28/05/2017, 20:36

Soạn bài Trường từ vựng văn lớp 8

Soạn bài Trường từ vựng văn lớp 8 I. Thế nào là trường từ vựng? Câu 1: Khái niệm: Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét nét chung về nghĩa. Câu 2: a. Trường từ vựng được sử dụng phổ biến trong đời sống hằng ngày của con người. b. Cùng trường từ vựng với từ người là: trẻ em, em bé, ...

Soạn bài Trường từ vựng văn lớp 8 I. Thế nào là trường từ vựng? Câu 1: Khái niệm: Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét nét chung về nghĩa. Câu 2: a. Trường từ vựng được sử dụng phổ biến trong đời sống hằng ngày của con người. b. Cùng trường từ vựng với từ người là: trẻ em, em bé, thiếu nhi, thanh niên, học sinh, sinh viên, bác sĩ, kỹ sư, y tá, công an, bộ đội …., c. Chúng ta có thể lập ra các trường từ vựng với danh từ ...


I.    Thế nào là trường từ vựng?
Câu 1: Khái niệm: Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét nét chung về nghĩa.
Câu 2:
a.    Trường từ vựng được sử dụng phổ biến trong đời sống hằng ngày của con người.
b.    Cùng trường từ vựng với từ người là: trẻ em, em bé, thiếu nhi, thanh niên, học sinh, sinh viên, bác sĩ, kỹ sư, y tá, công an, bộ đội ….,


c.    Chúng ta có thể lập ra các trường từ vựng với danh từ cây, động vật, vật thể thiên nhiên.
Ví dụ, với danh từ tay, chúng ta có thể có các trường từ vựng như:
–    Ngón tay, cổ tay, bản tay
–    Thon, búp măng, què …,
–    Cầm, nắm, ném, quăng….


d.    Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể có nhiều trường từ vựng khác nhau.
–    Trường có sự đồng nhất về nghĩa là loài vật: trâu, bò, lợn, gà, chó, mèo, gấu …,
–    Trường có sự đồng nhất về nghĩa là hoạt động rời đi: đi, chạy, trườn, bò, leo …,
–    Trường có sự đồng nhất về nghĩa là màu sắc: đỏ, tím vàng, lục, lam, nâu, đen ….,
Trong thơ văn, người ta cũng hay sử dụng các trường từ vựng để làm tăng tính chân thực và sinh động cho bài văn.

soan bai truong tu vung


II.    Luyện tập
Câu 1: Trong văn bản “Trong lòng mẹ” của tác giả Nguyên Hồng thì có các từ thuộc trường từ vựng “người ruột thịt” đó là: thầy, mẹ, cô, cậu, mợ, chú, thím.


Câu 2: Đặt tên cho trường từ vựng
a.    Dụng cụ đánh cá, bắt thủy sản.
b.    Đồ dùng để đựng trong gia đình (Vật dụng)
c.    Động tác của chân
d.    Trạng thái tâm lý, tình cảm
e.    Tính cách của con người
f.    Đồ dùng để viết


Câu 3: Các từ in đậm là: hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy, thương yêu, kính mến, rắp tâm. Đây là những từ thuộc trường từ vựng “thái độ con người”.
Câu 4:
Khứu giác: mùi, thơm, miệng, thích
Thính giác: điếc, nghe, tai, thính


Câu 5: Tìm các trường từ vựng của các từ sau
–    Lưới
+ Trường đồ dùng bắt cá: vó, chài, sợi, dây
+ Trường dụng cụ, máy móc: túi lưới, mạng điện,…
+ Trường tấn công: thủng lưới, lưới phục kích


–    Lạnh
+ Trường thời tiết: rét, buốt, cóng…,
+ Trường tình cảm: lạnh nhạt, lạnh lùng…,
+ Trường màu sắc: xanh ngắt, xám lạnh…,
Câu 6: Tác giả đã chuyển trường từ vựng “quân sự” sang trường từ vựng “nông nghiệp”.

 

0