Soạn bài Từ đồng nghĩa lớp 7 ngắn gọn
Hướng dẫn các bạn soạn bài Từ đồng nghĩa trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 7 ngắn gọn đơn giản Như các bạn đã biết từ đồng nghĩa là những từ có nét tương đồng, giống nhau về nghĩa. Có từ dù hiểu theo nhiều nghĩa mà thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác. Và đề hiểu rõ hơn về từ đồng nghĩa, thì ...
Hướng dẫn các bạn soạn bài Từ đồng nghĩa trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 7 ngắn gọn đơn giản Như các bạn đã biết từ đồng nghĩa là những từ có nét tương đồng, giống nhau về nghĩa. Có từ dù hiểu theo nhiều nghĩa mà thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác. Và đề hiểu rõ hơn về từ đồng nghĩa, thì trong bài này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Từ đồng nghĩa một cách ngắn gọn nhất. A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Thế nào là từ đồng nghĩa Câu 1: Đọc lại văn bản Xa ngắm thác núi Lư. Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy tìm các từ đồng nghĩa với mỗi từ: rọi, trông. Trả lời: Rọi – Chiếu, tỏa, … Trông – Nhìn, nhòm, ngó, … Câu 2: Từ trông trong bản dịch thơ Xa ngắm thác núi Lư có nghĩa là “nhìn để nhận biết”. Ngoài nghĩa đó, từ trông còn có những nghĩa sau: a. Coi sóc, giữ gìn cho yên ổn b. Mong Tìm các từ đồng nghĩa với mỗi nghĩa trên của từ trông. Trả lời: Trông coi, trông nom, chăm sóc, chăm coi, … Trông mong, trông ngóng, hi vọng, trong chờ, … 2. Các loại từ đồng nghĩa Câu 1: So sánh nghĩa của từ quả và trái trong hai ví dụ sau: - Rủ nhau xuống biển mò cua Đem về nấu quả me chua trên rừng (Trần Tuấn Khải) - Chim xanh ăn trái xoài xanh, Ăn no tắm mát đậu cành cây đa. (Ca dao) Câu 2: Nghĩa của hai từ bỏ mạng và hi sinh trong hai câu dưới đây có chỗ nào giống nhau, chỗ nào khác nhau: - Trước sức tấn công như vũ bão và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của nghĩa quân Tây Sơn, hàng vạn quân Thanh đã bỏ mạng. - Công chúa Ha-ba-na đã hi sinh anh dũng, thanh kiếm vẫn cầm tay. (Truyện cổ Cu-ba) Trả lời: Câu 1: Từ đồng nghĩa : Quả - trái => hoàn toàn có thể thay thế hai từ này mà không làm ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu. Câu 2: Từ đồng nghĩa: bỏ mạng – hi sinh => chung nghĩa là “chết” Tuy nhiên: bỏ mạng: chết bị xem thường, vô ích. Hi sinh: chết một cách cao quý, được mọi người xem trọng, tưởng nhớ. Xem thêm: Soạn bài Chữa lỗi quan hệ từ lớp 7 ngắn gọn
Hướng dẫn các bạn soạn bài Từ đồng nghĩa trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 7 ngắn gọn đơn giảnNhư các bạn đã biết từ đồng nghĩa là những từ có nét tương đồng, giống nhau về nghĩa. Có từ dù hiểu theo nhiều nghĩa mà thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác. Và đề hiểu rõ hơn về từ đồng nghĩa, thì trong bài này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Từ đồng nghĩa một cách ngắn gọn nhất.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Thế nào là từ đồng nghĩa
Câu 1: Đọc lại văn bản Xa ngắm thác núi Lư. Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy tìm các từ đồng nghĩa với mỗi từ: rọi, trông.
Trả lời:
Rọi – Chiếu, tỏa, …
Trông – Nhìn, nhòm, ngó, …
Câu 2: Từ trông trong bản dịch thơ Xa ngắm thác núi Lư có nghĩa là “nhìn để nhận biết”. Ngoài nghĩa đó, từ trông còn có những nghĩa sau:
a. Coi sóc, giữ gìn cho yên ổn
b. Mong
Tìm các từ đồng nghĩa với mỗi nghĩa trên của từ trông.
Trả lời:
- Trông coi, trông nom, chăm sóc, chăm coi, …
- Trông mong, trông ngóng, hi vọng, trong chờ, …
2. Các loại từ đồng nghĩa
Câu 1: So sánh nghĩa của từ quả và trái trong hai ví dụ sau:
- Rủ nhau xuống biển mò cua
Đem về nấu quả me chua trên rừng
(Trần Tuấn Khải)
- Chim xanh ăn trái xoài xanh,
Ăn no tắm mát đậu cành cây đa.
(Ca dao)
Câu 2: Nghĩa của hai từ bỏ mạng và hi sinh trong hai câu dưới đây có chỗ nào giống nhau, chỗ nào khác nhau:
- Trước sức tấn công như vũ bão và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của nghĩa quân Tây Sơn, hàng vạn quân Thanh đã bỏ mạng.
- Công chúa Ha-ba-na đã hi sinh anh dũng, thanh kiếm vẫn cầm tay.
(Truyện cổ Cu-ba)
Trả lời:
Câu 1:
Từ đồng nghĩa : Quả - trái => hoàn toàn có thể thay thế hai từ này mà không làm ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu.
Câu 2:
Từ đồng nghĩa: bỏ mạng – hi sinh => chung nghĩa là “chết”
Tuy nhiên:
bỏ mạng: chết bị xem thường, vô ích.
Hi sinh: chết một cách cao quý, được mọi người xem trọng, tưởng nhớ.
Xem thêm: