05/02/2018, 09:50

Soạn bài Tấm Cám lớp 10 ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Tấm Cám trong chương trình Ngữ văn 10 ngắn gọn Một trong những truyện cổ tích Việt Nam mà chắc hẳn các em ai cũng biết đó là Tấm Cám. Đây là truyện kể về một cô gái tên Tấm hiền lành, chăm chỉ, từ nhỏ sống với hai mẹ con Cám độc ác. Cuộc đời của Tấm đã liên tục bị mẹ con Cám hãm ...

Hướng dẫn soạn bài Tấm Cám trong chương trình Ngữ văn 10 ngắn gọn Một trong những truyện cổ tích Việt Nam mà chắc hẳn các em ai cũng biết đó là Tấm Cám. Đây là truyện kể về một cô gái tên Tấm hiền lành, chăm chỉ, từ nhỏ sống với hai mẹ con Cám độc ác. Cuộc đời của Tấm đã liên tục bị mẹ con Cám hãm hại, nhưng theo quan niệm người Việt “ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”, cuối cùng Tấm cũng có được hạnh phúc cho riêng mình, còn hai mẹ con Cám phải trả giá cho những việc làm đã gây ra. Để tìm hiểu rõ hơn về nội dung và giá trị của tác phẩm, bài viết dưới đây Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài Tấm Cám trong chương trình Ngữ văn 10 một cách ngắn gọn, dễ hiểu nhất. Câu 1: Trả lời: Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám đã diễn ra: - Tấm chăm chỉ, hiền lành, siêng năng. Còn Cám thì được bà mẹ già ác độc cưng chiều nên chỉ biết ăn chơi, chải chuốt suốt ngày. - Sự bóc lột vật chất của mẹ con Cám đối với Tấm thể hiện qua “cái yếm đỏ”, không dừng lại đó, họ còn giết luôn người bạn tâm tình của Tấm là “con bống”. Lúc chuẩn bị đi chơi hội, mẹ con Cám còn trộn gạo thóc bắt Tấm ngồi lựa cho xong mới được đi chơi. => Mâu thuân lúc này chưa gay gắt, ở mức mâu thuẫn gia đình. - Và lúc Tấm trở thành vợ vua, mẹ con Cám đã rắp tâm lên kế hoạch hãm hại và khử diệt Tấm cho bằng được. => Mâu thuẩn đẩy lên cao độ, vượt khỏi giới hạn gia đình. Qua những chi tiết, sự việc trên ta thấy được mâu thuẫn của hai bên ngày càng tăng dần mức độ lên: - Mẹ con Cám: ngày càng độc ác, hành động tàn nhẫn, vô nhân tính. - Tấm: lúc ban đầu còn chịu nhẫn nhục, nhưng về sau đã kiên quyết, chống trả và tìm hạnh phục cho bản thân. Câu 2: Trả lời: Từng hình thức biến hóa của tấm:Chim vàng anh – cây xoan đào – khung cửi – quả thị - trở lại kiếp người. Qua quá trình biến hóa của Tấm, cho ta thấy ý nghĩa quan niệm của người xưa rằng “Chết đi không phải là chấm hết, mà chết đi là sự mở đầu cho một cái mới mẻ”. Bên cạnh đó, ta cũng thấy được Tấm có sức sống vô cùng mãnh liệt, không gì có thể ngăn chặn, hủy diệt được. Và theo dân gian “ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” cuối cùng Tấm đã được đến đáp xứng đáng, còn mẹ con Cám phải trả giá cho việc làm của mình. Câu 3: Trả lời:Hành động trả thù của Tấm đối với mẹ con Cám đó không chỉ là giải quyết mâu thuẫn gia đình, mà nó đã mở rộng thành mâu thuẫn xã hội. Tấm đại diện cho công lý, người lương thiện, những người bị bóc lột quyết tâm, kiên cường chống trả cái ác, những kẻ bóc lột, chuyên làm việc xấu. Và hành động của Tấm cũng cho thấy được sự căm phẫn đến tột cùng, khi mà hết lần này đến lần khác Tấm đã nhẫn nhịn, chịu nhục, chịu khổ mẹ con Cám, nhưng bọn họ vẫn rắp tâm độc ác, giết Tấm đến cùng. Chính vì lẽ đó mà Tấm không còn cách nào khác, phải tìm con đường sống cho riêng mình nên đã đấu tranh quyết liệt. Câu 4: Trả lời: Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện bao gồm: mâu thuẫn gia đình và mâu thuẫn xã hội. - Mâu thuẫn gia đình: con chồng – dì ghẻ. Đây là mâu thuẫn mà cho đến ngày nay vẫn còn tồn tại trong xã hội của chúng ta. - Mâu thuẫn xã hội: tranh giành địa vị, quyền lợi, thiện – ác. Trên đây là bài soạn Tấm Cám trong chương trình Ngữ văn 10, qua tác phẩm này các em có thể thấy được ở hiền gặp lành, ác giả ác bảo và đó cũng là luật nhân quả mà mỗi người chúng ta cần phải biết. Hi vọng qua bài soạn này các em đã nắm được nội dung cũng như giá trị tác phẩm mang lại. Hẹn gặp lại và chúc các em học tốt. Xem thêm: Soạn bài Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự lớp 10 ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Tấm Cám trong chương trình Ngữ văn 10 ngắn gọn

