28/05/2017, 20:35

Cảm nghĩ về tác phẩm ” Muốn làm thằng cuội”

Đề tài: Em hãy nếu cảm nhận của mình về tác phẩm "Muốn làm thằng cuội" của tác giả Tản Đà Tản Đà tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu (1889-1939) là một cây bút chắc chắn trong nền văn học Việt Nam mới. Những tác phẩm của ông dường như luôn được nhìn nhận theo chiều hướng rất phóng khoáng từ cách ...

Đề tài: Em hãy nếu cảm nhận của mình về tác phẩm "Muốn làm thằng cuội" của tác giả Tản Đà Tản Đà tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu (1889-1939) là một cây bút chắc chắn trong nền văn học Việt Nam mới. Những tác phẩm của ông dường như luôn được nhìn nhận theo chiều hướng rất phóng khoáng từ cách suy nghĩ đến lối viết khác nhiều so với những tác giả cùng thời, mở đường cho thơ văn Việt Nam hiện đại. Bài thơ Muốn làm thằng cuội cũng là dấu ấn rất mới đưa đến độc ...

Đề tài: Em hãy nếu cảm nhận của mình về tác phẩm "Muốn làm thằng cuội" của tác giả Tản Đà 

Tản Đà tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu (1889-1939) là một cây bút chắc chắn trong nền văn học Việt Nam mới. Những tác phẩm của ông dường như luôn được nhìn nhận theo chiều hướng rất phóng khoáng từ cách suy nghĩ đến lối viết khác nhiều so với những tác giả cùng thời, mở đường cho thơ văn Việt Nam hiện đại. Bài thơ Muốn làm thằng cuội cũng là dấu ấn rất mới đưa đến độc giả, đầy chất Ngông thỏa sức ở cõi mơ mộng tuyệt vời nhưng cũng chất chứa những thông điệp khiến ông phải đau đáu cõi lòng luôn mong được giãi bày với tri kỉ.

muon-lam-thang-cuoi

Mở đầu bài thơ, tác giả gợi mở ra bối cảnh đêm trung thu yên bình đầy  háo hức cho bọn trẻ vui đùa mừng rỡ chờ trăng lên, rước đèn phá cỗ và dường như  Mẹ thiên nhiên ưu ái cho chúng ta là một mùa không khí đầy dễ chịu, khoan khoái. Nhưng với mỗi thi sĩ mùa này cũng là để trải lòng với cả niềm vui và nỗi buồn kéo dài trước cảnh vật mang đầy tâm sự. Tản Đà cũng hòa chung không khí ấy, nhưng dường như nhìn thấy được một nỗi buồn thấm đượm của thời đại khác hẳn với suy nghĩ của lũ trẻ. Nỗi buồn có lẽ chẳng còn ai thấu hiểu ông nên ông đành mượn Chị Hằng vốn được miêu tả đầy hấp dẫn câu chuyện của bà mẹ vẫn được lưu truyền mọi thế hệ, một con người xinh đẹp, hiền dịu ta chẳng thể nào quên được, chỉ xuất hiện  trong những ngày rằm trăng đẹp nhất.

Với lối giao tiếp cách xưng hô đầy thân mật “Chị- em, ơi- à” để tác giả tưởng tượng dường như là kéo lên gần hơn với chị Hằng thoát ly khỏi trần thế để phiêu lưu và không  muốn vướng bận đến chuyện đời, tâm sự như 2 kẻ bạn bè cùng tâm trạng tìm sự đồng cảm, sự lắng nghe. Câu thứ hai  tác giả thốt lên “Buồn lắm” nỗi buồn ấy được nhấn mạnh sự đau khổ của tác giả “chán nửa rồi” đến từ thời thế ông đang sống một thời đại của sự trì trệ, bảo thủ của kẻ tham quan lại hống hách, với những thú vui xa xỉ, không chút chính trực chu toàn lo cho dân cho nước, khiến số phận những người dân chịu hết cảnh lầm than, đầy tù túng, bức bách cả về mặt thể chất và tinh thần. Và một con người như tác giả không tự đề cao bản thân nhưng ta hiểu được rằng một con người có trí như ông khó có thể nào chấp nhận được sự thực này, nhưng vì số phận thấp hèn không tiếng nói nên đành cam lòng chịu đựng.

