05/02/2018, 09:50

Soạn bài Ra-ma buộc tội lớp 10 ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Ra-ma buộc tội trong chương trình Ngữ văn 10 ngắn gọn Ở bài học trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu tác phẩm sử thi Hy Lạp là Uy-lít-xơ trở về. Và bài học tiếp theo ngày hôm nay, chúng ta sẽ được học thêm một tác phẩm sử thi cổ đại nổi tiếng của Ấn Độ - Ra-ma buộc tội. Nội dung ...

Hướng dẫn soạn bài Ra-ma buộc tội trong chương trình Ngữ văn 10 ngắn gọn Ở bài học trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu tác phẩm sử thi Hy Lạp là Uy-lít-xơ trở về. Và bài học tiếp theo ngày hôm nay, chúng ta sẽ được học thêm một tác phẩm sử thi cổ đại nổi tiếng của Ấn Độ - Ra-ma buộc tội. Nội dung tác phẩm kể về vị hoàng tử Ra-ma đã có chiến công giải cứu nàng Xi-ta, bên cạnh đó Ra-ma cũng thể hiện phẩm chất đạo đức của mình khi không màng danh lợi, sẵn sàng trao ngôi vương lại cho người em của mình. Trong truyện còn có những tình tiết gây cấn và xúc động, điển hình là lúc Ra-ma đã nghi ngờ Xi-ta về tiết hành của nàng, để chứng minh sự trong sạch Xi-ta quyết định nhảy vào lửa. Thần lửa cảm động và biết được câu chuyện trên, nên đã ra tay cứu nàng Xi-ta. Để tìm hiểu rõ hơn về nội dung cũng như giá trị của tác phẩm, bài viết này Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài Ra-ma buộc tội trong chương trình Ngữ văn 10 một cách ngắn gọn, dễ hiểu. Câu 1: Trả lời: Sau khi chiến thắng, Ra-ma và Xi-ta đã gặp lại nhau trước sự chứng kiến của mọi người. a. Công chúng đó là: anh em, bạn hữu những người trung thành với Ra-ma, quan quân, quân đội khi và cả dân chúng vương quốc quỷ. b. Hoàn cảnh phải đứng trước công chúng khiến cho Ra-ma vô cùng khó xử, để giữ bổn phận là một vị vua anh hùng, Ra-ma đành phải nói trước mặt công chúng và cả người vợ yêu quý của mình rằng cuộc chiến đó là vì danh dự của dòng tộc. Còn đối với Xi-ta, lời của nàng muốn gởi đến không chỉ riêng Ra-ma mà đến tất cả những người ở đấy để chứng minh cho họ biết được tấm lòng của nàng. Câu 2: Trả lời: Theo lời tuyên bố của Ra-ma: a. Chàng giao tranh với quỷ Ra-va-na, tiêu diệt hắn để giải cứu Xi-ta vì việc cướp đi người vợ Xi-ta chứng tỏ quỷ Ra-va-na không hề nể nang, xúc phạm danh dự