05/02/2018, 09:49

Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng chi tiết nhất

Tây tiến (Quang Dũng) I. Tác giả, tác phẩm Tác giả Quang Dũng (đầy đủ nhất ở SGK ngữ văn 12, ở đây chỉ tóm tắt ngắn gọn)Làm thơ, viết văn, vẽ tranh, sáng tác nhạc,… => ông là một nghệ sĩ đa tài. Ông trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp Phong cách nghệ thuật: thơ Quang Dũng chiếm lĩnh ...

Tây tiến (Quang Dũng) I. Tác giả, tác phẩm Tác giả Quang Dũng (đầy đủ nhất ở SGK ngữ văn 12, ở đây chỉ tóm tắt ngắn gọn)Làm thơ, viết văn, vẽ tranh, sáng tác nhạc,… => ông là một nghệ sĩ đa tài. Ông trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp Phong cách nghệ thuật: thơ Quang Dũng chiếm lĩnh tâm hồn người đọc bởi tâm hồn lịch lãm, lãng mạn, tài hoa, phóng khoáng và rất đỗi hồn hậu Hoàn cảnh ra đời: Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với quân đội Lào chống quân đội của thực dân Pháp. Địa bàn hoạt động của lính Tây Tiến rất rộng, từ tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, miền Tây Thanh Hóa, Sầm Nứa (Lào), trong những hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội, nhưng họ sống rất lạc quan và chiến đấu dũng cảm. Chiến đấu được một thời gian thì đoàn binh Tây Tiến trở về Hòa Bình->trung đoàn 52, khi ấy Quang Dũng là đại đội trưởng sau đó ông chuyển sang đơn vị khác. Trong nỗi nhớ đồng chí đồng đội đến cồn cào và da diết, tại làng Phù Lưu Chanh ông đã viết bài thơ Tây Tiến (1948) II. Tìm hiểu và phân tích tác phẩm [IMG] [/IMG] A. Cảm nhận chung Tây Tiến là tác phẩm tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, là bài ca không bao giờ quên – bài ca về người lính cụ Hồ - những con người đã hiến dâng cả cuộc đời cho non song đất nước. Để rồi đến với bài thơ ta nhận ra bức tượng đài nghệ thuật bất hủ về người lính Tây Tiến trên nền thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở, huyền bí và cũng rất nên thơ nên họa. Tác phẩm được viết bằng cảm hứng lãng mạn nhuốm màu sắc bi tráng nhưng không hề bi lụy. B. Phân tích 1/ Bức tranh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc và những chặng đường hành quân a, Hai câu đầu Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Bài thơ cất lên bằng tiếng gọi tha thiết đằm sâu vào tâm hồn người đọc, "Tây Tiến ơi" như chứa đựng cả một bầu trời thương nhớ với bao bâng khuâng hụt hẫng và nuối tiếc. Âm "ơi" như ngân vang ra từ vách đá của núi rừng Tây Bắc, ngân vang trải dài đến đâu mang theo tâm tư tình cảm của Quang Dũng lan ngấm thấm tràn đến đó. Sông Mã, Tây Tiến đã xa rồi, xa cả về không gian lẫn thời gian nhưng những gì thuộc về Tây Tiến vẫn còn sống, neo đậu và khắc tạc nơi sâu thẳm trái tim và cõi lòng nhà thơ. Dòng sông Mã lồng vào tiếng gọi Tây Tiến thể hiện sự gắn bó như không thể tách rời bởi đó là dòng sông đã từng chia ngọt sẻ bùi, cùng Tây Tiến một thời tắm nắng gội mưa và cũng là dòng sông đã từng đưa tiễn người lính trở về đất mẹ. Dường như dòng cảm xúc không thể kìm nén đã bật lên thành nỗi nhớ, từ "nhớ" được láy lại hai lần trong một câu thơ như nốt nhạc trầm trở nặng tâm tư. Nỗi nhớ được cụ thể hóa qua từ láy "chơi vơi" giàu sức gợi cảm, dồn nén cảm xúc, từ "chơi vơi" diễn đạt đến độ chín của nỗi nhớ, nhớ đến đau đáu, dằng dặc, triền miên, nỗi nhớ như những đợt sóng liên tiếp gối đầu nhau vô hổi vô hạn mà cồn cào da diết choáng ngợp cả tâm hồn.Từ "nỗi nhớ" của Quang Dũng gợi ta nhớ về nỗi nhớ của nhân vật trữ tình trong câu ca dao Nhớ ai bổi hổi bồi hồi Như đứng đống lửa như ngồi đống than Nỗi nhớ trong ca dao là nỗi nhớ của tình yêu, nhớ đến đỏ lòng sốt ruột, còn nỗi nhớ của Quang Dũng là nỗi nhớ dành cho đồng đội cứ chảy trôi đến vô chừng. Từ nỗi nhớ ấy, bức tranh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hùng vĩ hoang sơ cứ dần dần hiện ra. b.Thiên nhiên hùng vĩ. Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi. Sài Khao, Mường Lát là những địa danh, bản làng xa xôi hẻo lánh mà lính Tây Tiến đã hành quân qua hoặc đã có những phút giây ngơi nghỉ. Dù xa xôi hẻo lánh nhưng nó vẫn cắt hình rõ rệt trong lòng những ai đã một thời sống với Tây Tiến bởi: Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn. Hơn thế nữa, ngạn ngữ Hi Lạp có câu "mảnh đất lưu giữ được tâm hồn con người thì ở đó chôn cất một người thân hoặc gửi gắm một phần trái tim họ" biết đâu ở những địa danh ấy biết bao đồng chí đồng đội của tác giả đã ngã xuống, cho nên nhớ cũng là lẽ tự nhiên mà thôi. Sài Khao là mảnh đất lắm sương nhiều khói, sương che lấp đường đi, sương phủ kín bóng người, sương như tấm áo choàng bảng lảng chùm lên con sông, ngọn suối, sườn đèo. Ta nghe đâu đây giữa núi rừng hiểm trở cheo leo có những hơi thở mệt mỏi của những chàng trai đất Hà thành nhọc nhằn trên từng chặng đường hành quân. Thế mà với trái tim nhạy cảm, tình yêu tha thiết với mảnh đất và con người Tây Bắc, họ như nghe từng hơi thở nhịp đập thậm chí là cái khe khẽ trở mình của cỏ cây hoa lá trên đất Mường Lát khi màn đêm buông xuống. Có thể nói Quang Dũng như một phóng viên lia ống kính để mở ra trước mắt người đọc một thước phim về núi rừng hiểm trở mà cheo leo: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Giọng thơ bỗng trở nên gần gũi, dồn dập góp phần nhấn mạnh vào một địa thế hiểm trở đồng thời giúp người đọc cảm nhận được bước chân chắc nịch của người lính hằn in trên sỏi đá. Một loạt những từ láy giàu chất tạo hình "thăm thẳm", "khúc khuỷu", "heo hút" mở ra trước mắt người đọc bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở, núi non trùng trùng điệp điệp. Điệp từ "dốc" láy lại hai lần trong một câu thơ góp phần diễn tả một địa thế cheo leo, dốc sâu vực thẳm, dốc cứ dốc, đèo cứ đèo, núi cao chót vót, vực sâu thăm thẳm khôn cùng. Khi miêu tả thiên nhiên hùng vĩ Quang Dũng sử dụng nhiều thanh trắc phối hợp với giọng thơ rắn rỏi hòa cùng những từ giàu chất tạo hình để Tây Bắc trở thành đỉnh cao của chênh vênh và trở thành mỗi thử thách lớn đối với con người. Vậy nên đoàn binh Tây Tiến hành quân là chặng đường chinh phục thiên nhiên, chinh phục khó khăn và trên hết là chinh phục chính bản thân mình, để rồi lính Tây Tiến khi khúc xạ dưới lăng kính lãng mạn của Quang Dũng đã trở nên kì vĩ hơn bao giờ hết. "Súng ngửi trời" là một cách cảm nhận rất ngộ nghĩnh mang đậm chất lính. Một chút tếu táo của người lính giữa chốn đèo cao càng làm cho họ trở nên đẹp đẽ hơn, như minh chứng cho ý chí, sức mạnh phi thường và khát khao chinh phục. Thật đúng là: Đèo cao thì mặc đèo cao Trèo lên tới đỉnh ta cao hơn đèo Đặc biệt câu thơ :" Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống" như bẻ đôi bởi cách ngắt nhịp 4/3 tạo thành hai vế tiểu đối giữa cao và sâu, giữa lên và xuống. Dường như câu thơ có sự chuyển động, càng đẩy ra hai phía là núi cao chất ngất lưng trời, vực sâu thăm thẳm khôn cùng để lại khoảng trống về một Tây Bắc giữ dội , huyền bí như một ẩn số đối với con người. Nhà thơ viết về Tây Bắc bằng nỗi nhớ mà lại gợi ra được cái thần, cái hồn của cảnh vật, điều đó chắc hẳn xuất phát từ một trái tim nặng nghĩa nặng tình với mảnh đất và con người nơi đây. Để lấy lại cân bằng cảm xúc cho người đọc nhà thơ đã hạ bút với câu thơ toàn thanh bằng: Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Tây Bắc được nhà thơ quan sát ở nhiều góc độ: ngước mắt nhìn lên là núi cao lưng trời, đưa mắt nhìn xuống là vực sâu hun hút, phóng xa tầm mắt trong làn sương ta có cảm giác những ngôi nhà trên đất Pha Luông đang bồng bềnh trôi giữa chốn xa khơi. Cảnh vật bỗng trở nên nửa thực nửa ảo chập chờn như trong cõi mây, chất lãng mạn như phủ kín cảnh vật, đó là sản phẩm của một họa sĩ ẩn trong tâm hồn một thi sĩ. c. Tây Bắc huyền bí Tây Bắc không chỉ hùng vĩ, hoang sơ mà còn rất huyền bí: Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người " chiều chiều", " đêm đêm" là những từ láy chỉ thời gian có ý nghĩa chuyển giao liên tục cũng chính là liên tiếp những khó khăn chồng chất mà lính Tây Tiến phải đối mặt. Ban ngày thì lội suối lội đèo, băng rừng vượt thác, chiều về rùng mình ghê sợ trước sự trỗi dậy của thác nước, đêm xuống phải đối mặt với chim kêu vượn hú thú dữ hoành hành. Dường như trên đất Mường Hịch vẫn còn lởn vởn đâu đây dấu chân cọp dữ, và để xoa dịu đi cảm giác sợ hãi về một Tây Bắc dữ dằn là hai câu thơ nhiều thanh bằng ấm tình quân dân: Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi Trong hàng trăm hàng nghìn nỗi nhớ Quang Dũng đặc biệt dành một phần trái tim mình cho mảnh đất Mai Châu khi bước vào mùa mới. Quên sao được cảm giác ấm áp tình quân dân bên các bản làng khi dừng chân ngơi nghỉ. Chẳng thế mà giọng thơ êm đềm tha thiết như khúc nhạc tâm tình gợi thương gợi nhớ như mãi vương vương một nỗi niềm. Thử hỏi xem mùi vị của nếp xôi có gì đặc biệt mà làm bôn chồn thao thức những chàng trai Tây Tiến đến vậy. Đơn giản lắm đó là hương vị được tích tụ từ những giọt mồ hôi mặn chát của con người, từ thần khí thiêng liêng của xứ xở anh hùng và đặc biệt nó chan chứa tình người cuộn thắm tình quân dân. Bởi thế mà nó theo suốt cuộc đời của những ai đã một thời sống cùng Tây Tiến. Hương nếp xôi đầu mùa như một sợi dây thiêng liêng gắn kết quá khứ - hiện tại - tương lai. Giống như Hoàng Cầm khi rời xa kinh bắc thì mang theo "lúa nếp thơm nồng", Nguyễn Đình Thi khi rời xa Hà Nội thì nhớ về mùi hương cốm mới " Gió thổi mùa thu hương cốm mới" thì Quang Dũng xa đất Mai Châu lại mang theo "hương nếp xôi" d, Chân dung người lính Tiếp tục trong dòng chảy cảm xúc của Quang Dũng người đọc nhận ra giữa không gian núi rừng heo hút, giữa cái thăm thẳm của chốn đại ngàn vẫn hiện lên vẻ đẹp chân dung người lính Tây Tiến: Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời Biết bao khó khăn gian khổ của lính Tây Tiến được Quang Dũng dồn nén vào chữ "dãi dầu" thể hiện sự từng trải, nám sạm nắng mưa dạn dày sương gió, tư thế phớt lờ, coi thường hiểm nguy coi thường cái chết. Thì ra đó là những chàng trai giàu đức hi sinh, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng chỉ như là khoảnh khắc thiếp đi vì mệt mỏi mà thôi. Nhà thơ đã thổi bừng lên ánh sáng của lí tưởng anh hùng, của khát vọng tiêu diệt kẻ thù, của đấng nam nhi với chí làm trai: Chí làm trai dặm nghìn da ngựa Gieo thái sơn nhẹ tựa hồng mao => đánh giá đoạn 1: đoạn thơ thể hiện bút pháp tài hoa lãng mạn, cái nhìn tinh tế tài hoa của người nghệ sĩ kết hợp với với cảm xúc yêu mến, nhớ nhung chân thành, Quang Dũng đã làm sống dậy một thời chinh chiến gian khổ giữa núi rừng hùng vĩ hoang sơ. 2. Đêm văn nghệ và sông nước Châu Mộc a. Đêm văn nghệ Những nét vẽ gân guốc mạnh bạo, giọng thơ rắn rỏi với nhiều thanh trắc đã lùi dần nhường chỗ cho những nét vẽ tinh tế, mềm mại uyển chuyển để mở ra một thế giới mới về Tây Bắc - Tây Bắc không chỉ cheo leo hiểm trở, lắm thác nhiều ghềnh mà Tây Bắc còn rất diễm lệ có sức hấp dẫn, lôi cuốn bởi cảnh đẹp người duyên và vì thế mà những vần thơ trở nên ngọt ngào như chất men say, như chất nhạc hòa cũng cảm giác lãng mạn: Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viêng Chăn xây hồn thơ Sau những chặng đường hành quân vất vả mệt nhọc, lính TT được ngơi nghỉ hòa mình quây quần bên bữa cơm chiều và đặc biệt là được hòa mình vào đêm văn nghệ ấm tình quân dân. Với những chi tiết tả thực kết hợp với cái nhìn lãng mạn nhà thơ đã tái hiện đêm văn nghệ nơi nẻo cao vùng núi đẹp như một câu truyện cổ tích làm say sưa lòng người. Động từ "bừng" diễn tả sự chuyển biến mau lẹ đột ngột, một sự đổi thay kì diệu: bừng lên ánh sáng làm xua tan đi bóng tối của một góc rừng, sưởi ấm không gian sưởi ấm lòng người. Quang Dũng thật khéo léo khi sử dụng từ "bừng" đem đến một luồng sinh khí mới, hơi thở nhịp đập của sự vui sống,, của niềm vui, của tình người chan chứa. Trước đây Tố Hữu cũng sử dụng từ "bừng" để đánh dấu bước ngoặt của cuộc đời khi có ánh sáng lí tưởng của Cách mạng chiếu rọi vào tâm hồn: Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim Còn Quang Dũng sử đụng từ "bừng" để đánh dấu sự bắt đầu của đêm liên hoan văn nghệ đậm chất thơ. Đêm văn nghệ quần chúng ấy đã trở thành đêm hội lung linh ánh sáng, sóng sánh sắc màu, rộn rã âm thanh, náo nức lòng người. Đặc biệt lửa đuốc bập bùng mang hơi thở văn hóa của đồng bào biên cương khi qua lăng kính lãng mạn của QD đã trở thành "hội đuốc hoa". "Đuốc hoa" là ngọn nến được dùng trong đêm tân hôn, lúc này ánh sáng khiến cho đêm văn nghệ nhuốm màu sắc hạnh phúc. "Kìa" là biểu hiện của sự ngạc nhiên đến ngỡ ngàng khi có sự xuất hiện của những cô gái dân tộc Thái trong xiêm y lộng lẫy, họ đã trở thành đối tượng trung tâm của đêm hội, nơi ngưng đọng ánh mắt và tâm hồn của biết bao chàng trai TT. Giọng thơ êm đềm, tha thiết đọng lại ở từ "em" nghe thật ân cần mà chan chứa tình, câu thơ như sự hóa thân của một tài năng, có sự hiện hình của chất họa, có giai điệu du dương ngọt ngào của chất nhạc, có vẻ đẹp e ấp tình tứ của con người, có cái kín đáo e lệ của thiếu nữ miền sơn cước. Giữa "man điệu"-giai điệu phương xa, con người càng trở nên duyên dáng hơn khi hòa mình vào điệu Lăm Vông đậm chất văn hóa của núi rừng. Khúc