Soạn bài Tiếng nói của văn nghệ của Nguyễn Đình Thi
Soạn bài Tiếng nói của văn nghệ của Nguyễn Đình Thi lớp 9. 1. Bài nghị luận “Tiếng nói của văn nghệ” đã phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ, khẳng định dức mạnh lớn lao của nó đới với đời sống của con người. Bài viết bao gồm các luận điểm như: + Nội dung của văn nghệ + ...
Soạn bài Tiếng nói của văn nghệ của Nguyễn Đình Thi lớp 9. 1. Bài nghị luận “Tiếng nói của văn nghệ” đã phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ, khẳng định dức mạnh lớn lao của nó đới với đời sống của con người. Bài viết bao gồm các luận điểm như: + Nội dung của văn nghệ + Sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống của con người + Con đường đến với người tiếp nhận , tạo nên sức mạnh kì diệu của văn nghệ. – Bố cục của bài nghị luận này ...
lớp 9.
1. Bài nghị luận “Tiếng nói của văn nghệ” đã phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ, khẳng định dức mạnh lớn lao của nó đới với đời sống của con người. Bài viết bao gồm các luận điểm như:
+ Nội dung của văn nghệ
+ Sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống của con người
+ Con đường đến với người tiếp nhận , tạo nên sức mạnh kì diệu của văn nghệ.
– Bố cục của bài nghị luận này có thể chia làm hai phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “một cách sống của tâm hồn”: Trình bày nội dung của văn nghệ.
+ Phần 2: Còn lại: Sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống của con người.
Các luận điểm trong bài nghị luận này không hề tồn tại rời rạc, độc lập mà chúng có sự gắn kết, bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Trong đó những luận điểm sau kế thừa và mở rộng hơn luận điểm trước, tạo cho bài nghị luận một kết cấu chặt chẽ, đầy tính thuyết phục.
2. Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là:
+ Tác phẩm văn nghệ đều hướng đến phản ánh thực tại cuộc sống, thực tại xã hội thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Giống như nội dung phản ánh của các môn khoa học khác như: địa lí, lịch sử…các tác phẩm văn nghệ một mặt hướng đến những sự thực khách quan, nhưng đồng thời nó cũng thể hiện được chiều sâu nhân văn khi đi sâu khai thác về thế giới tâm lí, đời sống tâm hồn của con người, những hiện thực khách quan không tồn tại độc lập mà luôn gắn chặt với cuộc sống của con người.
+ tác phẩm văn nghệ lấy chất liệu là hiện thực khách quan, nhưng hoàn toàn không phải là sao chép, rập khuôn, mang nguyên hiện thực ấy vào tác phẩm mà nó được nhào nặn thông qua bàn tay của người nghệ sĩ, thể hiện được những triết lí, tư tưởng của họ.
+ Tác phẩm văn nghệ không phải những lí thuyết khô khan mà nó luôn chứa đựng niềm say mê của người nghệ sĩ, qua đó khơi dậy những xúc cảm của người tiếp nhận.
3. Con người cần tiếng nói của văn nghệ:
+ Văn nghệ làm cho đời sống tinh thần của con người trở nên phong phú, thú vị hơn.
+ Đối với những con người bị ngăn cách với xã hội thì văn nghệ chính là sợi dây gắn kết con người với xã hội ấy.
+ Văn nghệ làm cho đời sống của con người trở nên ý nghĩa hơn, nuôi dưỡng ở con người tình yêu, niềm say mê với cái đẹp, niềm tin vào cuộc sống.
4. Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng chính những rung cảm, cảm xúc chân thành nhất của người đọc.
Văn nghệ là những giá trị tinh thần mà người nghệ sĩ sáng tạo ra, vì vậy con đường duy nhất mà nó đến với người tiếp nhận chính là bằng sự cảm nhận của tâm hồn. Đây là con đường đi đặc biệt có thể lưu lại những giá trị tốt đẹp trong tâm thức của người đọc.
5. Đặc sắc nghệ thuật của văn bản “Tiếng nói văn nghệ”:
+ Bố cục chặt chẽ
+ Lập luận sắc bén, thuyết phục
+ Cách dẫn dắt tự nhiên
+ Giọng văn chân thành, truyền cảm.