của Ra-ma. b. Chàng ruồng bỏ Xi-ta vì lí do nghĩ rằng Xi-ta không còn tiết hành người con gái, chính sự ghen tuông này đã dẫn đến đỉnh điểm Xi-ta chứng minh lòng thủy chung của mình khi nhảy vào lửa. c. Những lời nói lặp đi lặp lại nhiều lần trong lời nói của Ra-ma cho thấy chàng là một vị vua tài đức, đặt danh dự lên hàng đầu, … d. Thái độ của Ra-ma khi Xi-ta bước lên giàn lửa: bản thân Ra-ma cũng vô cùng căng thẳng. Chi tiết nhìn Ra-ma lúc ấy giống như “thân chết” cho thấy được lúc ấy Ra-ma dường như bị rối bời trước hành động của Xi-ta. Câu 3: Trả lời: Trong lời đáp của mình, Xi-ta đã nhấn mạnh: - Sự khác biệt giữa tư cách, đức hạnh của nàng và loại phụ nữ tầm thường thấp kém:Nàng là con thần Đất mẹ. Những người phụ nữ tầm thường thấp kém sẽ dễ dàng thay lòng đổi dạ, nhưng với Xi-ta lại khác, nàng sẵn sàng bỏ cung điện, chức vị để vào rừng cùng chồng, chia sẻ cay đắng ngọt bùi. - Sự khác biệt giữa điều tùy thuộc vào số mệnh của nàng, vào quyền lực khác và điều trong vòng kiểm soát của nàng:Lí do này càng cho thấy sự thuyết phục về lòng thủy chung, yêu thương chồng của Xi-ta. Nàng muốn nói rằng thân xác dù bị quỷ Ra-va-na chiếm giữ, nhưng trái tim bên trong của nàng vẫn luôn thuộc về Ra-ma. - Về quyết định bước lên giàn lửa và những lời cầu khẩn thân A-nhi của nàng Xita cho thấy phẩm chất, lòng tự trọng của nàng là rất lớn, nàng muốn chứng minh sự trong sạch, sự thủy chung của mình dành cho chồng nên đã nhờ Thân Lửa chứng minh tiết hạnh của nàng. Câu 4: Trả lời: Thái độ cảu công chúng khi chứng kiến Xi-ta bước vào lửa đó là: từ già đến trẻ, những người phụ nữ, bạn hữu, anh em, hay cả loài Rak-sa-xa, loài Va-na-ra … tất cả đều bật khóc, xúc động và đau xót. Trên đây là bài soạn Ra-ma buộc tôi, qua tác phẩm này chúng ta có thể thấy được một hình ảnh vị vua tài đức Ra-ma, song sâu xa hơn tác phẩm này cũng muốn nói lên hình ảnh người phụ nữ Ấn Độ ở thời cổ đại rất xem trọng phẩm giá và lòng thủy chung của mình. Qua bài soạn trên, hi vọng các em đã nắm kĩ được nội dung cũng như giá trị mà tác phẩm mang lại. Chúc các em học tốt. Xem thêm: Soạn bài Uy-lít-xơ trở về lớp 10 ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Ra-ma buộc tội trong chương trình Ngữ văn 10 ngắn gọn

