24/05/2017, 14:11

Soạn bài thơ hai cư của ba sô văn 10

Đề bài: Soạn bài thơ hai cư của ba sô văn 10 I. Tìm hiểu chung 1. tác giả – Ma su ô ba sô (1644 – 1694) – Ông sinh ra tại mảnh đất U nê ô xứ I ga nay thuộc tỉnh mi ê – Xuất thân từ một gia đình võ cấp thấp – Sau đó lớn lên ông chuyển đến kinh đô Êđô sinh sống và làm thơ hai ...

Đề bài: Soạn bài thơ hai cư của ba sô văn 10 I. Tìm hiểu chung 1. tác giả – Ma su ô ba sô (1644 – 1694) – Ông sinh ra tại mảnh đất U nê ô xứ I ga nay thuộc tỉnh mi ê – Xuất thân từ một gia đình võ cấp thấp – Sau đó lớn lên ông chuyển đến kinh đô Êđô sinh sống và làm thơ hai cư với bút danh là ba sô – Với hoài bão lớn lao và đôi chân đi không biết mỏi mệt 10 năm cuối đời ông du hành khắp đất nước – Về sự ...

Đề bài:
I.    Tìm hiểu chung
1.    tác giả

–    Ma su ô ba sô (1644 – 1694)
–    Ông sinh ra tại mảnh đất U nê ô xứ I ga nay thuộc tỉnh mi ê
–    Xuất thân từ một gia đình võ cấp thấp
–    Sau đó lớn lên ông chuyển đến kinh đô Êđô sinh sống và làm thơ hai cư với bút danh là ba sô
–    Với hoài bão lớn lao và đôi chân đi không biết mỏi mệt 10 năm cuối đời ông du hành khắp đất nước
–    Về sự nghiệp thơ hai cư của ông đã để lại những tiếng vang lớn và ông được đánh giá là bậc thầy của thơ hai cư
–    Các tác phẩm nổi tiếng: Phơi thân đồng nội, đoản văn trong đãy, cánh đồng hoang, áo tơi cho khỉ…

2.    tác phẩm

•    đặc điểm thơ hai cư
–    về mặt âm tiết: thơ hai cư có 17 âm tiết, ngắn nhất thế giới được ngắt làm 3 đoạn (5-7-5)
–    thường miêu tả thiên nhiên theo mùa
–    thấm đẫm tinh thần thiền tông và văn hóa phương đông
–    đề cao cái vắng lặng, u huyền, mềm mại, nhẹ nhàng
–    ngôn ngữ hàm súc thiên về gợi không tả
–    thi pháp chân không sử dụng những mảng trắng như một phương tiện làm nổi bật ý nghĩa bài thơ

II.    phân tích

1.    bài 1 và bài 2
–    bài 1
•    tác giả nhận ra tình cảm thân thiết của mình với chính Êđô
•    Bài thơ cũng thể hiện cuộc đời đầy biến đổi của nhà thơ. Từ khi ông đến kinh đô Êđô sinh sống thì đây là lần đầu tiên nhà thơ tìm về với quê hương Mến yêu dấu của mình
•    Nhưng ngặt một nỗi khi trở về tác giả lại nhận ra tình cảm của mình dành cho Êđô nhiều hơn những gì mình nghĩ
•    Đúng là “khi ta ở chỉ là nơi đất ở – Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”
–    Bài 2:
•    Hình ảnh chim đỗ quyên xuất hiện, đó là tiếng chim mà Ba sô nghe được khi trở về Ki ô tô sau 20 năm xa cách
•    Tiếng con chim đỗ quyên thường hót vào đầu hè, tiếng của nó vô cùng thảm thiết nên nó còn được gọi là chim có kiếp sau hay chim thất tình
•    Trở về ki ô tô nghe được tiếng con chim ấy tác giả bùi ngùi nhớ lai ngày xưa
•    Nói cách khác tiếng chim kia giống như là tiếng lòng của nhà thơ vậy
->    Cả hai bài thơ đều nói về nỗi nhớ quê hương, nhớ quá khứ của nhà thơ
2.    Bài số 3, 4
–    ở bài 3 được viết khi mẹ ông qua đời trong khi ấy nhà thơ lại đang du hành ở Kan –sai. Đến khi quay trở về ông nhận được một di vật mà mẹ ông để lại là một nắm tóc nên ông thương xót đau khổ mà viết bài thơ này
–    quý ngữ “sương” thể hiện nước mắt nóng hổi như sương, hay mái tóc kia bạc như sương, hay cuộc đời ngắn ngủi như sướng. Đây chính là cái hay nhiều sức gợi của thơ hai cư
–    khi xưa đất nước Nhật bản chịu cảnh nghèo đói những nhà nghèo phải bỏ con trong rừng. Ba sô khi nghe thấy tiếng vượn hú thì nghĩ đến tiếng khóc của đứa trẻ. Vì vậy ông thương xót chúng, lòng ông như đau đớn quặn từng cơn
3.    bài 5
–    nhà thơ sử dụng hình ảnh ẩn dụ : chú khỉ đơn độc trong mưa lạnh ẩn dụ cho những người nông dân tội nghiệp hay là những em bé nghèo
–    chỉ qua một hình ảnh ấy mà ta khám phá biết bao nhiêu điều trong tấm lòng của Ba sô. Đó là một tâm hồn tinh tế, thương cảm với một sinh vật bé nhỏ hay chính là những kiếp người nghèo khổ
4.    bài số 6:
–    hình ảnh hoa anh đào tượng trưng cho mùa xuân
–    hoa anh đào rụng lả tả làm mặt hồ lăn tăn gợn sóng
–    triết lý thiền tông: đó là sự tương giao của sự vật hiện tượng trong vũ trụ
5.    bài số 7
–    tiếng ve để chỉ mùa hè
–    những từ chỉ sự vắng lặng u trầm được nhà thơ sử dụng triệt để
–    tác giả tinh tế đến mức có thể nghe được tiếng ve rền rĩ như thấm vào đá
–    đó là chuyển đổi cảm giác đầy tình tế của nhà thơ
6.    bài 8:
–    bài thơ được viết khi Ba sô nằm trên giường bệnh đó là những năm cuối đời tại ô sa ka của ông
–    cuộc đời của nhà thơ là một cuộc đời lãng du
–    hình ảnh cánh đồng hoang vu thể hiện sự trống trải giá lạnh của mùa đông hay giá lạnh trong chính tâm hồn người

III.    tổng kết

–    nội dung: nhà thơ đã thể hiện được nỗi nhớ niềm thương về quê hương xứ sở của mình
–    nghệ thuật: câu thơ ý nghĩa mà ngắn gọn. hình ảnh mang đến nhiều sức liên tưởng

0