Soạn bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật
Soan bai Tieu doi xe khong kinh – Đề bài: Soạn bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. 1. Nhan đề của bài thơ khá độc đáo “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”một nhan đề gây ra những tò mò cho người đọc ngay từ phần mở đầu: + “Tiểu đội” ở đây gợi cho chúng ...
Soan bai Tieu doi xe khong kinh – Đề bài: Soạn bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. 1. Nhan đề của bài thơ khá độc đáo “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”một nhan đề gây ra những tò mò cho người đọc ngay từ phần mở đầu: + “Tiểu đội” ở đây gợi cho chúng ta liên tưởng đến những đội quân thực hiện một nhiệm vụ nhất định nào đó, tức là nó dùng để chỉ những con người, những người lính trong chiến tranh. + “Xe không ...
– Đề bài: .
1. Nhan đề của bài thơ khá độc đáo “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”một nhan đề gây ra những tò mò cho người đọc ngay từ phần mở đầu:
+ “Tiểu đội” ở đây gợi cho chúng ta liên tưởng đến những đội quân thực hiện một nhiệm vụ nhất định nào đó, tức là nó dùng để chỉ những con người, những người lính trong chiến tranh.
+ “Xe không kính”là những chiếc xe không có kính, thể hiện được sự khắc nghiệt của chiến tranh nhưng đồng thời cũng thể hiện được diện mạo có phần kì lạ, hài hước của những chiếc xe.
+ “Tiểu đội xe không kính” không chỉ muốn nói đến những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn xưa mà còn muốn nhấn mạnh đến một “nhân vật”chủ chốt khác trong hành trình Nam tiến này, đó chính là những chiếc xe không kính.
_Hình ảnh những chiếc xe không kính khá độc đáo, bởi trong cuộc sống có thể chúng ta đã từng có khoảnh khắc nào đó bắt gặp những chiếc xe không có kính. Nhưng trong thơ văn thì có lẽ đây chính là lần đầu tiên những chiếc xe không kính trở thành đối tượng để khắc họa, miêu tả. Những chiếc xe không kính mang một diện mạo bị tàn phá nhưng lại toát lên một vẻ hiên ngang, chủ động như chính như những người lính lái xe xưa.
2. Những người lính lái xe nổi bật lên với vẻ hiên ngang, tinh thần dũng cảm bất chấp khó khăn nguy hiểm, niềm vui sôi nổi của tình đồng đội, ý chí chiến đấu mãnh liệt vì miền Nam phía trước:
+ Trước tiên, đó chính là tư thế ung dung, đầy vẻ hiên ngang, lẫm liệt, những chiếc xe dù bị bom làm vỡ đi những tấm kính nhưng dường như nó không tạo ra bất cứ trở ngại nào cho những người lính, họ vẫn ung dung ngồi trong buồng lái, vẫn tiến về miền Nam phía trước với đầy tinh thần quyết tâm và hi vọng.
+ Những khó khăn trong việc lái xe, cái khắc nghiệt của không khí chiến trường càng làm cho quyết tâm trong họ thêm mạnh mẽ, quyết liệt. Đó là sức mạnh của lí tưởng cứu nước, lí tưởng giải phóng dân tộc đầy cao đẹp.
+ Ở những người lính dường như không bao giờ tồn tại sự bi quan, nhụt chí mà ngược lại họ không chỉ lạc quan mà còn yêu đời, trẻ trung đầy hài hước.
3. Ngôn ngữ và giọng điệu mà nhà thơ Phạm Tiến Duật sử dụng trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đậm tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn:
+ Góp phần khắc họa được cuộc sống khắc nghiệt, không khí mưa bom bão đạn của chiến trường, tức là tái hiện được không khí của một thời đại đầy dữ dội của lịch sử.
+ Thể hiện được sự lạc quan, chủ động cùng niềm tin mãnh liệt về tương lai hòa bình, thống nhất trong tương lai của những người lính.
+ Ngôn ngữ thông dụng, mộc mạc, tự nhiên thể hiện được tâm hồn tươi trẻ, lạc quan của những người lính, đồng thời mang đến cảm giác gần gũi, chân thực hơn đối với những độc giả.
4. Những người lính trong kháng chiến chống Mĩ hiện lên như những người anh hùng thực sự, họ gan dạ, anh dũng, luôn mang trong mình một niềm tin mãnh liệt về tương lai tươi đẹp của dân tộc. Họ chung sống với những khó khăn, lấy nó làm niềm vui, làm động lực để chiến đấu. Thể hiện được một tinh thần đầy tự do của những người làm chủ của đất nước. Mặt khác, những người lính cũng hiện lên với vẻ yêu đời, trẻ trung, khiến cho những người lính thực hơn, gần gũi hơn với cuộc sống của độc giả.