nhạc của rẻo cao núi rừng như lan ngấm thấm tràn đến miền đất của nước bạn Lào xa xôi để xây đắp lên hồn thơ QD lãng mạn, tài hoa, phóng khoáng. => đánh giá: chỉ với 4 câu thơ mà nhà thơ QD đã vẽ nên một bức tranh phong phú về đường nét, độc đáo về âm thanh, làm sống dậy bản sắc văn hóa của núi rừng, gợi nên vẻ đẹp tâm hồn lạc quan yêu đời của người lính, đồng thời thêm một lần nữa ta nhận ra tình quân dân thắm thiết, mặn mà. Cảm nhận về đoạn thơ này, Xuân Diệu viết:" Đọc đoạn thơ ta như được ngậm nhạc trong miệng, chẳng hiểu sao thứ nhạc ngâm nga trầm bổng của núi rừng cứ len lỏi, thấm sâu vào lòng người". b, Sông nước Châu Mộc Nếu như đêm văn nghệ đến với người đọc bằng niềm say mê thì cảnh sông nước Châu Mộc thì lại gợi lên cảm giác bâng khuâng, phảng phất một nỗi buồn" Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau lẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa Đất Châu Mộc vào buổi chiều sương năm ấy khi đoàn binh TT đặt chân đến đã trở thành điểm hẹn của nỗi nhớ - nhớ xứ sở lắm sương nhiều khói, sương giăng mắc nơi nơi, sương phủ kín bóng người, sương như tấm áo choàng bao trùm từng con sông, ngọn suối, sườn đèo. Có lẽ sương khói của thời gian không đủ để xóa nhòa đi sương khói của Châu Mộc mà ngược lại sương khói của Châu Mộc đã cắt hình rõ rệt trong kí ức những chàng trai TT bởi: Kỷ niệm chẳng là gì khi lòng người vội xóa Nhưng sẽ là tất cả nếu lòng người còn ghi Một loạt những từ để hỏi "có thấy", "có nhớ" cứ thế trỗi dậy như những lời tự vấn, tự hỏi chính mình, hỏi để đánh thức một vùng kỉ niệm, hỏi để dặn lòng mình chớ có quên một thời chinh chiến để thêm một lần nữa được sống cùng đồng chí đồng đội. Thì ra những gì thuộc về TT cứ mãi rạo rực, cứ dâng trào như những lớp sóng trong tâm hồn của QD. Ấn tượng về Châu Mộc không chỉ là sương là khói mà còn là ngàn lau nở rộ trắng xóa làm lên nét đặc trưng của đất biên giới. Lau nở rộ trắng xóa cả chân trời, choáng ngợp cả tâm hồn con người, phảng phất một nỗi buồn, gieo rắc một cảm giác bâng khuâng. QD không chỉ miêu tả cảnh mà còn gợi được linh hồn của cảnh vật, điều đó chỉ có thể có được ở một người nhạy cảm biết lằng nghe từng hơi thở nhịp đập của đất trời. Chẳng thế mà giữa khung cảnh sông nước mênh mang vẫn thấp thoáng đâu đây bóng dáng của con người thật mềm mại, duyên dáng trên chiếc thuyền độc mộc. Sự xuất hiện của họ làm cho nỗi nhờ trở nên vời vợi hơn trong lòng lính TT. Phải chăng đó là bóng dáng của cô sơn nữ đã một thời chở lính TT qua sông làm nhiệm vụ hay chính là bóng dáng của người con gái mà lính TT luôn thầm thương trộm nhớ.Con người dường như đang làm duyên với cảnh, làm nên cái hồn cái thần của cảnh bởi:" cảnh đẹp đến mấy mà không xuất hiện tín hiệu của cuộc sống thì cũng là cảnh chết" để rồi đến lượt cảnh làm duyên với người trong vẻ "đong đưa" của những bông hoa dại ven suối. "Đong đưa" chứ không phải là "đung đưa" làm cho hoa như có cử chỉ duyên dáng, hoa làm duyên với người khiến bức tranh thiên nhiên thật đăng đối, hài hòa chẳng khác gì bức tranh thủy mặc dưới bàn tay của một nghệ sĩ tài hoa. => bốn câu thơ là một bức tranh đơn giản nhưng toàn bích, tinh tế vừa mềm mại vừa mơ mộng đắm say và đằng sau bức tranh ấy là khoảng trời riêng dành cho nỗi nhớ. 3. Hình tượng người lính TT Người lính cụ Hồ đã trở thành bến đậu nghệ thuật, thành điểm dừng chân khơi nguồn sức sáng tạo không bao giờ vơi cạn trong trái tim người nghệ sĩ. Vẫn còn đó hình ảnh "anh bộ đội chân không đi lùng giặc đánh" của Tố Hữu hay hình ảnh người lính "miệng cười buốt giá chân không giày" của Chính Hữu và rồi Quang Dũng đã làm nên một bài ca không bao giờ quên, nó neo đậu trong sâu thẳm người dân đất Việt mỗi khi tìm về lịch sử. QD đã tinh lọc những gì tiêu biểu nhất khái quát nhất để khắc tạc bức tượng đài bất hủ về người lính TT trong cảm hứng lãng mạn nhuốm màu sắc bi hùng bi tráng chứ không hề bi thương bi lụy. Chân dung người lính Tây Tiến được nhà thơ khắc họa bằng những nét vẽ thật gân guốc, kì lạ đến khác thường: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Thoáng đầu, qua vẻ ngoại hình"không mọc tóc" của đoàn binh TT người đọc tưởng như lính TT là những người quái đản nhưng thực ra đó lại là hậu quả của những trận sốt rét rừng khủng khiếp làm các anh rụng hết tóc.Từ sự thật nghiệt ngã ấy ta nhận ra sự khốc liệt của chiến tranh và tội ác của bọn thực dân Pháp đồng thời cũng là biểu hiện của ý chí, sức mạnh kiên cường của những chàng trai đất Hà Thành khi hàng ngày hàng giờ phải đối mặt với bệnh sốt rét rừng để giành giật lấy sự sống. Căn bệnh sốt rét rừng đã hơn một lần xuất hiện trong thơ: Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi < Chính Hữu> hay Giọt mồ hôi rơi Trên má anh vàng nghệ <Tố Hữu> Dường như những dằn vặt khổ đau trong căn bệnh quái ác ấy được Chính Hữu và Tố Hữu nén vào ngôn từ làm vơi đi vẻ tiều tụy nhưng Quang Dũng không hề né tránh, che đậy mà ngược lại ông tái hiện một cách chân thực hiện thực trần trụi trong những năm tháng bom rơi đạn nổ. Đó là cách mà Quang Dũng làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm bởi :" Thơ hấp dẫn người đọc bởi vị mặn mà của đời mà suy cho cùng cái vị mặn ấy chính là hiện thực của đời sống". Từ vẻ bên ngoài của lính TT ta gợi nhớ về hình ảnh quân đội nhà Trần bừng sáng hào khí Đông A "Tam quân tì hổ khí thôn ngưu". Thật vậy, cho dù rụng hết tóc đầu, cho dù da dẻ có xanh xao vàng vọt thì lính TT vẫn giữu được dáng vẻ uy nghi lẫm liệt như hùm hổ chốn rừng thiêng "dữ oai hùm". Từ vẻ bề ngoài kì lạ đầy khác thường ấy ta cứ ngỡ lính TT là những quái đản nhưng thực ra tác giả đã sử dụng triệt để biện pháp đối lập để chỉ ra tâm hồn hào hoa, lịch lãm và rất lãng mạn của lính TT: Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm "Mắt trừng" là ánh mắt chứa đựng rất nhiều cảm xúc khác nhau. Có thể đó là ánh mắt đau đáu khôn nguôi, là ánh mắt đầy căm phẫn như muốn nuốt chửng kẻ thù, cũng có thể là ánh mắt bồn chồn thao thức mà thăm thẳm suy tư nặng trĩu nỗi niềm. Nhưng đằng sau ánh mắt ấy họ vẫn mang theo một giấc mộng chiến thắng, trả lại bình yên cho đất nước và xen lẫn cả ước mơ về Hà Nội bởi đó là mảnh đất nghìn năm văn hiến hơn nữa đó còn là mảnh đất mà họ đã từng sống và gắn bó. Những ai đã từng sống và gắn bó với mảnh đất Hà Nội khi rời xa đều mang theo một nỗi nhớ, nỗi niềm. Người thì nhớ tiếng rao đêm - nét đẹp văn hóa cổ xưa, người thì nhớ lá vàng đậu trên vai người thiếu nữ, nhớ mùa thu Hà Nội, nhớ mùi thơm của hương cốm mới, còn với lính TT khi xa Hà Nội họ nhớ về "dáng