05/02/2018, 10:13

Soạn bài Luyện tập Kể chuyện tưởng tượng lớp 6 ngắn gọn

Hướng dẫn các bạn soạn bài Luyện tập Kể chuyện tưởng tượng trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 6 ngắn gọn đơn giản Như ở bài học Kể chuyện tưởng tượng, các em đã nắm được một số nội dung, đặc điểm về thể loại này. Em nhận thấy rằng mặc dù có một số truyện được kể dựa trên yếu tố lịch sử, ...

Hướng dẫn các bạn soạn bài Luyện tập Kể chuyện tưởng tượng trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 6 ngắn gọn đơn giản Như ở bài học Kể chuyện tưởng tượng, các em đã nắm được một số nội dung, đặc điểm về thể loại này. Em nhận thấy rằng mặc dù có một số truyện được kể dựa trên yếu tố lịch sử, nhưng dân gian đã thêm vào đó những yếu tố thần kì, tưởng tượng làm cho câu truyện trở nên hấp dẫn, có sức thuyết phục hơn. Và để củng cố kiến thức vững chắc hơn, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau Luyện tập về kể chuyện tưởng tượng. Đề a: Mượn lời một đồ vật hay con vật gần gũi với em để kể chuyện tình cảm giữa em và đồ vật hay con vật đó. Trả lời: Mở bài: Đặt mình vào một đồ vật (hoặc con vật), giới thiệu mình là cái gì, con gì? Mình và người chủ của vật như thế nào? (yêu thương, khăn khít, …) Thân bài: - Nguyên nhân, lí do tình cờ được gặp người chủ và được chủ chọn. - Tình cảm khi ở cùng với chủ: lúc mới ban đầu, về sau, … - Nhắc lại những kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và chủ. Kết bài: Thoát khỏi vai con vật, đồ vật. Lúc này nêu lên cảm nhận, tình cảm của bản thân với những đồ vật, con vật. Đề b: Thay đổi ngôi kể để bộc lộ tâm tình của một nhân vật truyện cổ tích mà em yêu thích. (trong bài lựa chọn nhân vật Thạch Sanh) Trả lời: Mở bài: Chọn một không gian để đặt mình vào Thạch Sanh bộc lộ tâm tình. Chẳng hạn như: trong cung điện, trong rừng, túp lều, … Thân bài: - Buồn rầu vì tại sao ăn ở lương thiện, hiền lành nhưng lại gặp bao nhiêu điều xui rủi. - Nhớ đến người anh trai kết nghĩa Lý Thông, không hiểu tại sao người anh lúc nào cũng muốn hãm hại đứa em, hết lần này đến lần khác. - Khi bị bắt vào ngục giam, buồn vì tại sao cứu giúp công chúa nhưng lại bị đưa vào ngục.Chẳng biết kêu oan cho ai thấu hiểu. - Khi có cây đàn, mượn tiếng đàn để nói lễn nỗi oan ức và bên cạnh đó, giận người anh Lý Thông đã bán đứng, hãm hại mình. Kết bài: Cảm nhận của em sau khi hóa thân vào Thạch Sanh, trải qua biết bao nhiêu chuyện. Đề c: Tưởng tượng một đoạn kết mới cho một truyện cổ tích nào đó (Sọ Dừa) Trả lời: Mở bài: Em sẽ chọn khúc Sọ Dừa cứu vợ và giấu vợ ở trong buồn. Sau đó tiếp tục viết đoạn kết cho câu chuyện. Thân bài: - Nhìn thấy hai người chị ác độc giả vờ khóc thương vợ mình. - Lúc này, gọi người vợ ra làm cho hai người chị sửng sốt, bất ngờ, chỉ biết đứng cúi mặt xấu hổ. - Hơn mấy tháng sau, Sọ Dừa cùng vợ đi tìm hai người chị nhưng vẫn bặt vô âm tín. Nhưng rồi ngày kia nghe tin hai người chị đã hoàn lương, làm việc và sống tại một vùng đất mới. - Sọ Dừa và vợ tới gặp và trò chuyện hai người chị. Hai người chị tỏ ra ăn năn, hối lỗi. - Cả gia đình đoàn tụ, sống hạnh phúc, hòa thuận đến cuối đời. Kết bài: Cảm nhận của em về đoạn kết. Trên đây là ba dàn ý để giúp cho các em hoàn thiện được bài kể chuyện của mình. Các em có thể tùy ý suy nghĩ ra thêm nhiều nội dung hay, hấp dẫn hơn. Vì là kể chuyện tưởng tượng, cho nên em có thể đưa vào đó những yếu tố ảo diệu, tưởng tượng để cho bài văn thêm phong phú hơn nhiều. Hi vọng qua bài Soạn bài Luyện tập Kể chuyện tưởng tượng, các em đã nắm được những nội dung cơ bản nhất của bài học. Hẹn gặp lại và chúc các em học tập đạt kết quả tốt. Xem thêm: Soạn bài Chỉ từ lớp 6 ngắn gọn

