Soạn bài đại cáo bình ngô của Nguyễn Trãi
Đề bài: Soạn bài đại cáo bình ngô của Nguyễn Trãi văn 10 I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả a. Cuộc đời – Nguyễn Trãi (1380 – 1442) – Quê hương: Chi Ngại – Phượng Sơn – lạng Giang ( nay thuộc Chí Linh – Hải Dương) – Cha là Nguyễn Phi Khanh một học trò nghèo nhưng học giỏi đỗ tiến sĩ, mẹ ...
Đề bài: Soạn bài đại cáo bình ngô của Nguyễn Trãi văn 10 I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả a. Cuộc đời – Nguyễn Trãi (1380 – 1442) – Quê hương: Chi Ngại – Phượng Sơn – lạng Giang ( nay thuộc Chí Linh – Hải Dương) – Cha là Nguyễn Phi Khanh một học trò nghèo nhưng học giỏi đỗ tiến sĩ, mẹ là Trần Thị thái con của quan Trần Nguyễn Đán – Tuổi thơ ông phải gặp biết bao đau thương mất mát lên 6 tuổi thì mất mẹ, 10 tuổi mất ông ngoại ...
Đề bài: văn 10
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
a. Cuộc đời
– Nguyễn Trãi (1380 – 1442)
– Quê hương: Chi Ngại – Phượng Sơn – lạng Giang ( nay thuộc Chí Linh – Hải Dương)
– Cha là Nguyễn Phi Khanh một học trò nghèo nhưng học giỏi đỗ tiến sĩ, mẹ là Trần Thị thái con của quan Trần Nguyễn Đán
– Tuổi thơ ông phải gặp biết bao đau thương mất mát lên 6 tuổi thì mất mẹ, 10 tuổi mất ông ngoại
– Năm 1400 ông đỗ thái học sinh và cùng cha ra làm quan dưới triều Hồ
– Năm 1407 giặc Minh xâm lược bắt cha của tác giả sang trung Quốc, ông quyết đi theo để chăm sóc cho cha nhưng nghe lời cha dặn Nguyễn Trãi quay về. Tuy nhiên ông bị bọn chúng bắt lại và cuối cùng ông thoát được và tìm đến đầu quân cho Lê Lợi. Với sự lỗi lạc của mình ông trở thành một quân sự đắc lực cho vua lê Lợi
– Về sau khi dẹp xong giặc Minh thì ông bị nghi oan bị giam sau đó thả ra thì không được tin tưởng như trước. Ông cáo quan về Côn Sơn ở ẩn
– Vua Lê Thái Tông mời ông trở về thì chính luc ấy vua bị chết đột ngột và cái án oan Lệ Chi viên cứ thế ập xuống đầu cả nhà ông.Và hình phạt thảm khốc nhất là tru di cửu tộc
– Sau đó vua Lê Thánh Tông lên ngôi đã rửa oan cho Nguyễn Trãi
b. Sự nghiệp văn thơ
– Các tác phẩm chính như: quân trung từ mệnh tập, bình ngô đại cáo, dư địa chí, Chí Linh sơn phú, ức trai thi tập, quốc âm thi tập…
– Nôi dung thơ văn Nguyễn Trãi chủ yếu là thể hiện niềm tha thiết với thiên nhiên,con người và đất nước
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác: năm 1407 giặc Minh đên xâm lược nước ta, khi ấy Lê Lợi đứng lên khởi nghĩa lấy danh là Bình Định Đại vương. Trải qua mười năm kháng chiến gian lao nhân dân ta đã đuổi được quân cướp nước về. Năm 1428 Nguyễn Trãi thayLê Lợi viết bài cáo này để thông báo thắng lợi đến nhân dân
b. Thể loại: cáo là loại văn nghị luận có thời cổ của Trung Quốc, thường để trình bày một chủ trương, một sự kiện để cho mọi người cùng biết. Cáo được viết bằng văn xuôi hoặc văn vần nhưng phần nhiều là viết theo dạng văn biền ngẫu, có vần hoặc không có vần, thường có đối câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp thường có hai vế đối nhau
c. Bố cục: 4 phần
– Phần 1: từ đầu đến “chứng cớ còn ghi”: khẳng định tư tưởng nhân nghĩa và chân lý độc lập dân tộc của đất nước Đại Việt
– Phần 2: tiếp cho đến “ai bảo thần dân chịu được” : nêu cao lòng căm thù, tố cáo tội ác của giặc Minh
– Phần 3: tiếp cho đến “cũng là chưa thấy xưa nay” :kể lại diễn biến cuộc chiến đầy gian lao anh dũng
– Phần 4: còn lại: lời tuyên bố hòa bình khẳng định ý nghĩa của cuộc chiến
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa và chân lý độc lập của đất nước Đại Việt
– Mở đầu bài cáo nhà thơ nói về nhân nghĩa. Nhân nghĩa theo nho giáo tức là những việc làm tốt đẹp. theo tác giả thì đó là những việc làm cho nhân dân được yên, trừ bạo ngược
– Sau đó khẳng định nền văn hiến của nước Đại Việt ta đã có từ lâu đời
– Tiếp đến khẳng định về chủ quyền: núi sông bờ cõi đã chia
– Nước ta có phong tục tập quán riêng
– Nghệ thuật đối, các vương triều nước ta với các vương triều Trung Quốc, Tuy là mạnh yếu nhiều lúc khác nhau nhưng hào kiệt những người có tài thì nước ta đời nào cũng có
