28/05/2017, 00:23

Soạn bài Xa ngắm thác núi Lư của Lý Bạch lớp 7

Soạn bài Xa ngắm thác núi Lư của Lý Bạch lớp 7. I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả. – Lý Bạch (701 – 762). – Tự là Thái Bạch hiệu là Thanh Liêm cư sĩ, là một nhà thơ nổi tiếng bậc nhất thời thơ đường của Trung Quốc. – Bản thân nhà thơ là một người có khí phách, có tự trọng cao. Mặc dầu ...

Soạn bài Xa ngắm thác núi Lư của Lý Bạch lớp 7. I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả. – Lý Bạch (701 – 762). – Tự là Thái Bạch hiệu là Thanh Liêm cư sĩ, là một nhà thơ nổi tiếng bậc nhất thời thơ đường của Trung Quốc. – Bản thân nhà thơ là một người có khí phách, có tự trọng cao. Mặc dầu học rộng hiểu nhiều, tài năng xuất trúng và có đi thi nhưng Lý Bạch nhất quyết không muốn ra làm quan vì chán ghét những cảnh tượng nơi ...

.

I.    Tìm hiểu chung.
1.    Tác giả.

–    Lý Bạch (701 – 762).
–    Tự là Thái Bạch hiệu là Thanh Liêm cư sĩ, là một nhà thơ nổi tiếng bậc nhất thời thơ đường của Trung Quốc.
–    Bản thân nhà thơ là một người có khí phách, có tự trọng cao. Mặc dầu học rộng hiểu nhiều, tài năng xuất trúng và có đi thi nhưng Lý Bạch nhất quyết không muốn ra làm quan vì chán ghét những cảnh tượng nơi quan trường.
–    Ông để lại nhiều tác phẩm  nổi tiếng và đặc biệt người đời gọi ông là thơ tiên.

2.    Tác phẩm.
–    Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt.
–    Bố cục: 2 phần:
•    Phần 1: câu 1: tả núi hương lô.
•    Phần 2: còn lại: tả thác núi Lư.


II.    Phân tích.
1.    Tả cảnh núi hương Lô.

–    Điểm nhìn: đứng từ xa quan sát ngắm cảnh.
–    Động từ “sinh” thể hiện sự sinh ra, nảy ra.
–    Hương Lô là một địa danh thắng cảnh ở Trung Quốc, nơi đây giống như một chốn bồng lai tiên cảnh.
–    Cảnh núi Hương Lô ngập tràn trong màn sương khói như một cảnh tiên vậy.
–    Mặt trời chiếu xuống núi Hương lô sinh ra màu khói tía.
–    Đó là một ánh sáng màu tím rực rỡ và càng làm tôn thêm vẻ đẹp của Hương lô.
–    Giống như một cảnh tượng vĩnh hằng vậy.


->    Chỉ với câu thơ đầu hình ảnh thiên nhiên núi Hương lô hiện lên thật kì vĩ, tuyệt đẹp. nó giống như một tặng phẩm của tạo hóa ban cho con người vậy. Với những dãy núi cao sừng sững đắm mình trong màn sương khói tía do ánh áng mặt trời chiếu vào. Không gian như mênh mông rộng lớn lại có nét tinh khôi dưới ánh nắng mặt trời.

 

soan bai xa ngam nui thac lu cua ly bach


2.    Cảnh thác núi Lư.
 
–    Hướng ánh mắt từ xa đến tác giả nhìn thấy thác nước treo dựng đứng nhưng lại giống một con sông trước mắt.
->    Nhà thơ nhấn mạnh vào sự to lớn của con thác.
–    Con số “ba nghìn thước” kết hợp với động từ “bay thẳng” -> nhấn mạnh vào sức mạnh dữ dội của con thác này.
->    Với hai câu thơ trên tác giả vừa thể hiện được độ cao của núi, độ cao của thác nước, độ mạnh của thác nước chảy ồ ạt năm này qua tháng khác không hết. Ba nghìn thước không phải là con số nhỏ, với độ cao ấy những giọt nước to lớn lao mình xuống vực sâu.
–    Để làm tăng thêm sự dữ dội của thác nước nhà thơ nhấn mạnh bằng câu thơ cuối bài.
–    “nghi” – tưởng : thể hiện sự tưởng tượng của nhà thơ.
–    Dòng nước từ trên cao rơi xuống cùng với ánh mặt trời chiếu sáng lấp lánh khiến cho nhà thơ cứ ngỡ là một dải ngân hà bị tuột khỏi chín tầng mây
->    Cảnh thác núi Lư thật là hùng vĩ, tráng lệ, đây là một vẻ đẹp tầm vóc đồng thời cũng rất thơ mộng. Bài thơ như một bức tranh chốn bồng lai tiên cảnh.
 
III.    Tổng kết:
 
–    Bài thơ ngắn gọi miêu tả bức tranh thiên nhiên nơi sông núi Hương lô. Bằng những quan sát tinh tế, những cảm nhận bằng các giác quan và tình yêu thiên nhiên, nhà thơ đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên bằng thơ. Bức tranh thiên nhiên ấy hiện lên thật tuyệt vời với vẻ đẹp hùng vĩ pha chút lãng mạn như một chốn thần tiên vậy.
0