Soạn bài: Bố cục của văn bản lớp 8
Soạn bài: Bố cục của văn bản lớp 8 I. Bố cục của văn bản Câu 1: Văn bản trên được chia làm ba phần Phần 1: Từ đầu đến học trò theo ông Phần 2: Tiếp đó cho đến cho vào thăm Phần 3: Đoạn còn lại (kết bài) Câu 2: Nhiệm vụ của từng phần trong văn bản – Phần mở bài: Giới thiệu nội dung, thu hút sự ...
Soạn bài: Bố cục của văn bản lớp 8 I. Bố cục của văn bản Câu 1: Văn bản trên được chia làm ba phần Phần 1: Từ đầu đến học trò theo ông Phần 2: Tiếp đó cho đến cho vào thăm Phần 3: Đoạn còn lại (kết bài) Câu 2: Nhiệm vụ của từng phần trong văn bản – Phần mở bài: Giới thiệu nội dung, thu hút sự chú ý của người đọc. – Phần thân bài: Phân tích sâu, phát triển và giải quyết các vấn đề cụ thể đã nêu lên ở phần mở bài, duy trì sự chú ý của ...
I. Bố cục của văn bản
Câu 1: Văn bản trên được chia làm ba phần
Phần 1: Từ đầu đến học trò theo ông
Phần 2: Tiếp đó cho đến cho vào thăm
Phần 3: Đoạn còn lại (kết bài)
Câu 2: Nhiệm vụ của từng phần trong văn bản
– Phần mở bài: Giới thiệu nội dung, thu hút sự chú ý của người đọc.
– Phần thân bài: Phân tích sâu, phát triển và giải quyết các vấn đề cụ thể đã nêu lên ở phần mở bài, duy trì sự chú ý của người đọc
– Phần kết luận: Kết luận lại vấn đề một cách ngắn gọn.
Câu 3: Phân tích mối quan hệ giữa các phần trong văn bản
Như chúng ta đã biết, văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Nó là thể thống nhất có tính trọn vẹn về nội dụng, hoàn thiện về hình thức. Vì vậy, mối quan hệ giữa các phần trong đoạn văn phải chặt chẽ, thống nhất để người đọc dễ dang nắm bắt được nội dung mà người viết muốn gửi gắm ở trong từng tác phẩm của mình.
Câu 4: Văn bản trên có thể chia làm 3 phần:
– Phần 1: mở đầu, chỉ có 1 câu đầu tiên với nội dung là giới thiệu nhân vật và nội dung câu chuyện sẽ kể.
– Phần 2: Phần thân bài, diễn biến của câu chuyện về ông Chu Văn An dạy học.
– Phần 3: Phần kết bài, nêu 2 câu nhận định, đánh giá về ông khi ông mất.
Các phần của văn bản đã phát triển và thống nhất, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để thể hiện chủ đề của văn bản.
II. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản
1. Phần thân bài của văn bản Tôi đi học của tác giả Thanh Tịnh được sắp xếp dựa trên cở sở là hồi kí, đó là sự nhớ lại, hồi ức về cái sự việc đã xảy ra trong ngày đầu tựu trường.
2. Đối với văn bản Trong lòng mẹ của tác giả Nguyên Hồng thì tác giả đã trình bày theo diễn biến tâm trạng của bé Hồng qua các sự việc. Đó là một cậu bé đáng thương, tội nghiệp và yêu thương người mẹ của mình vô bờ bến. Điểm diễn tả đặc sắc, đầy ấn tượng của nhà văn là kể lại qua trí nhớ của bé khi gặp lại người mẹ của mình
3. Khi tả người, vật, con vật, phong cảnh, chúng ta sẽ miêu tả lần lượt diễn biến trước, sau đến thời gian, không gian và thứ tự các tình tiết thể hiện chủ đề của văn bản.
4. Phần thân bài của văn bản trên được trình bày theo kiểu các ý làm sáng tỏ luận đề ở trên, các ý này được sắp xếp theo một trình tự nhất định.