kiều thơm". "Dáng kiều thơm" là cách cảm nhận rất nho nhã, lịch lãm về bóng dáng người thiếu nữ Hà thành e ấp trong tà áo dài duyên dáng thướt tha bên hồ Tây, và phải chăng đó chính là bóng hồng, bóng dáng người con gái mà lính TT đã thầm thương trộm nhớ. Sự xuất hiện của "dáng kiều thơm" làm cho nỗi nhớ trở nên vời vợi hơn, nhớ "dáng kiều thơm" không phải là những cái mộng rơi mộng rớt của trí thức tiểu tư sản mà đó là nét đẹp trong tâm hồn người lính cụ Hồ trong thời kì kháng chiến chống Pháp mà ta cũng đã bắt gặp trong thơ của Nguyễn Đình Thi: Những đêm dài hành quân nung nấu Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu hay với Chính Hữu thì: Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính Chín nỗi nhớ ấy đã tiếp thêm sức mạnh, nâng cánh cho tâm hồn người lính bay lên chiến đấu chiến thắng trở về. Quang Dũng viết về người lính không chỉ bằng chất liệu hiện thực mà còn bằng cảm hứng lãng mạn, bằng sự lý tưởng hóa để rồi hơn một lần ta nhận ra lính TT không chỉ lãng mạn mà còn giàu đức hi sinh: Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Giọng thơ bỗng nhiên trầm lắng xuống, da diết hơn, đằm sâu vào tâm hồn người đọc, cọ cứa vào nỗi đau. Nỗi đau ấy được nhà thơ dồn nén trong từ "rải rác" - khắc họa sự mất mát tan tác đau thương bởi sau những chặng đường hành quân lội suối băng rừng biết bao đồng chí đồng đội của QD đã ngã xuống, gửi thân xác mình nơi khe suối, sườn đèo. Câu thơ khắc họa một nỗi đau triền miên khôn nguôi, nỗi đau này chưa vơi, nước mắt này chưa cạn thì nỗi đau khác đã tới cọ cứa vào trái tim những con người còn sống. Một loạt từ Hán - Việt "rải rác", "biên cương", "mồ viễn xứ" được sử dụng để hình tượng hóa, bất tử hóa sự hi sinh của người lính. Có biết đâu những nấm mồ xanh cỏ nơi ải nước xa xôi hoang vu lạnh lẽo ấy đã trở thành nấm mồ tôn nghiêm mà đời đời tổ quốc ngợi ca, tôn trọng và ngưỡng vọng. Lính TT ngã xuống là biểu hiện của đức hi sinh thầm lặng, họ ngã xuống nhưng họ không mất đi mà hóa thành hồn thiêng sông núi, tồn tại muôn đời với dân tộc, chẳng thế mà Nguyễn Khoa Điềm viết: Ôi đất nước bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã hóa núi sông ta Câu thơ gợi ta nhớ về sự hi sinh của người chính phủ, của người tử sĩ trong Chinh phụ ngâm: Hồn sĩ tử gió ù ù thổi Mặt chinh phụ trăng dõi dõi soi Chinh phu tử sĩ mấy người Nào ai mạc mặt nào ai gọi hồn Họ cũng tham gia chiến tranh, họ cũng bị thương nhưng bị lãng quên bởi chiến tranh phi nghĩa, còn với TT họ tồn tại muôn đời với dân tộc và bao thế hệ còn mãi mãi nhớ ơn. Lính TT là thế họ xếp ước mơ vào balo rồi ngủ yên trong lòng đất mẹ để hoa độc lập mãi thơm trái tự do mãi ngọt. Nhà thơ tiếp tục khắc họa sự hi sinh của người lính -những con người sẵn sàng hiến dâng cả cuộc đời và tuổi thanh xuân của mình cho non sông đất nước mà "chẳng tiếc đời xanh". Giọng thơ bỗng vút lên thể hiện tâm thế, tư thế và ý chí quyết tâm của lính TT. Họ là những người đã xếp bút nghiên nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc cho dù họ đang ở tuổi 20 lắm ước mơ và nhiều khát vọng: Hai mươi tuổi tim đang dạt dào máu Hai mươi tuổi hồn quay trong gió bão Họ vào chiến trường để hiến dâng cho dù sương trắng rơi, máu đào rỏ, họ quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, sẵn sàng lấy máu mình tô thắm cho màu đỏ lá cờ tự do của dân tộc. Âm hưởng của câu thơ đưa ta trở về với hào khí thời kháng chiến chống Pháp nghe vang lời hát: Đoàn vệ quốc quân mỗi lần ra đi Nào có há chi đâu ngày trở về Với cái nhìn lãng mạn nhuốm màu sắc bi hùng bi tráng, người lính trong thơ QD còn mang dáng dấp của tráng sĩ thời chiến quốc dứt khoát ra đi vì nghĩa lớn. Đoạn thơ khép lại một lần nữa tô đậm đức hi sinh của những chàng trai đất Hà thành, thể hiện qua âm hưởng của câu thơ: Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành QD đã có lần tâm sự:"lính TT ngã xuống manh chiếu không đủ để che thân. Đồng chí đồng đội đã vào những bản làng xa xôi để xin chiếu, Khi hiểu rõ mục đích của việc dùng chiếu, già làng đã không cầm nổi nước mắt, họ cùng nhau đan những phên nứa cho các anh bó gói thi hài đồng đội". Như vậy manh chiếu, phên nứa đơn sơ khi được viết dưới ngòi bút lãng mạn của QD đã trở thành chiếc áo bào trang trọng. "áo bào" là chiếc áo chỉ dùng cho vua chúa và ở đây nó được trang trọng hóa, bất tử hóa để xoa dịu đi nỗi đau của những người còn sống, an ủi linh hồn người đã khuất, tìm lại cái bi hùng bi tráng trong sự ra đi của người lính. "Về đất" là cách nói giảm nói tránh gợi sự thanh thản, coi như các anh đã hoàn thành nghĩa vụ với đất nước - nghĩa vụ hiến dâng. Đất mẹ sinh ra các anh, đất mẹ cũng là nơi mở rộng vòng tay đón các anh trở về trong sự yêu thương. Tiễn đưa lính TT về với đất mẹ không phải những giọt nước mắt bi ai não nề của những đồng chí đồng đội mà những giọt nước mắt ấy đã lặn vào trong, đọng thành khối chôn chặt vào đáy lòng những người còn sống. Tiễn đưa người lính là tiếng gầm thét dữ dội của dòng sông Mã, như là tiếng khóc, tiếng nấc nghẹn ngào của thiên nhiên trước đức hi sinh của TT. Đức hi sinh ấy như vang thấu tận trời cao, động cả núi rừng và thấm sâu vào lòng đất mẹ để lại một lần nữa tác giả bất tử hóa hình ảnh người lính TT bởi chừng nào sông Mã còn chảy thì chừng ấy lính TT vẫn còn sống mãi, neo đậu mãi trong trái tim mỗi con người Việt Nam. Quả thật là như vậy, sông Mã chảy đến đâu mang theo một thời TT đến đó, đó cũng chính là lý do mà bài thơ TT được phổ nhạc thành bài ca đi cùng năm tháng, trường tồn mãi với muôn đời. => Đánh giá: Đoạn thơ tiêu biểu cho bút pháp tài hoa lãng mạn của QD, thể hiện thành công triệt để hiệu quả thẩm mĩ của nghệ thuật tương phản giữa hình thức và nội tâm, giữa hiện thực khốc liệt và tư thế oai hùng, kết hợp với cách sử dụng từ Hán Việt, cách nói giảm nói tránh, cường điệu hóa, tô đậm những nét phi thường,...Tất cả đã đủ sức tạc dựng lên bức tượng đài nghệ thuật về hình tượng người lính TT tiêu biểu cho hình tượng anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp. Lính TT cùng với người lính trong thơ Nguyễn Đình Thi, thơ Chính Hữu đã làm nên trang sử hào hùng của dân tộc, làm nên bài ca cuộc đời của những con người biết hi sinh vì Tổ quốc như Tố Hữu viết: Có những phút làm nên lịch sử Có cái chết hóa thành bất tử Có những lời hơn mọi lời ca Có những người như chân lí sinh ra Để rồi mỗi khi cảm nhận về bài thơ TT nhà thơ Giang Nam viết Tây Tiến biên cương mờ lửa khói Quân đi lớp lớp động cây rừng Và con người ấy bài thơ ấy Vẫn sống muôn đời với núi sông.

