28/05/2017, 00:23

Soạn bài em bé thông minh văn lớp 6

Soạn bài em bé thông minh văn lớp 6. I. tìm hiểu chung. – thể loại: thuộc thể loại truyện cổ tích. – nội dung: kể về một em bé thông minh, mẹ mất nhà chỉ có cha với con. Cậu rất thông minh cho nên cậu đã giải được những câu đố mà nhà vua đặt ra. Cậu không những cứu cha mà con cứu cả ...

Soạn bài em bé thông minh văn lớp 6. I. tìm hiểu chung. – thể loại: thuộc thể loại truyện cổ tích. – nội dung: kể về một em bé thông minh, mẹ mất nhà chỉ có cha với con. Cậu rất thông minh cho nên cậu đã giải được những câu đố mà nhà vua đặt ra. Cậu không những cứu cha mà con cứu cả làng nữa, cả nước. Sau đó cậu trở thành trạng nguyên. – bố cục: 3 phần. • phần 1: nhà vua tìm người tài giỏi cho đất nước. • ...

.

I.    tìm hiểu chung.
–    thể loại: thuộc thể loại truyện cổ tích.
–    nội dung: kể về một em bé thông minh, mẹ mất nhà chỉ có cha với con. Cậu rất thông minh cho nên cậu đã giải được những câu đố mà nhà vua đặt ra. Cậu không những cứu cha mà con cứu cả làng nữa, cả nước. Sau đó cậu trở thành trạng nguyên.
–    bố cục: 3 phần.


•    phần 1: nhà vua tìm người tài giỏi cho đất nước.
•    phần 2: cậu bé thông minh giải được những câu đố.
•    phần 3: cậu trở thành trạng nguyên.


II.    phân tích
1.    nhà vua tìm người tài giỏi.

–    năm ấy nhà vua trị vì đất nước là một vị có tâm và lo cho vận mệnh của đất nước chính vì thế mà nhà vua sai người đi khắp nơi để tìm kiếm người tài giỏi.
–    một vị quan được cử đi tìm người tài giỏi khắp mọi nơi.


->    có thể nói đây quả là một vị vua tốt, biết lo cho nhân dân, biết nhìn xa trông rộng và đặc biệt là quý trọng người tài kể cả cho đó có là một đứa con nít.

soan bai em be thong minh

2.    cậu bé thông minh giải câu đố.

–    lần thứ nhất: giải câu đố của vị quan được cử đi tìm người tài giỏi.

•    ông quan nọ đi cả ngày trời không tìm được ai tài giỏi, mệt mỏi thấy có hai cha con đang cày bừa mới đến hỏi thử.
•    quan ra câu đố: hỏi rằng con trâu ngày đi được mấy luống cày?
•    Trong khi người cha lúng túng sợ sệt thì cậu bé nhanh trí trả lời: vậy thì quan hãy nói một ngày ngựa đi được bao nhiêu bước thì cậu bé sẽ trả lời ngày trâu đi được bao nhiêu luống cày.
->    Đây là cách hỏi ngược lại, tương kế tựu kế để cho đối phương không thể trả lời được bắt bẻ được mình. Cậu còn bé nhưng quả thật rất thông minh.
•    Cậu bé có hoàn cảnh rất đặc biệt, mẹ thì mất chỉ có cha con tự nuôi nhau, người cha là một người nông dân hiền lành chất phác còn cậu lại có trí khôn hơn người.
•    Sau khi biết được sự thông minh của cậu bé quan liền về báo với nhà vua.
•    Và lần này nhà vua trực tiếp ra câu đố.

–    Lần giải đố thứ hai:

•    Vua giao xuống cho làng của cậu bé trâu đực với những thúng gạo bắt làng phải nuôi 3 con trâu đó đẻ thành 9 trâu.
•    Cả dân làng ai nấy đều sợ hãi vì sợ vua chặt đầu.
•    Cậu bé thông minh thì ung dung bảo cả làng cứ thịt trâu để ăn, lấy thóc để nấu cơm rồi cậu và cha sẽ lên kinh gặp vua.
•    Xong xuôi cậu lên kinh trả vờ khóc để được gặp vua cậu giải đố bằng cách nói muốn cha đẻ thêm em mà cha không đẻ.
•    Cách dẫn chuyện khôn khéo để cho nhà vua trả lời sau đó mới nói ra câu đố.
•    Sau khi giải đố xong cậu được vua ban thưởng ăn uống thoải mái.

–    Lần giải đố thứ ba:

•    Trên đường từ kinh về cậu bé lại bị nhà vua thách đố khi sai quân mang đến cho cậu một con chim sẻ bé, yêu cầu cậu thịt chim thành nhiều đĩa.
•    Cậu giải đáp bằng cách đưa chiếc kim may và nói bảo nhà vua rèn cho tôi chiếc kim này thành con dao để tôi sẻ thịt chim.
->    Nhà vua tâm phục khẩu phục ban thưởng hậu hĩnh rồi cho cậu về quê.

–    Lần thứ 4:

•    Lần này liên quan đến vận mệnh đất nước.
•    Sứ giả nước ngoài đố nước Nam có thể sâu sợi chỉ nhỏ qua vỏ con ốc xoắn, mục đích của sứ giả là để thăm dò người tài đất nước ta.
•    Vua cho mời cậu bé thông minh và cậu đã bôi mỡ buộc kiến vào sợi chỉ để cho kiến bò qua là xong.
->    Đây là cách xử lý tình huống tài tình khôn khéo dựa trên tình kinh nghiệm sống của cậu bé.
->    Những lần giải đáp câu đố của cậu bé đều là tương kế tựu kệ.

3.    Em bé trở thành trạng nguyên.

–    Vì quá thông minh và tài giỏi cho nên nhà vua đã phong cho cậu là trạng nguyên.
–    Từ đây cha con của cậu có một cuộc sống đầy đủ, cậu mang tài năng của mình giúp đất nước.

 
III.    Tổng kết.
 
–    Truyện cổ tích ca ngợi sự thông minh tài trí của cậu bé nhỏ tuổi. Qua đó nhằm khẳng định và tự hào về người dân Việt Nam. Đất nước ta tuy nhỏ bé nhưng người hiền tài thì đời nào cũng có.
0