Dạy cái gì
Chúng ta đang sống trong thời đại "bùng nổ thông tin". Thông tin ngày nay phát triển vớí tốc độ rất cao không chỉ về lượng mà cả nguồn. Ngày càng có nhiều lĩnh vực thông tin ...
Chúng ta đang sống trong thời đại "bùng nổ thông tin". Thông tin ngày nay phát triển vớí tốc độ rất cao không chỉ về lượng mà cả nguồn. Ngày càng có nhiều lĩnh vực thông tin mới. Nhà trường không thể thờ ơ với những thông tin đó vì chúng có quan hệ mật thiết với đời sống của xã hội và của từng thành viên trong đó có các em học sinh.
Vậy làm thế nào để bổ sung những thông tin đó vào nội dung dạy học ở nhà trường.
Trên thế giới có hai hướng lựa chọn và đưa thông tin mới vào nội dung học tập trong trường học. Đó là:
Tăng thêm môn học mới, kéo dài thời gian đào tạo trong nhà trường.
Sắp xếp lại kiến thức cũ theo hướng tích hợp, bỏ đi những kiến thức trùng lặp và bổ sung thêm những thông tin mới.
Trong hai hướng trên đa số các nước đều lựa chọn hướng thứ hai, tức là hướng tích hợp. Cụ thể là sắp xếp và tích hợp các môn học hiện hành và bổ sung thêm các thông tin mới vào các môn học đã có.
Tích hợp đã trở thành xu hướng phát triển giáo dục trên thế giới trong nhiều thập kỉ qua.
Quan điểm tích hợp được đề cao từ bao giờ?
Cách tiếp cận tích hợp trong việc xây dựng chương trình giáo dục bắt đầu được đề cao ở Mỹ và các nước châu Âu từ những năm 50 – 60, ở Châu Á vào những năm 70.
Cách tiếp cận tích hợp trong việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông ở nước ta được bắt đầu từ cuộc Cải cách Giáo dục lần thứ 3. Một ví dụ điển hình cho cách tiếp cận nêu trên là trong chương trình này lần đầu tiên các kiến thức về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội được kết hợp trong một môn học. Môn học này được học từ lớp 1 đến lớp 5 ở trường tiểu học với tên gọi Tự nhiên và Xã hội.
Trên thế giới từ những năm 50 của thế kỉ trước.
Ở Việt Nam từ Cuộc cải cách giáo dục lần thứ 3.
Có thể hiểu nôm na rằng: tích hợp là sự sắp xếp xen kẽ các kiến thức của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau thành một chỉnh thể thống nhất.
Dạy học theo tư tưởng tích hợp là cách trình bày các khái niệm và nguyên lý khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học tránh nhấn mạnh sư sai khác giữa các lĩnh vực khoa học(UNESCO, Pari 1972).
Dạy học theo tư tưởng tích hợp theo nghĩa hẹp là việc đưa ra những nội dung của nhiều môn học vào quá trình chung nhất trong đó các khái niệm được đề cập đến theo một tinh thần và phương pháp thống nhất.
=> Dạy học theo tư tưởng tích hợp là đề cao mối liên hệ giữa các môn học làm cho đối tượng học tập giống với bản chất thực tế của nó, là giáo dục hoc sinh thành những người có tầm nhìn Holistic (bao quát, toàn diện, liên quan ), để họ có khả năng giải quyết những vấn đề của thực tiễn, hình thành ở học sinh khả năng tự học, tự nghiên cứu.
Vì sao tích hợp lại trở thành xu thế phát triển giáo dục?
Ngoài việc bùng nổ thông tin còn một lí do khác. Đó là ngày nay loài người đang phải đối mặt với nhiêu vấn đề như vấn đề môi trường, tài nguyên, dân số ...
Các chuyên gia cho rằng việc chuyên môn hoá quá cao các lĩnh vực kiến thức chính là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề của thời đại.
Sự phát triển của khoa học theo chiều hướng phân khoa và chuyên khoa giúp cho nhân loại ngày càng hiểu một cách tỉ mỉ về vũ trụ bao quanh. Song phương hướng phát triển này làm cho các chuyên gia chuyên sâu một lĩnh vực quá nhỏ nên ngày càng mất đi khả năng bao quát, liên kết và nhìn nhận các sự vật và hiện tượng trong mối liên hệ qua lại vốn tồn tại trong thế giới tự nhiên và xã hội. Điều đó làm cho nhiều công trình nghiên cứu về khoa học và công nghệ cứ cố gắng làm cải thiện một mặt nào đó của thế giới tự nhiên và xã hội nhưng lại làm ảnh hưởng xấu đến các mặt khác, làm phá vỡ sự cân bằng của hệ thống vốn thống nhất và hoàn chỉnh của môi trường tự nhiên và xã hội.
Đó là nguyên nhân sâu xa của nhiều vấn đề đang xảy ra hiện nay. Một trong các vấn đề đó là vấn đề môi trường – một vấn đề đang nảy sinh trên quy mô toàn cầu và liên quan đến sự sống còn của toàn nhân loại. Vì vậy, Miller A (1981) đã khẳng định rằng nguyên nhân của các vấn đề môi trường là do cách tư duy không phù hợp và thiếu hụt khả năng suy nghĩ vượt ra ngoài chuyên môn và trách nhiệm hẹp hòi của các nhóm chuyên gia.
Vì sao tích hợp lại trở thành xu thế phát triển giáo dục trong nhiều thập kỉ qua?