Tây tiến




(Quang Dũng)
I. Tác giả, tác phẩm
Tác giả Quang Dũng (đầy đủ nhất ở SGK ngữ văn 12, ở đây chỉ tóm tắt ngắn gọn)
  • Làm thơ, viết văn, vẽ tranh, sáng tác nhạc,… => ông là một nghệ sĩ đa tài.
  • Ông trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp
  • Phong cách nghệ thuật: thơ Quang Dũng chiếm lĩnh tâm hồn người đọc bởi tâm hồn lịch lãm, lãng mạn, tài hoa, phóng khoáng và rất đỗi hồn hậu
Hoàn cảnh ra đời: Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với quân đội Lào chống quân đội của thực dân Pháp. Địa bàn hoạt động của lính Tây Tiến rất rộng, từ tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, miền Tây Thanh Hóa, Sầm Nứa (Lào), trong những hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội, nhưng họ sống rất lạc quan và chiến đấu dũng cảm. Chiến đấu được một thời gian thì đoàn binh Tây Tiến trở về Hòa Bình->trung đoàn 52, khi ấy Quang Dũng là đại đội trưởng sau đó ông chuyển sang đơn vị khác. Trong nỗi nhớ đồng chí đồng đội đến cồn cào và da diết, tại làng Phù Lưu Chanh ông đã viết bài thơ Tây Tiến (1948)
II.
Tìm hiểu và phân tích tác phẩm
[IMG]











[/IMG]
A. Cảm nhận chung
Tây Tiến là tác phẩm tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, là bài ca không bao giờ quên – bài ca về người lính cụ Hồ - những con người đã hiến dâng cả cuộc đời cho non song đất nước. Để rồi đến với bài thơ ta nhận ra bức tượng đài nghệ thuật bất hủ về người lính Tây Tiến trên nền thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở, huyền bí và cũng rất nên thơ nên họa. Tác phẩm được viết bằng cảm hứng lãng mạn nhuốm màu sắc bi tráng nhưng không hề bi lụy.
B. Phân tích
1/ Bức tranh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc và những chặng đường hành quân
a, Hai câu đầu

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi




Bài thơ cất lên bằng tiếng gọi tha thiết đằm sâu vào tâm hồn người đọc, "Tây Tiến ơi" như chứa đựng cả một bầu trời thương nhớ với bao bâng khuâng hụt hẫng và nuối tiếc. Âm "ơi" như ngân vang ra từ vách đá của núi rừng Tây Bắc, ngân vang trải dài đến đâu mang theo tâm tư tình cảm của Quang Dũng lan ngấm thấm tràn đến đó. Sông Mã, Tây Tiến đã xa rồi, xa cả về không gian lẫn thời gian nhưng những gì thuộc về Tây Tiến vẫn còn sống, neo đậu và khắc tạc nơi sâu thẳm trái tim và cõi lòng nhà thơ. Dòng sông Mã lồng vào tiếng gọi Tây Tiến thể hiện sự gắn bó như không thể tách rời bởi đó là dòng sông đã từng chia ngọt sẻ bùi, cùng Tây Tiến một thời tắm nắng gội mưa và cũng là dòng sông đã từng đưa tiễn người lính trở về đất mẹ. Dường như dòng cảm xúc không thể kìm nén đã bật lên thành nỗi nhớ, từ "nhớ" được láy lại hai lần trong một câu thơ như nốt nhạc trầm trở nặng tâm tư. Nỗi nhớ được cụ thể hóa qua từ láy "chơi vơi" giàu sức gợi cảm, dồn nén cảm xúc, từ "chơi vơi" diễn đạt đến độ chín của nỗi nhớ, nhớ đến đau đáu, dằng dặc, triền miên, nỗi nhớ như những đợt sóng liên tiếp gối đầu nhau vô hổi vô hạn mà cồn cào da diết choáng ngợp cả tâm hồn.Từ "nỗi nhớ" của Quang Dũng gợi ta nhớ về nỗi nhớ của nhân vật trữ tình trong câu ca dao

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than




Nỗi nhớ trong ca dao là nỗi nhớ của tình yêu, nhớ đến đỏ lòng sốt ruột, còn nỗi nhớ của Quang Dũng là nỗi nhớ dành cho đồng đội cứ chảy trôi đến vô chừng. Từ nỗi nhớ ấy, bức tranh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hùng vĩ hoang sơ cứ dần dần hiện ra.

b.Thiên nhiên hùng vĩ.