-> Nhà thơ khẳng định chủ quyền, lãnh thổ, phong tục văn hóa, triều đại của nước ta nhằm khẳng định nước ta là một nước độc lập có từ trước
– Chính vì thế mà những việc làm bạo ngược sẽ tự chuốc lấy hậu quả, hàng loạt cái tên như Ô Mã, Toa Đô, Triệu Tiết đều bại dưới tay nước ta
-> Qua đoạn thơ này tác giả muốn khẳng định nước ta là một nước độc lập, những việc làm bạo ngược xâm chiếm lãnh thổ của giặc minh đã phải chịu những hậu quả vì tham vọng lớn
2. Nêu cao lòng căm thù và tố cáo tội ác của giặc Minh
– Nhân chính sự họ Hồ rơi vào bế tắc hỗn loạn, giặc Minh thừa cơ hội đã đến xâm lăng, bọn tay sai bán nước cầu vinh cùng giặc làm hại nhân dân
-> Lòng dân oán hận
– Tội ác của chúng gây ra với nhân dân ta
• Nướng dân đen
• Vùi con đỏ -> những đứa trẻ mới đẻ chúng cũng không tha
• Lừa gạt nhân dân, gây binh kết oán
• Không nhân nghĩa lại còn đặt ra hàng trăm thứ thuế vết hết cả tài nguyên thiên nhiên
• Có người bị ép xuống mò ngọc trai
• Có người bị đem đi đãi cát tìm vàng
• Cướp đoạt hết cả động vật quý hiếm của đất nước
• Tàn hại cả cây cỏ
– Thế mà bản thân chúng thì: thằng nhe nang, đứa giơ vuốt, máu mỡ bấy ra no nê vẫn chưa chán -> trông chúng như một lũ quỷ dữ mọi rợ chứ chẳng phải là người
– Tội ác của chúng có lấy hết trúc Nam Sơn cũng không thể ghi lại cho hết được, dẫu có tắm hết nước Đông Hải cũng không hết mùi
-> Tội ác của chúng được đúc kết trong những câu thơ ngắn gọn mà kể ra biết bao nhiêu việc làm bạo ngược của chúng. Tội ác ấy trời không dung đất không tha lòng dân không bao giờ yên
3. Quá trình khởi nghĩa và tất thắng của nhân dân ta
a. Những khó khăn và quyết tâm của nhân dân ta
– Tác giả kể về cuộc khởi nghĩa của vua Lê Lợi, vị vua ấy đã phải nếm mật nằm gai, đau đầu nhức óc, quên ăn vì hận, rồi ngủ cũng mộng mị
– Đã thế Lê Lợi lại phải gặp khó khăn khi tuấn kiệt và nhân tài khó thấy. Nghệ thuật so sánh cho thấy sự hiếm hoi nhân tài trong lúc ấy
– Nhưng người khởi sự ấy vẫn muốn tiến về Đông để dẹp giặc
– Vua Lê tự dốc lòng mình mà cố gắng tìm người có tài cùng bàn bạc cách cứu lấy nước nhà
– Phần vì hận bọn giặc ngang ngược phần lại lo vận mệnh nước nhà
– Và sự cố gắng của Lê Lợi cũng có kết quả khi nhân dân dựng cờ trúc phấp phới, người cùng chiến tuyến uống nước thay chén rượt ngọt ngào cùng nhau tiến đánh quân giặc
-> Ý chí kiên định không ngại khó khăn vất vả
b. Những thắng lợi của nhân dân ta
– Với mục tiêu lấy nhân nghĩa để đánh hung tàn, lấy chí nhân thay cho cường bạo
– Các trận chiến oanh liệt nổ ra như trận Bồ Đằng, Trà Lân
– Tây kinh quân ta chiếm lại
– Đông đô đất cũ thu về
– Những tên tướng hàng đâu như Vương Thông, Mã Anh… đều chữa cháy lại càng thêm cháy, khắp các vùng diễn ra trận đánh, máu chảy thanh sông tanh trôi vạn dặm
– Nhà thơ nhắc đến các ngày cụ thể thể hiện bước tiến công dồn dập của ta cũng như sự thất bại từng giờ của giắc. Chúng càng đưa ra kế sách thì chúng càng đến với cái chết sớm hơn
– Và cho đến trận cuối cùng thì tan tác chim muông giặc không lối thoát
– Về phía giặc:
• Ban đầu chúng hung hăng
• Sau đó thua thì bày kế chặn nguồn lương thực nhưng lại càng thất bại thảm hại
• Các cuộc chiến tiếp theo thua không có đường lui
– Tuy nhiên cho đến cuối cùng khi kết thúc cuộc chiến nhân dân ta vẫn thể hiện tinh thần nhân đạo thể hiện qua hành động phát cấp trăm thuyền ngựa cho Vương Thông về nước
->Đây quả là một trận chiến kì tích chưa nay chưa từng có, một nước nhỏ, độiquân yếu lại nhờ mưu lược mà có thể thắng cả một đội quân hùng hậu lớn lao
4. Tuyên bố hòa bình
– Xã tắc từ đây sẽ được sống trong thái bình gấm vóc
– Ngàn năm vết nhục đã được rửa sạch
– Bố cáo cho thiên hạ để cùng biết
III. Tổng kết
– Bài cáo như một lời tố cáo đanh thép những tội ác mà giặc Minh đã gây racho nhân dân ta. Chúng quá bạo ngược và gian ác nhưng chúng lại phải thua nhân nghĩa. Vì cường bạo chưa bao giờ thắng cả. Với mưu lược tài tình, binh thư xét kĩ, vua Lê Lợi và quân đội của mình đã đem lai thái bình cho đất nước