05/02/2018, 10:14

Soạn bài Số từ lớp 6 ngắn gọn

Hướng dẫn các bạn soạn bài Số từ trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 6ngắn gọn đơn giản Các từ in đậm “hai trái cam”, “ba cây thông”, “học giỏi nhất”, “về nhì”, … được gọi chung là số từ. Số từ được dùng để biểu thị số lượng hoặc thứ tự của một sự vật. Với số từ biểu thị số lượng thì sẽ được ...

Hướng dẫn các bạn soạn bài Số từ trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 6ngắn gọn đơn giản Các từ in đậm “hai trái cam”, “ba cây thông”, “học giỏi nhất”, “về nhì”, … được gọi chung là số từ. Số từ được dùng để biểu thị số lượng hoặc thứ tự của một sự vật. Với số từ biểu thị số lượng thì sẽ được xếp trước danh từ, ngược lại nếu số từ chỉ thứ tự thì sẽ đứng sau danh từ nhé các em. Để tìm hiểu rõ hơn về nội dung cũng như ý nghĩa của bài, thì trong bài viết này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Số từ mới một cách ngắn gọn nhất. Câu 1: Tìm số từ trong bài thơ sau. Xác định ý nghĩa của các số từ ấy. Không ngủ được Một canh... hai canh... lại ba canh, Tràn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành; Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt, Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh. (Hồ Chí Minh) Trả lời: - Một canh, hai canh, ba canh, năm cánh -> đứng trước danh từ nên chỉ số lượng - Canh bốn, canh năm -> đứng sau danh từ nên chỉ thứ tự. -> Ý nghĩa của số từ trong đoạn thơ trên cho ta thấy Bác Hồ đã không ngủ được, nằm trằn trọc suốt đêm vì lo cho tìm đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam. Câu 2: Các từ in đậm trong hai dòng thơ sau được dùng với ý nghĩa như thế nào? Con đi trăm núi ngàn khe, Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm. (Tố Hữu) Trả lời: - Từ “trăm”, “ngàn”, “muôn” là những số từ chỉ số lượng. Ý nghĩa là số lượng rất nhiều, chỉ đếm ước chừng. - Ý nghĩa của những số từ trên diễn tả được nỗi gian khổ của người lính (ở đây là chính tác giả) nhưng cũng không bằng nỗi nhớ mẹ, nhớ nhà. Câu 3: Qua hai ví dụ sau, em thấy ý nghĩa của các từ từng và mỗi có gì khác nhau? a. Thần dừng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi [...] (Sơn Tinh, Thủy Tinh) b. Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng rút lui mỗi người một ngả. (Sự tích Hồ Gươm) Trả lời: - Điểm giống nhau của 2 từ này đều nói đến duy nhất 1 sự vật nhất định. - Tuy nhiên điểm khác nhau ở hai từ này đó là:Từng: chỉ sự vật nào đó có trình từ hẳn hoi, cái nào trước cái nào sau. Mỗi: chỉ sự vật nào đó nhưng không theo trình tự nào. Như vậy với những kiến thức và một số bài tập trên, các em đã có thể nắm được cơ bản về số từ rồi phải không nào. Hi vọng qua bài Soạn bài Số từ, các em đã nắm được những nội dung cơ bản nhất của bài học. Hẹn gặp lại và chúc các em học tập đạt kết quả tốt. Xem thêm: Soạn bài Lợn cưới áo mới lớp 6 ngắn gọn

Hướng dẫn các bạn soạn bài Số từ trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 6ngắn gọn đơn giản

Các từ in đậm “hai trái cam”, “ba cây thông”, “học giỏi nhất”, “về nhì”, … được gọi chung là số từ. Số từ được dùng để biểu thị số lượng hoặc thứ tự của một sự vật. Với số từ biểu thị số lượng thì sẽ được xếp trước danh từ, ngược lại nếu số từ chỉ thứ tự thì sẽ đứng sau danh từ nhé các em.

Để tìm hiểu rõ hơn về nội dung cũng như ý nghĩa của bài, thì trong bài viết này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Số từ mới một cách ngắn gọn nhất.

Câu 1: Tìm số từ trong bài thơ sau. Xác định ý nghĩa của các số từ ấy.
Không ngủ được
Một canh... hai canh... lại ba canh,
Tràn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành;
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
(Hồ Chí Minh)
Trả lời:
- Một canh, hai canh, ba canh, năm cánh -> đứng trước danh từ nên chỉ số lượng
- Canh bốn, canh năm -> đứng sau danh từ nên chỉ thứ tự.
-> Ý nghĩa của số từ trong đoạn thơ trên cho ta thấy Bác Hồ đã không ngủ được, nằm trằn trọc suốt đêm vì lo cho tìm đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam.

Câu 2: Các từ in đậm trong hai dòng thơ sau được dùng với ý nghĩa như thế nào?
Con đi trăm núi ngàn khe,
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
(Tố Hữu)
Trả lời:
- Từ “trăm”, “ngàn”, “muôn” là những số từ chỉ số lượng. Ý nghĩa là số lượng rất nhiều, chỉ đếm ước chừng.
- Ý nghĩa của những số từ trên diễn tả được nỗi gian khổ của người lính (ở đây là chính tác giả) nhưng cũng không bằng nỗi nhớ mẹ, nhớ nhà.

Câu 3: Qua hai ví dụ sau, em thấy ý nghĩa của các từ từng và mỗi có gì khác nhau?
a. Thần dừng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi [...] (Sơn Tinh, Thủy Tinh)
b. Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng rút lui mỗi người một ngả. (Sự tích Hồ Gươm)
Trả lời:
- Điểm giống nhau của 2 từ này đều nói đến duy nhất 1 sự vật nhất định.
- Tuy nhiên điểm khác nhau ở hai từ này đó là:
  • Từng: chỉ sự vật nào đó có trình từ hẳn hoi, cái nào trước cái nào sau.
  • Mỗi: chỉ sự vật nào đó nhưng không theo trình tự nào.

Như vậy với những kiến thức và một số bài tập trên, các em đã có thể nắm được cơ bản về số từ rồi phải không nào.
Hi vọng qua bài Soạn bài Số từ, các em đã nắm được những nội dung cơ bản nhất của bài học. Hẹn gặp lại và chúc các em học tập đạt kết quả tốt.

Xem thêm:
0