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.

Sài Khao, Mường Lát là những địa danh, bản làng xa xôi hẻo lánh mà lính Tây Tiến đã hành quân qua hoặc đã có những phút giây ngơi nghỉ. Dù xa xôi hẻo lánh nhưng nó vẫn cắt hình rõ rệt trong lòng những ai đã một thời sống với Tây Tiến bởi:

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn.

Hơn thế nữa, ngạn ngữ Hi Lạp có câu "mảnh đất lưu giữ được tâm hồn con người thì ở đó chôn cất một người thân hoặc gửi gắm một phần trái tim họ" biết đâu ở những địa danh ấy biết bao đồng chí đồng đội của tác giả đã ngã xuống, cho nên nhớ cũng là lẽ tự nhiên mà thôi.
Sài Khao là mảnh đất lắm sương nhiều khói, sương che lấp đường đi, sương phủ kín bóng người, sương như tấm áo choàng bảng lảng chùm lên con sông, ngọn suối, sườn đèo. Ta nghe đâu đây giữa núi rừng hiểm trở cheo leo có những hơi thở mệt mỏi của những chàng trai đất Hà thành nhọc nhằn trên từng chặng đường hành quân. Thế mà với trái tim nhạy cảm, tình yêu tha thiết với mảnh đất và con người Tây Bắc, họ như nghe từng hơi thở nhịp đập thậm chí là cái khe khẽ trở mình của cỏ cây hoa lá trên đất Mường Lát khi màn đêm buông xuống. Có thể nói Quang Dũng như một phóng viên lia ống kính để mở ra trước mắt người đọc một thước phim về núi rừng hiểm trở mà cheo leo:

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Giọng thơ bỗng trở nên gần gũi, dồn dập góp phần nhấn mạnh vào một địa thế hiểm trở đồng thời giúp người đọc cảm nhận được bước chân chắc nịch của người lính hằn in trên sỏi đá. Một loạt những từ láy giàu chất tạo hình "thăm thẳm", "khúc khuỷu", "heo hút" mở ra trước mắt người đọc bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở, núi non trùng trùng điệp điệp. Điệp từ "dốc" láy lại hai lần trong một câu thơ góp phần diễn tả một địa thế cheo leo, dốc sâu vực thẳm, dốc cứ dốc, đèo cứ đèo, núi cao chót vót, vực sâu thăm thẳm khôn cùng. Khi miêu tả thiên nhiên hùng vĩ Quang Dũng sử dụng nhiều thanh trắc phối hợp với giọng thơ rắn rỏi hòa cùng những từ giàu chất tạo hình để Tây Bắc trở thành đỉnh cao của chênh vênh và trở thành mỗi thử thách lớn đối với con người. Vậy nên đoàn binh Tây Tiến hành quân là chặng đường chinh phục thiên nhiên, chinh phục khó khăn và trên hết là chinh phục chính bản thân mình, để rồi lính Tây Tiến khi khúc xạ dưới lăng kính lãng mạn của Quang Dũng đã trở nên kì vĩ hơn bao giờ hết. "Súng ngửi trời" là một cách cảm nhận rất ngộ nghĩnh mang đậm chất lính. Một chút tếu táo của người lính giữa chốn đèo cao càng làm cho họ trở nên đẹp đẽ hơn, như minh chứng cho ý chí, sức mạnh phi thường và khát khao chinh phục. Thật đúng là:

Đèo cao thì mặc đèo cao
Trèo lên tới đỉnh ta cao hơn đèo




Đặc biệt câu thơ :" Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống" như bẻ đôi bởi cách ngắt nhịp 4/3 tạo thành hai vế tiểu đối giữa cao và sâu, giữa lên và xuống. Dường như câu thơ có sự chuyển động, càng đẩy ra hai phía là núi cao chất ngất lưng trời, vực sâu thăm thẳm khôn cùng để lại khoảng trống về một Tây Bắc giữ dội , huyền bí như một ẩn số đối với con người. Nhà thơ viết về Tây Bắc bằng nỗi nhớ mà lại gợi ra được cái thần, cái hồn của cảnh vật, điều đó chắc hẳn xuất phát từ một trái tim nặng nghĩa nặng tình với mảnh đất và con người nơi đây. Để lấy lại cân bằng cảm xúc cho người đọc nhà thơ đã hạ bút với câu thơ toàn thanh bằng:

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Tây Bắc được nhà thơ quan sát ở nhiều góc độ: ngước mắt nhìn lên là núi cao lưng trời, đưa mắt nhìn xuống là vực sâu hun hút, phóng xa tầm mắt trong làn sương ta có cảm giác những ngôi nhà trên đất Pha Luông đang bồng bềnh trôi giữa chốn xa khơi. Cảnh vật bỗng trở nên nửa thực nửa ảo chập chờn như trong cõi mây, chất lãng mạn như phủ kín cảnh vật, đó là sản phẩm của một họa sĩ ẩn trong tâm hồn một thi sĩ.

c. Tây Bắc huyền bí

Tây Bắc không chỉ hùng vĩ, hoang sơ mà còn rất huyền bí:

Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người


" chiều chiều", " đêm đêm" là những từ láy chỉ thời gian có ý nghĩa chuyển giao liên tục cũng chính là liên tiếp những khó khăn chồng chất mà lính Tây Tiến phải đối mặt. Ban ngày thì lội suối lội đèo, băng rừng vượt thác, chiều về rùng mình ghê sợ trước sự trỗi dậy của thác nước, đêm xuống phải đối mặt với chim kêu vượn hú thú dữ hoành hành. Dường như trên đất Mường Hịch vẫn còn lởn vởn đâu đây dấu chân cọp dữ, và để xoa dịu đi cảm giác sợ hãi về một Tây Bắc dữ dằn là hai câu thơ nhiều thanh bằng ấm tình quân dân:

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

Trong hàng trăm hàng nghìn nỗi nhớ Quang Dũng đặc biệt dành một phần trái tim mình cho mảnh đất Mai Châu khi bước vào mùa mới. Quên sao được cảm giác ấm áp tình quân dân bên các bản làng khi dừng chân ngơi nghỉ. Chẳng thế mà giọng thơ êm đềm tha thiết như khúc nhạc tâm tình gợi thương gợi nhớ như mãi vương vương một nỗi niềm. Thử hỏi xem mùi vị của nếp xôi có gì đặc biệt mà làm bôn chồn thao thức những chàng trai Tây Tiến đến vậy. Đơn giản lắm đó là hương vị được tích tụ từ những giọt mồ hôi mặn chát của con người, từ thần khí thiêng liêng của xứ xở anh hùng và đặc biệt nó chan chứa tình người cuộn thắm tình quân dân. Bởi thế mà nó theo suốt cuộc đời của những ai đã một thời sống cùng Tây Tiến. Hương nếp xôi đầu mùa như một sợi dây thiêng liêng gắn kết quá khứ - hiện tại - tương lai. Giống như Hoàng Cầm khi rời xa kinh bắc thì mang theo "lúa nếp thơm nồng", Nguyễn Đình Thi khi rời xa Hà Nội thì nhớ về mùi hương cốm mới " Gió thổi mùa thu hương cốm mới" thì Quang Dũng xa đất Mai Châu lại mang theo "hương nếp xôi"

d, Chân dung người lính

Tiếp tục trong dòng chảy cảm xúc của Quang Dũng người đọc nhận ra giữa không gian núi rừng heo hút, giữa cái thăm thẳm của chốn đại ngàn vẫn hiện lên vẻ đẹp chân dung người lính Tây Tiến:

Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời

Biết bao khó khăn gian khổ của lính Tây Tiến được Quang Dũng dồn nén vào chữ "dãi dầu" thể hiện sự từng trải, nám sạm nắng mưa dạn dày sương gió, tư thế phớt lờ, coi thường hiểm nguy coi thường cái chết. Thì ra đó là những chàng trai giàu đức hi sinh, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng chỉ như là khoảnh khắc thiếp đi vì mệt mỏi mà thôi. Nhà thơ đã thổi bừng lên ánh sáng của lí tưởng anh hùng, của khát vọng tiêu diệt kẻ thù, của đấng nam nhi với chí làm trai:

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
Gieo thái sơn nhẹ tựa hồng mao

=> đánh giá đoạn 1
: đoạn thơ thể hiện bút pháp tài hoa lãng mạn, cái nhìn tinh tế tài hoa của người nghệ sĩ kết hợp với với cảm xúc yêu mến, nhớ nhung chân thành, Quang Dũng đã làm sống dậy một thời chinh chiến gian khổ giữa núi rừng hùng vĩ hoang sơ.
2. Đêm văn nghệ và sông nước Châu Mộc
a. Đêm văn nghệ

Những nét vẽ gân guốc mạnh bạo, giọng thơ rắn rỏi với nhiều thanh trắc đã lùi dần nhường chỗ cho những nét vẽ tinh tế, mềm mại uyển chuyển để mở ra một thế giới mới về Tây Bắc - Tây Bắc không chỉ cheo leo hiểm trở, lắm thác nhiều ghềnh mà Tây Bắc còn rất diễm lệ có sức hấp dẫn, lôi cuốn bởi cảnh đẹp người duyên và vì thế mà những vần thơ trở nên ngọt ngào như chất men say, như chất nhạc hòa cũng cảm giác lãng mạn:

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viêng Chăn xây hồn thơ


Sau những chặng đường hành quân vất vả mệt nhọc, lính TT được ngơi nghỉ
hòa mình quây quần bên bữa cơm chiều và đặc biệt là được hòa mình vào đêm văn nghệ ấm tình quân dân. Với những chi tiết tả thực kết hợp với cái nhìn lãng mạn nhà thơ đã tái hiện đêm văn nghệ nơi nẻo cao vùng núi đẹp như một câu truyện cổ tích làm say sưa lòng người. Động từ "bừng" diễn tả sự chuyển biến mau lẹ đột ngột, một sự đổi thay kì diệu: bừng lên ánh sáng làm xua tan đi bóng tối của một góc rừng, sưởi ấm không gian sưởi ấm lòng người. Quang Dũng thật khéo léo khi sử dụng từ "bừng" đem đến một luồng sinh khí mới, hơi thở nhịp đập của sự vui sống,, của niềm vui, của tình người chan chứa. Trước đây Tố Hữu cũng sử dụng từ "bừng" để đánh dấu bước ngoặt của cuộc đời khi có ánh sáng lí tưởng của Cách mạng chiếu rọi vào tâm hồn:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim


Còn Quang Dũng sử đụng từ "bừng" để đánh dấu sự bắt đầu của đêm liên hoan văn nghệ đậm chất thơ. Đêm văn nghệ quần chúng ấy đã trở thành đêm hội lung linh ánh sáng, sóng sánh sắc màu, rộn rã âm thanh, náo nức lòng người. Đặc biệt lửa đuốc bập bùng mang hơi thở văn hóa của đồng bào biên cương khi qua lăng kính lãng mạn của QD đã trở thành "hội đuốc hoa". "Đuốc hoa" là ngọn nến được dùng trong đêm tân hôn, lúc này ánh sáng khiến cho đêm văn nghệ nhuốm màu sắc hạnh phúc. "Kìa" là biểu hiện của sự ngạc nhiên đến ngỡ ngàng khi có sự xuất hiện của những cô gái dân tộc Thái trong xiêm y lộng lẫy, họ đã trở thành đối tượng trung tâm của đêm hội, nơi ngưng đọng ánh mắt và tâm hồn của biết bao chàng trai TT. Giọng thơ êm đềm, tha thiết đọng lại ở từ "em" nghe thật ân cần mà chan chứa tình, câu thơ như sự hóa thân của một tài năng, có sự hiện hình của chất họa, có giai điệu du dương ngọt ngào của chất nhạc, có vẻ đẹp e ấp tình tứ của con người, có cái kín đáo e lệ của thiếu nữ miền sơn cước. Giữa "man điệu"-giai điệu phương xa, con người càng trở nên duyên dáng hơn khi hòa mình vào điệu Lăm Vông đậm chất văn hóa của núi rừng. Khúc nhạc của rẻo cao núi rừng như lan ngấm thấm tràn đến miền đất của nước bạn Lào xa xôi để xây đắp lên hồn thơ QD lãng mạn, tài hoa, phóng khoáng.
=> đánh giá: chỉ với 4 câu thơ mà nhà thơ QD đã vẽ nên một bức tranh phong phú về đường nét, độc đáo về âm thanh, làm sống dậy bản sắc văn hóa của núi rừng, gợi nên vẻ đẹp tâm hồn lạc quan yêu đời của người lính, đồng thời thêm một lần nữa ta nhận ra tình quân dân thắm thiết, mặn mà. Cảm nhận về đoạn thơ này, Xuân Diệu viết:" Đọc đoạn thơ ta như được ngậm nhạc trong miệng, chẳng hiểu sao thứ nhạc ngâm nga trầm bổng của núi rừng cứ len lỏi, thấm sâu vào lòng người".

b, Sông nước Châu Mộc

Nếu như đêm văn nghệ đến với người đọc bằng niềm say mê thì cảnh sông nước Châu Mộc thì lại gợi lên cảm giác bâng khuâng, phảng phất một nỗi buồn"

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau lẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa


Đất Châu Mộc vào buổi chiều sương năm ấy khi đoàn binh TT đặt chân đến đã trở thành điểm hẹn của nỗi nhớ - nhớ xứ sở lắm sương nhiều khói, sương giăng mắc nơi nơi, sương phủ kín bóng người, sương như tấm áo choàng bao trùm từng con sông, ngọn suối, sườn đèo. Có lẽ sương khói của thời gian không đủ để xóa nhòa đi sương khói của Châu Mộc mà ngược lại sương khói của Châu Mộc đã cắt hình rõ rệt trong kí ức những chàng trai TT bởi:

Kỷ niệm chẳng là gì khi lòng người vội xóa
Nhưng sẽ là tất cả nếu lòng người còn ghi