Chẳng thể dừng lại được dòng suy nghĩ, tác giả bạo dạn hơn và chắc tác giả hẳn đã biết câu truyện cổ tích “Sự tích chú cuội cung trăng” ông lại nảy ra những suy nghĩ vốn rất khác người. Muốn làm thằng cuội nên đã dò hỏi chị Hằng ở câu tiếp:

“Cung quế đã ai ngồi đó chửa”

Một sự Ngông cuồng đến lạ, chắc hẳn nhiều người tự hỏi có những câu muốn được giải đáp từ chính tác giả sao lại không nghĩ đến ai lại muốn thế mình vào chỗ Thằng Cuội mang nhiều định kiến “Nói dối như Cuội” dám coi thường khuôn phép, ngây ngô, và cũng muốn được rời thế tục mãi mãi ở trên cung trăng cao xa mãi mãi tạm biệt quê nhà trần thế,đến một nơi chỉ có sự bầu bạn của với trăng với gió với chị Hằng. Sự phóng túng trong lối suy nghĩ, cũng như nỗi niềm khôn xiết thời đại đã hóa một Tản Đà dám trái điều mà lẽ thường khó đoán, muốn dược vô tư thể hiện cảm xúc, chỉ đơn giản là được bầu bạn trong lúc cô đơn giữa thế gian. Tác giả với suy nghĩ đó

Dường như muốn thuyết phục với lời văn đầy khơi gợi mở ra một khug cảnh tuyểt vời,giúp chị Hằng cũng bớt lẻ loi buồn tủi nơi cung trăng như chú cuội ở kia 

Có bầu, có bạn, can chi tủi, 
Cùng gió, cùng mây, thế mới vui”.

Suy nghĩ thật liều lĩnh, nói đúng hơn một chữ “Ngông”nữa lại được xuất hiện ở trang thơ cũng dễ hiểu, dễ cảm thông khi con người ở trạng thái bế tắc tinh thần muốn giải thoát mà lại tìm được người bầu bạn sẻ chia dù có ở thế giới nơi cao vời vợi nhưng tâm hồn đồng điệu sẽ luôn muốn tìm đến được với nhau, niềm vui ấy khó tả xiết, hòa quyện đầy thư thái lâng lâng cùng mây trời.

Ngôn từ của tác giả dùng trong bài thơ tuy làm theo thể thơ Đường Luật, Tản Đà vẫn lồng ghép được những gì là thân mật gần gũi nhất, dễ hiểu nhất trong cả bài khiến cho những câu thơ không hề khô khan mà đậm tính lãng mạn và đa tình cảm, khoáng đạt. 

Hai câu thơ cuối, ý định trong tưởng tượng phong phú của tác giả dường như lên đến đỉnh điểm trong sự tự nhiên, sự ngông đáng yêu. Đáng quý vì từ sâu thẳm là nhân cách của một con người biết vượt lên tìm cái đẹp giữa  đời tạp nham, xấu xa. Sức mạnh đó nằm trong nụ cười cuối bài của nhà thơ và chị Hằng trong những đêm trăng sáng vằng vặc đẹp mê hồn nơi người xứ thanh cao gửi đến thế gian với nhiều ý nghĩa cười mãn nguyện của thi sĩ đa tình bên Chị Hằng mà ai cũng ao ước một lần ngắm dung nhân tuyệt trần, cái cười đó cũng là sự vui mừng khi cuối cùng cũng đã thực hiện được ước mơ tìm được người bầu bạn cùng cảnh ngộ,giữa đời chật chội, bó buộc dù có là cách xa hàng ngàn dặm như một cầu nối thơ mãi được tiếp nối giữa đất và trời. 

Khi kết thúc bài thơ ta vẫn cảm thấy tâm đắc không chỉ là bài thơ mà cả là một hồn thơ sáng vằng vặc như ánh trăng đêm rẳm kia của Tản Đà.  Sự lãng mạn hiếm có,những trang thơ đầy tính ngông là hình thức ứng xử thật tuyệt vời trước xã hội nhức nhối đương thời, bay bổng lên trên để rồi cảm xúc cứ thế tuôn trào với những vần thơ đáng quý.
 

TỪ KHÓA TÌM KIẾM 

PHÂN TÍCH BÀI THƠ "MUỐN LÀM THẰNG CUỘI"

CAM NHAN BAI THO MUON LAM THANG CUOI CUA TAC GIA TAN DA

CẢM NHẬN VỀ NHÂN VẬT THẰNG CUỘI

0