Soạn bài Chữa lỗi quan hệ từ lớp 7 ngắn gọn
Hướng dẫn các bạn soạn bài Chữa lỗi quan hệ từ trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 7 ngắn gọn đơn giản Ngữ pháp tiếng Việt vô cùng phong phú, để làm nổi bật được câu văn, người viết sử dụng nhiều biện pháp khác nhau. Và vừa qua chúng ta cũng đã tìm hiểu thế nào là quan hệ từ và những tác dụng ...
Hướng dẫn các bạn soạn bài Chữa lỗi quan hệ từ trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 7 ngắn gọn đơn giản Ngữ pháp tiếng Việt vô cùng phong phú, để làm nổi bật được câu văn, người viết sử dụng nhiều biện pháp khác nhau. Và vừa qua chúng ta cũng đã tìm hiểu thế nào là quan hệ từ và những tác dụng mà quan hệ từ mang lại. Tuy nhiên, việc lạm dụng quá nhiều vào quan hệ từ đôi khi sẽ biến cho câu văn của bạn trở nên vô nghĩa, hoặc khiến người đọc hiểu sai ý. Vì vậy mà trong bài này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Chữa lỗi quan hệ từ một cách ngắn gọn nhất. CÁC LỖI THƯỜNG GẶP VỀ QUAN HỆ TỪ 1. Thiếu quan hệ từ Ví dụ: - Đừng nên nhìn hình thức đánh giá kẻ khác. - Câu tục ngữ này chỉ đúng xã hội xưa, còn ngày nay thì không đúng. Trả lời: Các câu trên thiếu quan hệ từ nên câu văn lủng củng, gây khó hiểu cho người đọc. Sửa: - Đừng nên nhìn hình thức mà đánh giá kẻ khác. - Câu tục ngữ này chỉ đúng với xã hội xưa, còn ngày nay thì không đúng. 2. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa Ví dụ: - Nhà em ở xa trường và bao giờ em cũng đến trường đúng giờ. - Chim sâu rất có ích cho nông dân để nó diệt sâu phá hoại mùa màng. Trả lời: Trong các câu trên, mặc dù có sử dụng yếu tố quan hệ từ, tuy nhiên những quan hệ từ này không phù hợp, sai hẳn ý nghĩa của câu. Sửa: “và” => nên “để” => vì 3. Thừa quan hệ từ. Ví dụ: - Qua câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. - Về hình thức có thể làm tăng giá trị nội dung đồng thời hình thức có thể làm thấp giá trị nội dung. Trả lời: Hai ví dụ trên sử dụng quan hệ từ “Qua”, “Về”, mặc dù không làm sai ý nghĩa tuy nhiên nó làm giảm đi giá trị nội dung của câu văn. => Nên bỏ hai quan hệ từ này đi. 4. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết Ví dụ: - Nam là một học sinh giỏi toàn diện. Không những giỏi về môn Toán, không những giỏi về môn Văn. Thầy giáo rất khen Nam. - Nó thích tâm sự với mẹ, không thích với chị. Trả lời: Các ví dụ trên sử dụng quan hệ từ không thích hợp, giữa các ý trong câu không có mối liên kết với nhau. Xem thêm: Soạn bài Xa ngắm thác núi Lư lớp 7 ngắn gọn - Lý Bạch
Hướng dẫn các bạn soạn bài Chữa lỗi quan hệ từ trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 7 ngắn gọn đơn giảnNgữ pháp tiếng Việt vô cùng phong phú, để làm nổi bật được câu văn, người viết sử dụng nhiều biện pháp khác nhau. Và vừa qua chúng ta cũng đã tìm hiểu thế nào là quan hệ từ và những tác dụng mà quan hệ từ mang lại. Tuy nhiên, việc lạm dụng quá nhiều vào quan hệ từ đôi khi sẽ biến cho câu văn của bạn trở nên vô nghĩa, hoặc khiến người đọc hiểu sai ý. Vì vậy mà trong bài này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Chữa lỗi quan hệ từ một cách ngắn gọn nhất.
CÁC LỖI THƯỜNG GẶP VỀ QUAN HỆ TỪ
1. Thiếu quan hệ từ
Ví dụ:
- Đừng nên nhìn hình thức đánh giá kẻ khác.
- Câu tục ngữ này chỉ đúng xã hội xưa, còn ngày nay thì không đúng.
Trả lời:
Các câu trên thiếu quan hệ từ nên câu văn lủng củng, gây khó hiểu cho người đọc.
Sửa:
- Đừng nên nhìn hình thức mà đánh giá kẻ khác.
- Câu tục ngữ này chỉ đúng với xã hội xưa, còn ngày nay thì không đúng.
2. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
Ví dụ:
- Nhà em ở xa trường và bao giờ em cũng đến trường đúng giờ.
- Chim sâu rất có ích cho nông dân để nó diệt sâu phá hoại mùa
màng.
Trả lời:
Trong các câu trên, mặc dù có sử dụng yếu tố quan hệ từ, tuy nhiên những quan hệ từ này không phù hợp, sai hẳn ý nghĩa của câu.
Sửa:
“và” => nên
“để” => vì
3. Thừa quan hệ từ.
Ví dụ:
- Qua câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.
- Về hình thức có thể làm tăng giá trị nội dung đồng thời hình thức có thể làm thấp giá trị nội dung.
Trả lời:
Hai ví dụ trên sử dụng quan hệ từ “Qua”, “Về”, mặc dù không làm sai ý nghĩa tuy nhiên nó làm giảm đi giá trị nội dung của câu văn. => Nên bỏ hai quan hệ từ này đi.
4. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết
Ví dụ:
- Nam là một học sinh giỏi toàn diện. Không những giỏi về môn Toán, không những giỏi về môn Văn. Thầy giáo rất khen Nam.
- Nó thích tâm sự với mẹ, không thích với chị.
Trả lời:
Các ví dụ trên sử dụng quan hệ từ không thích hợp, giữa các ý trong câu không có mối liên kết với nhau.
Xem thêm: