Soạn bài Thư dụ Vương Thông lần nữa của Nguyễn Trãi
Đề bài: Soạn bài Thư dụ Vương Thông lần nữa của Nguyễn Trãi I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Nguyễn Trãi là một bậc thiên tài về văn học là một quân sư đắc lực cho vua Lê Lợi – Ông xuất thân từ một gia đình có quý tộc làm quan, – Tuổi thơ chịu nhiều mất mát khi lên 6 tuổi mẹ mất, 10 ...
Đề bài: Soạn bài Thư dụ Vương Thông lần nữa của Nguyễn Trãi I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Nguyễn Trãi là một bậc thiên tài về văn học là một quân sư đắc lực cho vua Lê Lợi – Ông xuất thân từ một gia đình có quý tộc làm quan, – Tuổi thơ chịu nhiều mất mát khi lên 6 tuổi mẹ mất, 10 tuổi ông ngoại mất. Nguyễn Trãi ở với cha và đỗ thái học sinh cùng cha ra làm quan dưới thời nhà Hồ – Sau đó giặc Minh xâm chiếm cha của ông bị ...
Đề bài:
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Nguyễn Trãi là một bậc thiên tài về văn học là một quân sư đắc lực cho vua Lê Lợi
– Ông xuất thân từ một gia đình có quý tộc làm quan,
– Tuổi thơ chịu nhiều mất mát khi lên 6 tuổi mẹ mất, 10 tuổi ông ngoại mất. Nguyễn Trãi ở với cha và đỗ thái học sinh cùng cha ra làm quan dưới thời nhà Hồ
– Sau đó giặc Minh xâm chiếm cha của ông bị chúng bắt đi, Nguyễn Trãi đi theo để chăm sóc cha nhưng nghe theo lời cha Nguyễn Trãi tìm về đầu quân cho Lê Lợi
– Sau khi chiến thắng Nguyễn Trãi gặp phải những tin đồn thất thiệt khiến ông không còn được tin cậy như trước cho nên ông chán nản bỏ về Côn Sơn sống cuộc đời ẩn dật nhàn nhã
– Sau vua Lê Thái Tông vời ông ra giúp nước nhưng trên đường về vua bị chết đột ngột và cái án oan vườn vải giáng xuống đầu gia đình ông, và phải chịu hình phạt tru di cửu tộc
– Sau này vua Lê Thánh Tông đã giải oan cho Nguyễn Trãi
– Ông để lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị như: quân trung từ mệnh tập, ức trai thi tập…
2. Tác phẩm
a. Quân trung từ mệnh tập: đây là một bộ tổng hợp tất cả những bức thư quân sự mà Nguyễn Trãi thay vua Lê để gửi cho quân Minh
b. Tác phẩm thư dụ Vương Thông lần nữa được in trong quân trung từ mệnh tập
c. Hoàn cảnh sáng tác: khoảng tháng 2- 1427, Nguyễn Trãi viết thư này gửi tới Vương Thông về việc hắn cứ cố giữ thành Đông Quan, viện binh của quân Liễu Thăng Mộc Thạch cũng kéo sang. Vì thế mà tác giả viết bức thư này để yêu cầu chúng đầu hàng và trả lại thành. Đây là bức thư số 35 trong quân trung từ mệnh tập
d. Thể loại: thư trung đại là một hình thức thư quân sự mang tính chính luận ngoại giao
e. Nội dung: bức thư phân tích cho chúng thấy được những khó khăn mà chúng đang gặp phải và nếu cứ cô gắng cầm cự giữ thành thì sẽ nhận lấy hậu quả đắt giá
f. Bố cục: 3 phần
– Phần 1: từ đầu đến dùng binh được: nêu nguyên lý dùng binh
– Phần 2: trước đây đến bại vong đó là sáu: phân tích những khó khăn mà chúng đang mắc phải để hiểu được thời thế
– Phần 3:còn lại: tác giả khuyên chúng đầu hàng bằng không thì thách đánh và sỉ nhục tướng sĩ
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Nguyên lý dùng binh
– Nguyên lý dùng binh là cốt yếu phải nắm được thời thế, nắm được thời thế thì ắt sẽ biến cái mất thành còn, cái nhỏ thành lớn
– Nhưng nếu không biết thời thế thì điều đó sẽ ngược lại
– Còn với lũ giặc Minh chúng đã không hiểu được thời thế lại còn dối trá che đậy thì ắt sẽ bại vong mà thôi, dù có mạnh đến đâu, quân đông tướng tốt đến đâu thì cũng bại
-> Bằng giọng văn hào hùng, lập luận chặt chẽ , kiến thức binh pháp sâu rộng tác giả đã chỉ ra được nguyên lý về cách dùng binh
2. Phân tích thời thế của giặc Minh
a. Ban đầu tác giả chỉ ra những điều bất lợi trong thời thế của giặc
– ở Trung Quốc
• chính sách cai trị hà khắc nên ắt cũng phải diệt vong
• Không những thế bản thân đi xâm lược nhưng chính quốc gia của mình cũng đang phải đối đầu với giặc Thiên Nguyên trên phía Bắc
• Trong nước thì nội loạn ở Tầm Châu
-> Chính trị thì bất ổn, ngoài đe dọa, trong hỗn loạn. Đó là những điều bất lợi đối với quân Minh
– Giặc Minh ở Đông Quan
• Có được thành đấy nhưng bị vây hãm không viện binh không lương thực
• Dân Việt trong thành thì căm ghét
• Quân lính không có lương ăn, sĩ khí giảm sút, oán trách chống lại tướng
-> Chúng phải đối đầu với biết bao nhiêu khó khăn, từ bên ngoài ta tác động vào bên trong nhân dân chống đối, ngay nội bộ các binh sĩ cũng không phục tướng
-> Đó là sáu điều bất lợi dẫn đến sáu nguyên nhân bại vong của quân Minh
– Thứ nhất: nước lụt tường đổ, ngựa ốm, quân chết, thiếu lương
– Thứ hai: các của quan hiểm trở đều có viện binh bị bại
– Thứ ba: binh khỏe ngựa béo còn để phòng thủ phía Bắc
– Thứ tư: tinh thần quân lính mỏi mệt nhao nhao thất vọng
– Thứ 5: gian thần trong triều, chúa yếu trị vì, máu mủ xương thịt hại lẫn nhau, gia đình biến động
– Thứ 6: về phía ta quân nghĩa quân trên dưới một lòng, anh hùng tận lực, quân khí càng luyện càng tinh
-> Từ những phân tích giàu sức thuyết phục ấy nhà văn thể hiện được ý chí quyết tâm chiến thắng của nhân dân ta. Còn thời thế của chúng đã hết, chúng không biết lui binh thì thật là bại vong
3. Khuyên giặc Minh ra hàng
– Tác giả đưa ra hai lựa chọn cho chúng là:
• Một là giết Mã Kì Phương Chính rút quân về nước hòa hiếu yên ổn lâu dài
• Hai là quyết chiến một trận
-> Nghệ thuật ngoại giao vừa cương vừa nhu, vừa mềm mỏng lại vừa cương quyết cứng rắn
III. Tổng kết
– Nội dung: cho thấy được những điều bất lợi mà quân giặc đang gặp phải, nếu không hòa hoãn thì ắt sẽ bại vong một cách thậm tệ
– Nghệ thuật: lập luận chặt chẽ, lí lẽ giàu thuyết phục, mạch lạc rõ ràng, mang tính chiến đấu cao