28/05/2017, 20:35

Tự luận về đoạn 1 và 2 bài “quê hương”

Đề bài: Em hãy tự luận về đoạn 1 và 2 bài “quê hương” mà em đã được học Khi nhắc đến quê hương,dường như mọi cảm xúc của ta đột nhiên ùa về, cùng đầy kỉ niệm chân thành và mộc mạc. Quê hương nơi chôn rau cắt rốn của ta, dù có đi đâu xa vẫn không thể quên được, chỉ cần một ý niệm nhỏ ...

Đề bài: Em hãy tự luận về đoạn 1 và 2 bài “quê hương” mà em đã được học Khi nhắc đến quê hương,dường như mọi cảm xúc của ta đột nhiên ùa về, cùng đầy kỉ niệm chân thành và mộc mạc. Quê hương nơi chôn rau cắt rốn của ta, dù có đi đâu xa vẫn không thể quên được, chỉ cần một ý niệm nhỏ thôi, cảm xúc trực trào dâng để mạch thơ tuôn trào với niềm tự hào mãnh liệt trong tâm hồn. Chẳng vì vậy, bài thơ cùng tên của Nhà thơ Tế Hanh đi vào lòng người đọc dễ dàng, ...

Đề bài: Em hãy tự luận về đoạn 1 và 2 bài “quê hương” mà em đã được học

Khi nhắc đến quê hương,dường như mọi cảm xúc của ta đột nhiên ùa về, cùng đầy kỉ niệm chân thành và mộc mạc. Quê hương nơi chôn rau cắt rốn của ta, dù có đi đâu xa vẫn không thể quên được, chỉ cần một ý niệm nhỏ thôi, cảm xúc trực trào dâng để mạch thơ tuôn trào với niềm tự hào mãnh liệt trong tâm hồn. Chẳng vì vậy, bài thơ cùng tên của Nhà thơ Tế Hanh đi vào lòng người đọc dễ dàng, lắng đọng như một áng văn đẹp để ta thêm yêu mảnh đất tuổi thơ của tác giả và cũng mở mang cho ta hiểu thêm một địa điểm góp phần tô điểm cho “dải chữ S” mến thương.

que-huong

Phải là một con người có tình cảm sâu nặng, và vốn văn chương tốt mới mang đến tác phẩm tuyệt vời, ta cảm nhận được cả tấm lòng của tác giả đặt trọn trong bài thơ để những miêu tả chân thực được cất lời, tình yêu với thiên nhiên, yêu cả con người lao động cần cù nặng ân tình cùng ta trải qua tuổi thơ tuyệt vời xứng đáng là  tác phẩm đầu tay mở đầu chuỗi tác phẩm hay về Quê hương thành công của tác giả. 

Bài thơ mang hơi thở tự nhiên nồng nàn gửi gắm trọn vẹn từ vùng đất quê hương không “gốc đa, giếng nước, sân đình” như của tác giả khác, mà mặn mòi mùi biển khơi mới chính là quê hương của Tế Hanh. Từ sự mạnh mẽ của con người quanh năm gắn mình với đại dương, với những con thuyền rong ruổi để mang về sản vật quà tặng của thiên nhiên để giúp cho cuộc sống của họ, qua nhiều thế hệ nghề đó đi vào truyền thống khiến họ thuần thục, tinh tế, có kinh nghiệm hơn ai hết, đến cả tâm hồn cũng rất chất phác, thoải mái.
Bài thơ theo trào lưu thơ Mới hiện đại, sử dụng thể thơ tám chữ linh hoạt, cùng các kiểu gieo vần liên tiếp cảnh này nối tiếp cảnh kia đã thể hiện được những công việc nhịp sống hối hả một ngày mới của làng chài ven biển:

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Ngôi làng tuổi thơ của tác giả bao vây bởi sông nước. Công việc đầu tiên khi khởi động một ngày mới thật sớm, đón nhận vị sương mát mẻ, không khí dễ chịu, những ngọn gió mát lành, quang cảnh đẹp tuyệt của nơi biển khơi tạo hóa ưu ái, khi mới dần có sự xuất hiện của Mặt Trời với cảnh tượng đẹp đẽ bất tận ở phía chân trời trước mắt. Cùng sự khởi động biến chuyển ngày và đêm rõ rệt giữa đất trời thì con người cũng vận động đầy sự chủ động về không gian thời gian, bắt đầu công việc vào khoảng thời gian thích hợp trong  ngày “Biển yên, gió lặng”  để nhằm thu được nhiều “khoang cá đầy”, cùng niềm vui khi công việc suôn sẻ mới là điều quan trọng. 