Một trong những truyện cổ tích Việt Nam mà chắc hẳn các em ai cũng biết đó là Tấm Cám. Đây là truyện kể về một cô gái tên Tấm hiền lành, chăm chỉ, từ nhỏ sống với hai mẹ con Cám độc ác. Cuộc đời của Tấm đã liên tục bị mẹ con Cám hãm hại, nhưng theo quan niệm người Việt “ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”, cuối cùng Tấm cũng có được hạnh phúc cho riêng mình, còn hai mẹ con Cám phải trả giá cho những việc làm đã gây ra. Để tìm hiểu rõ hơn về nội dung và giá trị của tác phẩm, bài viết dưới đây Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài Tấm Cám trong chương trình Ngữ văn 10 một cách ngắn gọn, dễ hiểu nhất.

Câu 1:
Trả lời:
Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám đã diễn ra:
- Tấm chăm chỉ, hiền lành, siêng năng. Còn Cám thì được bà mẹ già ác độc cưng chiều nên chỉ biết ăn chơi, chải chuốt suốt ngày.
- Sự bóc lột vật chất của mẹ con Cám đối với Tấm thể hiện qua “cái yếm đỏ”, không dừng lại đó, họ còn giết luôn người bạn tâm tình của Tấm là “con bống”. Lúc chuẩn bị đi chơi hội, mẹ con Cám còn trộn gạo thóc bắt Tấm ngồi lựa cho xong mới được đi chơi. => Mâu thuân lúc này chưa gay gắt, ở mức mâu thuẫn gia đình.
- Và lúc Tấm trở thành vợ vua, mẹ con Cám đã rắp tâm lên kế hoạch hãm hại và khử diệt Tấm cho bằng được. => Mâu thuẩn đẩy lên cao độ, vượt khỏi giới hạn gia đình.
Qua những chi tiết, sự việc trên ta thấy được mâu thuẫn của hai bên ngày càng tăng dần mức độ lên:
- Mẹ con Cám: ngày càng độc ác, hành động tàn nhẫn, vô nhân tính.
- Tấm: lúc ban đầu còn chịu nhẫn nhục, nhưng về sau đã kiên quyết, chống trả và tìm hạnh phục cho bản thân.

Câu 2:
Trả lời:
Từng hình thức biến hóa của tấm:
  • Chim vàng anh – cây xoan đào – khung cửi – quả thị - trở lại kiếp người.
  • Qua quá trình biến hóa của Tấm, cho ta thấy ý nghĩa quan niệm của người xưa rằng “Chết đi không phải là chấm hết, mà chết đi là sự mở đầu cho một cái mới mẻ”. Bên cạnh đó, ta cũng thấy được Tấm có sức sống vô cùng mãnh liệt, không gì có thể ngăn chặn, hủy diệt được. Và theo dân gian “ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” cuối cùng Tấm đã được đến đáp xứng đáng, còn mẹ con Cám phải trả giá cho việc làm của mình.

Câu 3:
Trả lời:
  • Hành động trả thù của Tấm đối với mẹ con Cám đó không chỉ là giải quyết mâu thuẫn gia đình, mà nó đã mở rộng thành mâu thuẫn xã hội. Tấm đại diện cho công lý, người lương thiện, những người bị bóc lột quyết tâm, kiên cường chống trả cái ác, những kẻ bóc lột, chuyên làm việc xấu.
  • Và hành động của Tấm cũng cho thấy được sự căm phẫn đến tột cùng, khi mà hết lần này đến lần khác Tấm đã nhẫn nhịn, chịu nhục, chịu khổ mẹ con Cám, nhưng bọn họ vẫn rắp tâm độc ác, giết Tấm đến cùng. Chính vì lẽ đó mà Tấm không còn cách nào khác, phải tìm con đường sống cho riêng mình nên đã đấu tranh quyết liệt.

Câu 4:
Trả lời:
Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện bao gồm: mâu thuẫn gia đình và mâu thuẫn xã hội.
- Mâu thuẫn gia đình: con chồng – dì ghẻ. Đây là mâu thuẫn mà cho đến ngày nay vẫn còn tồn tại trong xã hội của chúng ta.
- Mâu thuẫn xã hội: tranh giành địa vị, quyền lợi, thiện – ác.

Trên đây là bài soạn Tấm Cám trong chương trình Ngữ văn 10, qua tác phẩm này các em có thể thấy được ở hiền gặp lành, ác giả ác bảo và đó cũng là luật nhân quả mà mỗi người chúng ta cần phải biết. Hi vọng qua bài soạn này các em đã nắm được nội dung cũng như giá trị tác phẩm mang lại. Hẹn gặp lại và chúc các em học tốt.

Xem thêm:
0