Ở bài học trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu tác phẩm sử thi Hy Lạp là Uy-lít-xơ trở về. Và bài học tiếp theo ngày hôm nay, chúng ta sẽ được học thêm một tác phẩm sử thi cổ đại nổi tiếng của Ấn Độ - Ra-ma buộc tội. Nội dung tác phẩm kể về vị hoàng tử Ra-ma đã có chiến công giải cứu nàng Xi-ta, bên cạnh đó Ra-ma cũng thể hiện phẩm chất đạo đức của mình khi không màng danh lợi, sẵn sàng trao ngôi vương lại cho người em của mình. Trong truyện còn có những tình tiết gây cấn và xúc động, điển hình là lúc Ra-ma đã nghi ngờ Xi-ta về tiết hành của nàng, để chứng minh sự trong sạch Xi-ta quyết định nhảy vào lửa. Thần lửa cảm động và biết được câu chuyện trên, nên đã ra tay cứu nàng Xi-ta. Để tìm hiểu rõ hơn về nội dung cũng như giá trị của tác phẩm, bài viết này Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài Ra-ma buộc tội trong chương trình Ngữ văn 10 một cách ngắn gọn, dễ hiểu.

Câu 1:
Trả lời:
Sau khi chiến thắng, Ra-ma và Xi-ta đã gặp lại nhau trước sự chứng kiến của mọi người.
a. Công chúng đó là: anh em, bạn hữu những người trung thành với Ra-ma, quan quân, quân đội khi và cả dân chúng vương quốc quỷ.
b. Hoàn cảnh phải đứng trước công chúng khiến cho Ra-ma vô cùng khó xử, để giữ bổn phận là một vị vua anh hùng, Ra-ma đành phải nói trước mặt công chúng và cả người vợ yêu quý của mình rằng cuộc chiến đó là vì danh dự của dòng tộc.
Còn đối với Xi-ta, lời của nàng muốn gởi đến không chỉ riêng Ra-ma mà đến tất cả những người ở đấy để chứng minh cho họ biết được tấm lòng của nàng.

Câu 2:
Trả lời:
Theo lời tuyên bố của Ra-ma:
a. Chàng giao tranh với quỷ Ra-va-na, tiêu diệt hắn để giải cứu Xi-ta vì việc cướp đi người vợ Xi-ta chứng tỏ quỷ Ra-va-na không hề nể nang, xúc phạm danh dự của Ra-ma.
b. Chàng ruồng bỏ Xi-ta vì lí do nghĩ rằng Xi-ta không còn tiết hành người con gái, chính sự ghen tuông này đã dẫn đến đỉnh điểm Xi-ta chứng minh lòng thủy chung của mình khi nhảy vào lửa.
c. Những lời nói lặp đi lặp lại nhiều lần trong lời nói của Ra-ma cho thấy chàng là một vị vua tài đức, đặt danh dự lên hàng đầu, …
d. Thái độ của Ra-ma khi Xi-ta bước lên giàn lửa: bản thân Ra-ma cũng vô cùng căng thẳng. Chi tiết nhìn Ra-ma lúc ấy giống như “thân chết” cho thấy được lúc ấy Ra-ma dường như bị rối bời trước hành động của Xi-ta.

Câu 3:
Trả lời:
Trong lời đáp của mình, Xi-ta đã nhấn mạnh:
- Sự khác biệt giữa tư cách, đức hạnh của nàng và loại phụ nữ tầm thường thấp kém:
  • Nàng là con thần Đất mẹ.
  • Những người phụ nữ tầm thường thấp kém sẽ dễ dàng thay lòng đổi dạ, nhưng với Xi-ta lại khác, nàng sẵn sàng bỏ cung điện, chức vị để vào rừng cùng chồng, chia sẻ cay đắng ngọt bùi.
- Sự khác biệt giữa điều tùy thuộc vào số mệnh của nàng, vào quyền lực khác và điều trong vòng kiểm soát của nàng:
  • Lí do này càng cho thấy sự thuyết phục về lòng thủy chung, yêu thương chồng của Xi-ta. Nàng muốn nói rằng thân xác dù bị quỷ Ra-va-na chiếm giữ, nhưng trái tim bên trong của nàng vẫn luôn thuộc về Ra-ma.
- Về quyết định bước lên giàn lửa và những lời cầu khẩn thân A-nhi của nàng Xita cho thấy phẩm chất, lòng tự trọng của nàng là rất lớn, nàng muốn chứng minh sự trong sạch, sự thủy chung của mình dành cho chồng nên đã nhờ Thân Lửa chứng minh tiết hạnh của nàng.

Câu 4:
Trả lời:
Thái độ cảu công chúng khi chứng kiến Xi-ta bước vào lửa đó là: từ già đến trẻ, những người phụ nữ, bạn hữu, anh em, hay cả loài Rak-sa-xa, loài Va-na-ra … tất cả đều bật khóc, xúc động và đau xót.

Trên đây là bài soạn Ra-ma buộc tôi, qua tác phẩm này chúng ta có thể thấy được một hình ảnh vị vua tài đức Ra-ma, song sâu xa hơn tác phẩm này cũng muốn nói lên hình ảnh người phụ nữ Ấn Độ ở thời cổ đại rất xem trọng phẩm giá và lòng thủy chung của mình. Qua bài soạn trên, hi vọng các em đã nắm kĩ được nội dung cũng như giá trị mà tác phẩm mang lại. Chúc các em học tốt.

Xem thêm:
0