28/05/2017, 00:23

Soạn bài Sau phút chia li của Đặng Trần Côn lớp 7

Soạn bài Sau phút chia li của Đặng Trần Côn lớp 7 (Dịch giả Đoàn Thị Điểm). I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Tác giả là Đặng Trần Côn chưa rõ năm sinh năm mất. – Ông có đỗ đạt mà ra làm quan như những nhà nho trước. – Ông để lại nhiều tác phẩm nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến chinh ...

Soạn bài Sau phút chia li của Đặng Trần Côn lớp 7 (Dịch giả Đoàn Thị Điểm). I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Tác giả là Đặng Trần Côn chưa rõ năm sinh năm mất. – Ông có đỗ đạt mà ra làm quan như những nhà nho trước. – Ông để lại nhiều tác phẩm nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến chinh phụ ngâm. – Dịch giả: Đoàn Thị Điểm. • Hiệu là Hồng Hà, quê Huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. • Bà cũng là một người tài ...

(Dịch giả Đoàn Thị Điểm).

I.    Tìm hiểu chung
1.    Tác giả

–    Tác giả là Đặng Trần Côn chưa rõ năm sinh năm mất.
–    Ông có đỗ đạt mà ra làm quan như những nhà nho trước.
–    Ông để lại nhiều tác phẩm nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến chinh phụ ngâm.
–    Dịch giả: Đoàn Thị Điểm.
•    Hiệu là Hồng Hà, quê Huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
•    Bà cũng là một người tài hoa nhan sắc và có tình yêu văn chương.
•    Bà từng dạy học nhưng tính cách lại không hề phong kiến.
•    Tác phẩm tiêu biểu là truyền kì tân phả.


2.    Tác phẩm.
–    Xuất xứ: được trích từ tác phẩm lớn chinh phụ ngâm.
–    Hoàn cảnh ra đời: hoàn cảnh là cuộc chiến tranh khiến cho những người chinh phu phải đi đánh trận những người vợ ở nhà đơn côi gối chiếc mà thậm chí còn lo sợ rằng chồng mình sẽ không trở về.
–    Thể loại ngâm khúc
–    Thể thơ: song thất lục bát.
–    Bố cục: 3 phần:
•    Phần 1: 4 câu thơ đầu: nỗi trống trải của lòng người trước cuộc chia ly.
•    Phần 2: 4 câu thơ tiếp: nót xót xa khi cách mấy nghìn trùng.
•    Phần 3: còn lại: nỗi sầu trước cảnh vật.

 

II.    Tìm hiểu chi tiết.
1.    Nỗi trống trải của lòng người trước cuộc chia ly.

–    Chàng thì đi xa nơi bỏ lại người con gái ở lại một mình đơn côi.
–    Mưa gió -> để chỉ nơi chiến trường đầy những khó khăn gian khổ có thể là mất mát đau thương đầy những khốn khó.
–    Nghệ thuật đối lập chàng đi thiếp về -> sự chia ly đầy thương xót và đau đớn.
–    Người thiếu nữ quay về buồng chiếu chăn.
–    Khi đoái trông thì đã không còn thấy đâu nữa. Sự chia ly thật sự đã diễn ra và không còn trông thấy chàng cũng như chàng không còn nhìn thấy nàng nữa.
–    Sự “đoái trông” thể hiện sự luyến tuyến không muốn chồng đi.

 

soan bai sau phut chia ly dang tran con

–    Mây biếc, núi xanh -> bóng chàng đã khuất xa ngàn dặm những áng mây khuất sau những dãy núi cao sừng sững. Sự việc không nhìn thấy chàng lại khiến cho nàng càng cảm thấy bất an lo lắng và luyến tiếc không muốn cuộc chia li diễn ra.
->    Cảnh tượng chia li có thiên nhiên có con người mà sao thương tâm đến như vậy. cả hai đều như quyến luyến không muốn đi chính chiến tranh kia đã chia cắt họ. Người chinh phu dần khuất sau những dãy núi xanh còn người chinh phụ vẫn còn đoái trông và đau lòng lo lắng bất an.

 
2.    Nỗi xót xa quyến luyến hai người.
 
–    Người chinh phu dù đã đi những ở Hàm Dương vẫn ngoái lại nhìn Tiêu Tương.
–    Còn người chinh phụ thương chồng lo cho tính mạng của chồng vẫn trông sang.
–    Hai địa danh Hàm Dương, Tiêu Tương tượng trưng hai vị trí xa xôi cách trở.
–    Bến là sông, cây là rừng thể hiện sự cách trở muốn gặp nhau cũng khó.
->    Có thể nói ta thấy được sự chia ly cách trở của hai vợ chồng. Họ thật sự đã cách xa nhau ngàn mấy trùng, cách trở về không gian địa điểm. Tuy nhiên chính sự quyến luyến và ngóng trông như thế ta thấy được tình cảm thắm thiết của cả hai vợ chồng.
 
3.    Nỗi sầu trước cảnh vật.
 
–    Cả hai người cùng trông lại nhưng lại không thấy nhau -> sự xa cách quá xa rồi.
–    Chỉ thấy xanh xanh những mấy hàng dâu.
–    Điệp tù vòng tròn ngàn dâu từ láy xanh xanh thể hiện không gian rộng lớn trải dài một màu xanh đơn điệu.
–    Nhiều dâu đến đây thì con người lại càng khuất dạng và người ngóng trông lại càng cảm thấy bế tắc và vô vọng.
–    Câu hỏi tu từ vang lên thể hiện tâm trạng của cả hai người, hỏi ai sầu hơn ai hay chính là sự khẳng định tâm trạng của bản thân mình.
->    Cảnh vật càng đẹp bao nhiêu, bạt ngàn bao nhiêu thì con người lại càng đau đớn vô vọng. Nàng xót xa trước tuổi thanh xuân qua đi mà không được hạnh phúc, Khi ấy người ta mong muốn được hạnh phúc với người yêu thì lại không thể dành được hạnh phúc. Đồng thời qua đó thể hiện nỗi oán hận chiến tranh đã là nguyên nhân chia cắt vợ chồng trẻ.
 
III.    Tổng kết.
 
–    Đoạn trích thể hiện nỗi lòng xót xa đau lòng của người con gái có chồng đi lính. Hoàn cảnh là một cô gái trẻ trung mong có hạnh phúc bình dị bên chồng mà hạnh phúc đơn giản ấy đã bị chiến tranh cướp mất. Có khi còn thể cướp mất chính người chồng của mình. Nghệ thuật điệp từ, từ láy càng làm nhấn mạnh vào nỗi lòng của người thiếu phụ.
0