28/05/2017, 00:22

Soạn bài Lượm của Tố Hữu văn 6

Soạn bài Lượm của Tố Hữu văn 6 I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành sinh năm 1920 mất năm 2002 – Ông sinh tại mảnh đất Thừa Thiên Huế, sớm từ nhỏ đã được bồi đắp năng khiếu văn học – Ông là một nhà thơ xuất sắc trong thời kì thơ ca kháng chiến chống ...

Soạn bài Lượm của Tố Hữu văn 6 I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành sinh năm 1920 mất năm 2002 – Ông sinh tại mảnh đất Thừa Thiên Huế, sớm từ nhỏ đã được bồi đắp năng khiếu văn học – Ông là một nhà thơ xuất sắc trong thời kì thơ ca kháng chiến chống Pháp – Không chỉ vậy ông còn là một nhà chiến sĩ cách mạng đầy nhiệt huyết và lòng yêu tổ quốc – Phong cách thơ của ông là trữ ...


I.    Tìm hiểu chung
1.    Tác giả

–    Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành sinh năm 1920 mất năm 2002
–    Ông sinh tại mảnh đất Thừa Thiên Huế, sớm từ nhỏ đã được bồi đắp năng khiếu văn học
–    Ông là một nhà thơ xuất sắc trong thời kì thơ ca kháng chiến chống Pháp
–    Không chỉ vậy ông còn là một nhà chiến sĩ cách mạng đầy nhiệt huyết và lòng yêu tổ quốc
–    Phong cách thơ của ông là trữ tình chính luận
–    Tố Hữu có những tập thơ gắn liền với những chặng đường lịch sử của dân tộc: Từ Ấ, Việt Bắc, Máu và hoa, một tiếng đờn…


2.    Tác phẩm
–    Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được sáng tác vào năm 1949 trong khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang đến hồi quyết liệt nhất
–    Xuất xứ: in trong tập Việt Bắc
–    Bố cục: 3 phần:
•    Phần 1: từ đầu đến cháu đi xa dần: việc gặp gỡ chú bé Lượm
•    Phần 2: tiếp đến lượm ơi còn không: việc ra đi của Lượm

•    Phần 3: còn lại: điệp khúc về chú bé Lượm


II.    Đọc hiểu chi tiết
1.    Việc gặp gỡ chú bé lượm

–    Hoàn cảnh lịch sử ngày Huế đổ máu chú Hà Nội gặp cậu bé loắt choắt
–    “loắt choắt” thể hiện sự nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn của Lượm
–    Trang phục: cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch
–    Hành động: chân thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo
–    Như con chim chích nhảy trên đường vàng


->    Qua những trang phục và hành động ấy ta thấy được công việc của chú bé cũng như tính tình của cậu. Đó là một cậu bé liên lạc còn nhỏ và rất hồn nhiên trẻ thơ, bé loắt choắt như con chim chích nhưng đã tham gia cách mạng. Con đường vàng là con đường cách mạng. Nhà thơ sử dụng hàng loạt các từ láy để miêu ta chú bé
–    Em bé ấy thích đi liên lạc hơn ở nhà vì em đang giúp ích cho đất nước

–    Chú bé có điệu cười dễ thương híp mí mắt, má đỏ bồ quân đáng yêu

soan-bai-luom-to-huu


2.    Sự ra đi đột ngột của chú bé đáng yêu
–    Chú Hà Nội không gặp lại chú bé Lượm nữa nhưng một hôm chú nghe được tin chẳng lành
–    Cũng như bao lần với công việc của mình Lượm lên đường đưa thư liên lạc
–    Một em gan dạ dám vượt qua bao nhiêu bom đạn bay vèo vèo
–    Nhưng thư khẩn nên em đã vượt qua để mang thư đến cho các đồng chí
–    Chú bé đi trong sự bao bọc của lúa trổ cánh đồng nhưng giữa rừng mưa đạn đã chảy một dòng máu tươi
->    Sự ra đi của em khiến nhà thơ không tin nổi phải thốt lên câu hỏi hoài nghi lượm ơi còn không. Đây xót cho một em bé tuổi đời còn quá trẻ mà đã ra đi.


3.    Điệp khúc về chú bé Lượm vẫn còn mãi
–    Điệp khúc vang lên ở cuối bài như một bài ca mãi không thôi về một anh hùng nhỏ tuổi
–    Em đã hi sinh nhưng em còn sống mãi trong lòng người Việt Nam


III.    Tổng kết
–    Nhà thơ đã mang đến cho chúng ta một vị anh hùng nhỏ tuổi có thật trong lịch sử, Lượm đúng là một tấm gương sáng cho các bạn nhỏ và cả người lớn noi theo.

0