Tinh thần của người dân chài chưa bao giờ hăng hái đến vậy, phấn chấn, chân tay thoăn thoắt chuẩn bị đồ đạc, dụng cụ, đầy đủ để đảm bảo cho một chuyến ra khơi an toàn mới thấy hết được sự tỉ mỉ, cẩn thận của người dân nơi này. Khi mọi công đoạn chuẩn bị đã hoàn thành, lúc bấy giờ bắt tay vào tiến hành công việc trên những con thuyền- người bạn đồng hành của người dân làng chài đã gắn bó với họ sâu đậm.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

Chiếc thuyền ở đây vật chứng trường tồn của thời gian, nhưng mỗi chuyến đi, sức sống của thuyền lại được khôi phục, hoạt động nhịp nhàng theo sự điều khiển của con người, hăng hái tiến ra biển khơi- tưởng như một con “tuấn mã” sự liên tưởng thật tuyệt khi muốn miêu tả về độ nhanh nhạy của thuyền, phải chăng sức sống của người dân cũng được thổi hồn vào con thuyền làm tốc độ của thuyền cũng nhanh mạnh mẽ để đưa con người “vượt trường giang” đi đến được bất cứ nơi đâu mà họ muốn để có thể khai thác được nguồn cá thuận lợi.Tư thế của thuyền trước biển khơi cũng thật cường tráng, hiên ngang y như con người vậy. Tác giả quay ra miêu tả chi tiết hơn về con thuyền ấy, câu thơ thêm ấn tượng khi sự so sánh bắt đầu xuất hiện, sự ví “cánh buồm”  “giương” “ mảnh hồn làng” làm cho tăng sự lớn lao.Cánh buồm “thân trắng,càng căng gió” vững chắc, giúp đưa người dân tiến gấn hơn với tương lai tốt đẹp, mà vẫn thấy được hình ảnh linh hồn quê hương trong cánh buồm. Câu thơ mang đậm hình ảnh thơ mộng như nhân vật trữ tình nhưng mang nhiều nét hoành tráng.Sự hy vọng trong cảnh sống mưu sinh của người dân làng chài ta có cũng có thể thấy được phần nào qua đoạn thơ này, tất cả tình cảm trìu mến nhất gửi vào cánh buồm ấy.

Không khí còn thay đổi trở nên sôi động, vui tươi hơn bao giờ hết khi ta bước vào đoạn thơ tiếp theo:
Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Đọc từng câu ta như hòa cùng cảm xúc rộn ràng cùng với người dân chài, ta thấy mọi sự vật dường như có thêm sự chuyển động, âm thanh qua các từ “ồn ào. Tấp nập” khi một vụ cá sau cả buổi dong duổi cùng những con thuyền đã cập bến an toàn, bội thu, dân làng hết thảy đều sống trong niềm vui đón ghe, để thốt lên lời cảm ơn tận đáy lòng với Trời cao, biển xanh để lúc này được ngắm nhìn “những con cá tươi ngon thân ánh bạc” thật lấp lánh nó cũng là thành quả xứng đáng  sau sự lao động vất vả.
Con thuyền hoạt động hết công suất để từng “thớ vỏ” tưởng chừng cũng thấm đượm sự mặn mòi của biển, được nằm dài trên bãi đó cũng là niềm vui có được những giây phút nghỉ ngơi:

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Giờ nắng đã rọi xuống toàn thế gian, khiến tác giả có thể ngắm nhìn được hết mọi thứ, ấn tượng sâu sắc chính là lối tả thực ở người “dân chài” chăm chỉ điển hình là những  trai tráng sức dài vai rộng,trụ cột của gia đình có ý thức trách nhiệm với cuộc sống của họ và người thân nên ở họ là sự trưởng thành về cả thể chất và cả tinh thần,” thân hình vạm vỡ” ấy được thấm đẫm vị mặn của biển và mồ hôi ,dường như biển khơi đã tôi luyện họ để họ mạnh mẽ hơn.Những câu thơ khỏe khoắn ấy còn giúp ta cảm nhận được sự vất vả quanh năm của người dân nơi này.  
 

Tác giả là một người tinh tế để nghe được những vật hữu hình đều có tiếng nói, có mối liên quan với nhau vì vậy làm cho thơ của ông có hồn hơn bao giờ hết, tình cảm ấy thật chân thực không hề có sự xa lạ nào. Chẳng trách những hình ảnh bình dị, giàu gợi hình, gợi cảm dưới đây được ghi tạc vào lòng tác giả không thể nào quên để mỗi khi đi xa những hình ảnh thân quen ấy lại gợi về đầy ắp trong tâm khảm.

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh cá bạc chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.

Khép lại khổ thơ đầy xúc cảm bằng những câu tâm sự tận sâu trong trái tim của tác giả làm ta cảm thấy nghẹn ngào, đồng cảm.
Bài thơ không chỉ là một tác phẩm thành công được đánh giá cao về sự sâu lắng, thơ mộng, tính tình cảm mạnh mẽ, lắng đọng trong từng cảnh vật ở quê hương tạo nên bức tranh thiên nhiên hòa quyện với con người tươi sáng, thơ mộng, hùng tráng bằng tình yêu thiêng liêng dành cho quê hương rất Tế Hanh. Trên hết thảy là tấm lòng yêu quê hương sâu sắc của một con người xa quê, tác giả như đã nói hộ được nỗi lòng của nhiều người con xa xứ khác và dù rằng chúng ta có đi bất cứ đâu, khi nhớ về nơi chôn rau cắt rốn của mình dù chỉ những khoảng lặng ít ỏi đáng quý của tâm hồn nhưng làm ta thêm thắt chặt tình yêu với quê hương đất nước.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

TỰ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ QUÊ HƯƠNG

EM HAY PHAN TICH MOT BAI THO QUE HUONG MA EM THICH

HÃY PHÂN TÍCH BÀI THƠ "QUÊ HƯƠNG"
 

0