Hướng dẫn các bạn soạn bài Luyện tập Kể chuyện tưởng tượng trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 6 ngắn gọn đơn giản

Như ở bài học Kể chuyện tưởng tượng, các em đã nắm được một số nội dung, đặc điểm về thể loại này. Em nhận thấy rằng mặc dù có một số truyện được kể dựa trên yếu tố lịch sử, nhưng dân gian đã thêm vào đó những yếu tố thần kì, tưởng tượng làm cho câu truyện trở nên hấp dẫn, có sức thuyết phục hơn.

Và để củng cố kiến thức vững chắc hơn, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau Luyện tập về kể chuyện tưởng tượng.

Đề a: Mượn lời một đồ vật hay con vật gần gũi với em để kể chuyện tình cảm giữa em và đồ vật hay con vật đó.
Trả lời:
Mở bài: Đặt mình vào một đồ vật (hoặc con vật), giới thiệu mình là cái gì, con gì? Mình và người chủ của vật như thế nào? (yêu thương, khăn khít, …)
Thân bài:
- Nguyên nhân, lí do tình cờ được gặp người chủ và được chủ chọn.
- Tình cảm khi ở cùng với chủ: lúc mới ban đầu, về sau, …
- Nhắc lại những kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và chủ.
Kết bài: Thoát khỏi vai con vật, đồ vật. Lúc này nêu lên cảm nhận, tình cảm của bản thân với những đồ vật, con vật.

Đề b: Thay đổi ngôi kể để bộc lộ tâm tình của một nhân vật truyện cổ tích mà em yêu thích. (trong bài lựa chọn nhân vật Thạch Sanh)

Trả lời:
Mở bài: Chọn một không gian để đặt mình vào Thạch Sanh bộc lộ tâm tình. Chẳng hạn như: trong cung điện, trong rừng, túp lều, …
Thân bài:
- Buồn rầu vì tại sao ăn ở lương thiện, hiền lành nhưng lại gặp bao nhiêu điều xui rủi.
- Nhớ đến người anh trai kết nghĩa Lý Thông, không hiểu tại sao người anh lúc nào cũng muốn hãm hại đứa em, hết lần này đến lần khác.
- Khi bị bắt vào ngục giam, buồn vì tại sao cứu giúp công chúa nhưng lại bị đưa vào ngục.Chẳng biết kêu oan cho ai thấu hiểu.
- Khi có cây đàn, mượn tiếng đàn để nói lễn nỗi oan ức và bên cạnh đó, giận người anh Lý Thông đã bán đứng, hãm hại mình.
Kết bài: Cảm nhận của em sau khi hóa thân vào Thạch Sanh, trải qua biết bao nhiêu chuyện.

Đề c: Tưởng tượng một đoạn kết mới cho một truyện cổ tích nào đó (Sọ Dừa)
Trả lời:
Mở bài: Em sẽ chọn khúc Sọ Dừa cứu vợ và giấu vợ ở trong buồn. Sau đó tiếp tục viết đoạn kết cho câu chuyện.
Thân bài:
- Nhìn thấy hai người chị ác độc giả vờ khóc thương vợ mình.
- Lúc này, gọi người vợ ra làm cho hai người chị sửng sốt, bất ngờ, chỉ biết đứng cúi mặt xấu hổ.
- Hơn mấy tháng sau, Sọ Dừa cùng vợ đi tìm hai người chị nhưng vẫn bặt vô âm tín. Nhưng rồi ngày kia nghe tin hai người chị đã hoàn lương, làm việc và sống tại một vùng đất mới.
- Sọ Dừa và vợ tới gặp và trò chuyện hai người chị. Hai người chị tỏ ra ăn năn, hối lỗi.
- Cả gia đình đoàn tụ, sống hạnh phúc, hòa thuận đến cuối đời.
Kết bài:
Cảm nhận của em về đoạn kết.

Trên đây là ba dàn ý để giúp cho các em hoàn thiện được bài kể chuyện của mình. Các em có thể tùy ý suy nghĩ ra thêm nhiều nội dung hay, hấp dẫn hơn. Vì là kể chuyện tưởng tượng, cho nên em có thể đưa vào đó những yếu tố ảo diệu, tưởng tượng để cho bài văn thêm phong phú hơn nhiều.

Hi vọng qua bài Soạn bài Luyện tập Kể chuyện tưởng tượng, các em đã nắm được những nội dung cơ bản nhất của bài học. Hẹn gặp lại và chúc các em học tập đạt kết quả tốt.

Xem thêm:
0