28/05/2017, 00:22

Soạn bài Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn Ca) của Nguyễn Trãi

Soạn bài Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn Ca) của Nguyễn Trãi lớp 7. I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả. – Nguyễn Trãi (1380 – 1442), hiệu là Ức Trai. – Ông là một nhà quân sự tài ba, lại vừa là một vị quan thanh liêm, là một nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. – Nguyễn Trãi có tài học ...

Soạn bài Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn Ca) của Nguyễn Trãi lớp 7. I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả. – Nguyễn Trãi (1380 – 1442), hiệu là Ức Trai. – Ông là một nhà quân sự tài ba, lại vừa là một vị quan thanh liêm, là một nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. – Nguyễn Trãi có tài học rộng hiểu nhiều, đi thi và đỗ đạt làm quan. – Tuy nhiên cuộc đời không mấy bằng phẳng không biết bao nhiêu lần Nguyễn Trãi đã bị ...

lớp 7.

I.    Tìm hiểu chung.
1.    Tác giả.

–    Nguyễn Trãi (1380 – 1442), hiệu là Ức Trai.
–    Ông là một nhà quân sự tài ba, lại vừa là một vị quan thanh liêm, là một nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam.
–    Nguyễn Trãi có tài học rộng hiểu nhiều, đi thi và đỗ đạt làm quan.
–    Tuy nhiên cuộc đời không mấy bằng phẳng không biết bao nhiêu lần Nguyễn Trãi đã bị vua hiểu nhầm vì bọn gian thần nịnh bợ vu cáo.
–    Và sự đau đớn nhất là vụ án vườn vải Lệ Chi Viên khiến cho cả nhà ông phải chết một cách oan uổng.
–    Mãi về sau mới được giải oan.
–    Tác phẩm nổi tiếng của ông là: quân trung từ mệnh tập, ức trai thi tập, bình ngô đại cáo.


2.    Tác phẩm.
–    Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được viết khi ông cáo quan về quê ở ẩn, ông sống ở nơi Côn Sơn. Sống trước thiên nhiên tươi đẹp thanh thản vô cùng với tình yêu thiên nhiên Nguyễn Trãi đã viết bài thơ này.
–    Bản gốc: chữ hán.
–    Thể thơ: lục bát.


II.    Phân tích
1.    Thiên nhiên cảnh đẹp Côn Sơn.

–    Âm thanh: tiếng suối chảy rì rầm -> âm thanh nghe rất nhẹ nhàng và êm đềm. Và tiếng suối ấy được nhà thơ so sánh với tiếng đàn cầm -> đây là một so sánh hết sức hay.
–    Côn Sơn có đá rêu phơi -> màu xanh rêu gợi lên sự mộc mạc cổ kính.
–    Tác giả bắt đầu di chuyển điểm nhìn từ suối đến ghềnh. Trong ghềnh có những cây thông mọc như nêm -> nghệ thuật so sánh -> nhấn mạnh vào sự dày đặc của cây thông có trong ghềnh.
–    Thông nhiều nên cho rất nhiều bóng mát.
–    Vào sâu thêm trong rừng có bóng trúc râm là một nơi lý tưởng để ngâm thơ và hóng mát.


->    Bằng vài nét chấm phá Nguyễn Trãi đã mang đến cho chúng ta một bức tranh thiên nhiên Côn Sơn tuyệt vời. Đó là một vẻ đẹp xanh tươi vốn có của thiên nhiên. Không chỉ có âm thanh mà còn có cả màu sắc xanh tươi. Cảnh vật như nên thơ nên họa.

 

soan bai con son ca nguyen trai
2.    Tâm trạng của tác giả.
 
–    Tác giả quả là một người có tình yêu thiên nhiên nên mới có thể miêu tả cảnh sắc Côn Sơn chi tiết và đẹp đến như thế.
–    Côn Sơn có rêu phơi như chiếu êm nhà thơ ngồi trên đó như ngồi chiếu.
–    Côn Sơn có thông mọc nhiều nhà thơ tìm nơi bóng mát lên nằm.
–    Trong rừng có bóng trúc râm là nơi để nhà thơ ngâm nga khúc thơ nhàn.
–    Khúc thơ nhàn là khúc thơ thanh thản yêu đời -> chỉ tác giả không còn bận tâm đến việc triều chính nữa cho nên tâm hồn rất thanh thản.
–    Điệp từ “ta” được điệp lại nhiều lần nhấn mạnh vào sự sở hữu thiên nhiên của tác giả.
->    Nhà thơ đang có những phút giây tươi đẹp nhất của cuộc đời mình, không phải bon chen không phải lo toan, Nguyễn Trãi sống chan hòa với thiên nhiên, bầu bạn với thiên nhiên. Người bạn ấy không những rất tốt mà còn thân thiện không biết hại người.
 
III.    Tổng kết.
 
–    Bài thơ vẽ lên một bức tranh thiên nhiên vô cùng đẹp nơi Côn Sơn mộc mạc dân dã. Cáo quan về quê nhà thơ không hề hối hận cũng không hề buồn mà chỉ nhàn nhã và thanh thản thêm. Với biện pháp nghệ thuật so sánh được sử dụng dày đặc Côn Sơn càng hiện lên sinh động hơn và tâm trạng của nhà thơ càng được thể hiện rõ hơn – đó là một tâm trạng hết sức phấn chấn và thanh thản.
0