Một loạt những từ để hỏi "có thấy", "có nhớ" cứ thế trỗi dậy như những lời tự vấn, tự hỏi chính mình, hỏi để đánh thức một vùng kỉ niệm, hỏi để dặn lòng mình chớ có quên một thời chinh chiến để thêm một lần nữa được sống cùng đồng chí đồng đội. Thì ra những gì thuộc về TT cứ mãi rạo rực, cứ dâng trào như những lớp sóng trong tâm hồn của QD.
Ấn tượng về Châu Mộc không chỉ là sương là khói mà còn là ngàn lau nở rộ trắng xóa làm lên nét đặc trưng của đất biên giới. Lau nở rộ trắng xóa cả chân trời, choáng ngợp cả tâm hồn con người, phảng phất một nỗi buồn, gieo rắc một cảm giác bâng khuâng. QD không chỉ miêu tả cảnh mà còn gợi được linh hồn của cảnh vật, điều đó chỉ có thể có được ở một người nhạy cảm biết lằng nghe từng hơi thở nhịp đập của đất trời. Chẳng thế mà giữa khung cảnh sông nước mênh mang vẫn thấp thoáng đâu đây bóng dáng của con người thật mềm mại, duyên dáng trên chiếc thuyền độc mộc. Sự xuất hiện của họ làm cho nỗi nhờ trở nên vời vợi hơn trong lòng lính TT. Phải chăng đó là bóng dáng của cô sơn nữ đã một thời chở lính TT qua sông làm nhiệm vụ hay chính là bóng dáng của người con gái mà lính TT luôn thầm thương trộm nhớ.Con người dường như đang làm duyên với cảnh, làm nên cái hồn cái thần của cảnh bởi:" cảnh đẹp đến mấy mà không xuất hiện tín hiệu của cuộc sống thì cũng là cảnh chết" để rồi đến lượt cảnh làm duyên với người trong vẻ "đong đưa" của những bông hoa dại ven suối. "Đong đưa" chứ không phải là "đung đưa" làm cho hoa như có cử chỉ duyên dáng, hoa làm duyên với người khiến bức tranh thiên nhiên thật đăng đối, hài hòa chẳng khác gì bức tranh thủy mặc dưới bàn tay của một nghệ sĩ tài hoa.
=> bốn câu thơ là một bức tranh đơn giản nhưng toàn bích, tinh tế vừa mềm mại vừa mơ mộng đắm say và đằng sau bức tranh ấy là khoảng trời riêng dành cho nỗi nhớ.
3. Hình tượng người lính TT
Người lính cụ Hồ đã trở thành bến đậu nghệ thuật, thành điểm dừng chân khơi nguồn sức sáng tạo không bao giờ vơi cạn trong trái tim người nghệ sĩ. Vẫn còn đó hình ảnh "anh bộ đội chân không đi lùng giặc đánh" của Tố Hữu hay hình ảnh người lính "miệng cười buốt giá chân không giày" của Chính Hữu và rồi Quang Dũng đã làm nên một bài ca không bao giờ quên, nó neo đậu trong sâu thẳm người dân đất Việt mỗi khi tìm về lịch sử. QD đã tinh lọc những gì tiêu biểu nhất khái quát nhất để khắc tạc bức tượng đài bất hủ về người lính TT trong cảm hứng lãng mạn nhuốm màu sắc bi hùng bi tráng chứ không hề bi thương bi lụy. Chân dung người lính Tây Tiến được nhà thơ khắc họa bằng những nét vẽ thật gân guốc, kì lạ đến khác thường:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Thoáng đầu, qua vẻ ngoại hình"không mọc tóc" của đoàn binh TT người đọc tưởng như lính TT là những người quái đản nhưng thực ra đó lại là hậu quả của những trận sốt rét rừng khủng khiếp làm các anh rụng hết tóc.Từ sự thật nghiệt ngã ấy ta nhận ra sự khốc liệt của chiến tranh và tội ác của bọn thực dân Pháp đồng thời cũng là biểu hiện của ý chí, sức mạnh kiên cường của những chàng trai đất Hà Thành khi hàng ngày hàng giờ phải đối mặt với bệnh sốt rét rừng để giành giật lấy sự sống. Căn bệnh sốt rét rừng đã hơn một lần xuất hiện trong thơ:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi

< Chính Hữu>
hay
Giọt mồ hôi rơi
Trên má anh vàng nghệ
<Tố Hữu>


Dường như những dằn vặt khổ đau trong căn bệnh quái ác ấy được Chính Hữu và Tố Hữu nén vào ngôn từ làm vơi đi vẻ tiều tụy nhưng Quang Dũng không hề né tránh, che đậy mà ngược lại ông tái hiện một cách chân thực hiện thực trần trụi trong những năm tháng bom rơi đạn nổ. Đó là cách mà Quang Dũng làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm bởi :" Thơ hấp dẫn người đọc bởi vị mặn mà của đời mà suy cho cùng cái vị mặn ấy chính là hiện thực của đời sống". Từ vẻ bên ngoài của lính TT ta gợi nhớ về hình ảnh quân đội nhà Trần bừng sáng hào khí Đông A "Tam quân tì hổ khí thôn ngưu". Thật vậy, cho dù rụng hết tóc đầu, cho dù da dẻ có xanh xao vàng vọt thì lính TT vẫn giữu được dáng vẻ uy nghi lẫm liệt như hùm hổ chốn rừng thiêng "dữ oai hùm".
Từ vẻ bề ngoài kì lạ đầy khác thường ấy ta cứ ngỡ lính TT là những quái đản nhưng thực ra tác giả đã sử dụng triệt để biện pháp đối lập để chỉ ra tâm hồn hào hoa, lịch lãm và rất lãng mạn của lính TT:

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm


"Mắt trừng" là ánh mắt chứa đựng rất nhiều cảm xúc khác nhau. Có thể đó là ánh mắt đau đáu khôn nguôi, là ánh mắt đầy căm phẫn như muốn nuốt chửng kẻ thù, cũng có thể là ánh mắt bồn chồn thao thức mà thăm thẳm suy tư nặng trĩu nỗi niềm. Nhưng đằng sau ánh mắt ấy họ vẫn mang theo một giấc mộng chiến thắng, trả lại bình yên cho đất nước và xen lẫn cả ước mơ về Hà Nội bởi đó là mảnh đất nghìn năm văn hiến hơn nữa đó còn là mảnh đất mà họ đã từng sống và gắn bó. Những ai đã từng sống và gắn bó với mảnh đất Hà Nội khi rời xa đều mang theo một nỗi nhớ, nỗi niềm. Người thì nhớ tiếng rao đêm - nét đẹp văn hóa cổ xưa, người thì nhớ lá vàng đậu trên vai người thiếu nữ, nhớ mùa thu Hà Nội, nhớ mùi thơm của hương cốm mới, còn với lính TT khi xa Hà Nội họ nhớ về "dáng kiều thơm". "Dáng kiều thơm" là cách cảm nhận rất nho nhã, lịch lãm về bóng dáng người thiếu nữ Hà thành e ấp trong tà áo dài duyên dáng thướt tha bên hồ Tây, và phải chăng đó chính là bóng hồng, bóng dáng người con gái mà lính TT đã thầm thương trộm nhớ. Sự xuất hiện của "dáng kiều thơm" làm cho nỗi nhớ trở nên vời vợi hơn, nhớ "dáng kiều thơm" không phải là những cái mộng rơi mộng rớt của trí thức tiểu tư sản mà đó là nét đẹp trong tâm hồn người lính cụ Hồ trong thời kì kháng chiến chống Pháp mà ta cũng đã bắt gặp trong thơ của Nguyễn Đình Thi:

Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu

hay với Chính Hữu thì:
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

Chín nỗi nhớ ấy đã tiếp thêm sức mạnh, nâng cánh cho tâm hồn người lính bay lên chiến đấu chiến thắng trở về.
Quang Dũng viết về người lính không chỉ bằng chất liệu hiện thực mà còn bằng cảm hứng lãng mạn, bằng sự lý tưởng hóa để rồi hơn một lần ta nhận ra lính TT không chỉ lãng mạn mà còn giàu đức hi sinh:

Rải rác biên cương mồ viễn x
0