa của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Khi triển khai Chiến dịch Tây Nguyên, Tư lệnh Chiến dịch Hoàng Minh Thảo đã nhắc nhở cán bộ đề phòng khả năng đối phương điều sư dù về giữ Buôn Ma Thuột.

Phiên hiệu của một sư đoàn, nhất là sư đoàn thiện chiến có ý nghĩa mang tính biểu tượng cho sức mạnh của cả một quân đội. Do đó khi phiên hiệu của một sư đoàn danh tiếng bị đối phương tiêu diệt trên chiến trường có thể dẫn đến sự sụp đổ của toàn quân, của cả một chế độ.

Khi bộ binh 23 của Quân lực Việt Nam Cộng hòa (lực lượng mạnh nhất của Quân đoàn II trên cao nguyên) bị sư đoàn 10 và 316 của Quân đội Nhân dân Việt Nam tiêu diệt tại Buôn Ma Thuột, Quân đoàn II của họ khiếp đảm mất hết tinh thần, các lực lượng còn lại của Quân đoàn này trên cao nguyên gồm 5 liên đoàn Biệt động quân, tương đương với 2 sư đoàn bộ binh đã bỏ chạy dẫn đến việc bị sư đoàn 320 truy kích, tiêu diệt mất 75% lực lượng. 3 Quân đoàn còn lại tuy vẫn còn những sư đoàn thiện chiến không kém 23 như Sư dù 1, Sư Thủy quân Lục chiến 1, Sư bộ binh 1, Sự bộ binh 2, 3, 5, 9, 22, 18, 25 ... cũng không còn đủ dũng khí để đánh trận và cuối cùng đều bị tiêu diệt hoàn toàn vào ngày 30/4/1975.

0