Soạn bài Nhưng nó phải bằng hai mày lớp 10 ngắn gọn
Hướng dẫn soạn bài Nhưng nó phải bằng hai mày trong chương trình Ngữ văn 10 ngắn gọn Ở bài học trước, chúng ta đã được tìm hiểu về một tác phẩm thể loại truyện cười trào phúng – Tam đại con gà. Tác phẩm đó đã phê phán, châm biếm những kẻ giấu dốt, khoe khoang tự cho mình là người tài giỏi, học rộng ...
Hướng dẫn soạn bài Nhưng nó phải bằng hai mày trong chương trình Ngữ văn 10 ngắn gọn Ở bài học trước, chúng ta đã được tìm hiểu về một tác phẩm thể loại truyện cười trào phúng – Tam đại con gà. Tác phẩm đó đã phê phán, châm biếm những kẻ giấu dốt, khoe khoang tự cho mình là người tài giỏi, học rộng tài cao, .. Và trong bài học ngày hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu thêm một tác phẩm truyện cười nữa, đó là Nhưng nó phải bằng hai mày. Khác với Tam đại con gà, truyện Nhưng nó phải bằng hai mày nhằm phê phán, lên án những kẻ viên quan xử kiện thời phong kiến xưa ỷ lại quyền lực, tham nhũng, … Để tìm hiểu rõ hơn về tác phẩm này, bài viết dưới đây Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài Nhưng nó phải bằng hai mày trong chương trình Ngữ văn 10 một cách ngắn gọn, dễ hiểu nhất. Câu 1: Trả lời: Kịch tính trong đoạn “Cải vội xòe năm ngón tay … bằng hai mày”:Truyện đưa chúng ta vào tình huống tên thầy lí xử kiện đã nhận hối lộ ở hai bên. Trước đó Cải đã hối lộ cho thầy lí 5 đồng, và lúc xử kiện, Cải đã thầm nhắc tên thầy lí kia việc mình hối lộ bằng cách “xòe năm ngón tay” ám chỉ 5 đồng. Tin chắc phần thắng thuộc về mình, nhưng trớ trêu thầy lí lại xử phạt đánh Cải 10 roi, bởi vì Cải không biết rằng tên thầy lí đã nhận hối lộ bên kia đến 10 đồng. Sự độc đáo ở câu truyện này đó là chúng ta thấy được có đến hai loại ngôn ngữ. Ngoài ngôn ngữ bằng lời nói thông thường ra, chúng ta còn thấy được ngôn ngữ bằng cử chỉ “5 ngón tay” tượng trưng cho “5 đồng” mà Cải đã hối lộ cho thầy lí, mà ngôn ngữ ấy lúc xử kiện chỉ có mỗi Cải và thầy lí mới hiểu được. Câu 2: Trả lời: Nghệ thuật gây cười qua lời nói cuối truyện của thầy lí “Nhưng nó phải bằng hai mày”:Thầy lí muốn nói đến số tiền hối lộ mà Cải đã đưa cho ông. Mặc dù Cải đã hối lộ 5 đồng để xử thắng cho mình, nhưng đối với thầy lí, ai hối lộ nhiều hơn thì người đó giành phần thắng. Tất nhiên Ngô đã hối lộ đến 10 đồng – tức là gấp đôi số tiền hối lộ của Cải – “hai mày”, nên phần thắng thuộc về bên hối lộ nhiều hơn. => Qua đây ta thấy được cái lẽ phải của thầy lý không phải công tâm, minh bạch mà thực sự chỉ nghiêng về phía bên nào hối lộ nhiều hơn mà thôi. Câu 3: Trả lời:Nhân vật Ngô và Cải trong truyện đều đáng thương và đáng trách. Đáng trách ở đây đó là họ chính là những kẻ đã tiếp tay cho những tên viên quan tham những, trục lợi bằng những đồng tiền phi pháp. => Khiến xã hội mất công bằng, bị thối nát. Nhưng họ cũng đáng thương bởi họ trở thành nạn nhân của thầy lí. Trên đây là bài soạn Nhưng nó phải bằng hai mày trong chương trình Ngữ văn 10, qua tác phẩm này chúng ta có thể thấy được tệ nạn tham nhũng đã xảy ra từ thời kì phong kiến. Tác phẩm không chỉ lên án những kẻ viên quan lạm dụng đồng tiền, tham nhũng mà bên cạnh đó cũng phê phán những người đã tạo ra lòng tham cho những tên viên quan ấy. Hi vọng qua bài soạn trên đã giúp các em nắm được nội dung cũng như giá trị của tác phẩm. Hẹn gặp lại các em trong những bài viết sau. Xem thêm: Soạn bài Tạm đại con gà lớp 10 ngắn gọn
Hướng dẫn soạn bài Nhưng nó phải bằng hai mày trong chương trình Ngữ văn 10 ngắn gọnỞ bài học trước, chúng ta đã được tìm hiểu về một tác phẩm thể loại truyện cười trào phúng – Tam đại con gà. Tác phẩm đó đã phê phán, châm biếm những kẻ giấu dốt, khoe khoang tự cho mình là người tài giỏi, học rộng tài cao, .. Và trong bài học ngày hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu thêm một tác phẩm truyện cười nữa, đó là Nhưng nó phải bằng hai mày. Khác với Tam đại con gà, truyện Nhưng nó phải bằng hai mày nhằm phê phán, lên án những kẻ viên quan xử kiện thời phong kiến xưa ỷ lại quyền lực, tham nhũng, … Để tìm hiểu rõ hơn về tác phẩm này, bài viết dưới đây Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài Nhưng nó phải bằng hai mày trong chương trình Ngữ văn 10 một cách ngắn gọn, dễ hiểu nhất.
Câu 1:
Trả lời:
Kịch tính trong đoạn “Cải vội xòe năm ngón tay … bằng hai mày”:
- Truyện đưa chúng ta vào tình huống tên thầy lí xử kiện đã nhận hối lộ ở hai bên. Trước đó Cải đã hối lộ cho thầy lí 5 đồng, và lúc xử kiện, Cải đã thầm nhắc tên thầy lí kia việc mình hối lộ bằng cách “xòe năm ngón tay” ám chỉ 5 đồng. Tin chắc phần thắng thuộc về mình, nhưng trớ trêu thầy lí lại xử phạt đánh Cải 10 roi, bởi vì Cải không biết rằng tên thầy lí đã nhận hối lộ bên kia đến 10 đồng.
- Sự độc đáo ở câu truyện này đó là chúng ta thấy được có đến hai loại ngôn ngữ. Ngoài ngôn ngữ bằng lời nói thông thường ra, chúng ta còn thấy được ngôn ngữ bằng cử chỉ “5 ngón tay” tượng trưng cho “5 đồng” mà Cải đã hối lộ cho thầy lí, mà ngôn ngữ ấy lúc xử kiện chỉ có mỗi Cải và thầy lí mới hiểu được.
Câu 2:
Trả lời:
Nghệ thuật gây cười qua lời nói cuối truyện của thầy lí “Nhưng nó phải bằng hai mày”:
- Thầy lí muốn nói đến số tiền hối lộ mà Cải đã đưa cho ông. Mặc dù Cải đã hối lộ 5 đồng để xử thắng cho mình, nhưng đối với thầy lí, ai hối lộ nhiều hơn thì người đó giành phần thắng. Tất nhiên Ngô đã hối lộ đến 10 đồng – tức là gấp đôi số tiền hối lộ của Cải – “hai mày”, nên phần thắng thuộc về bên hối lộ nhiều hơn.
Câu 3:
Trả lời:
- Nhân vật Ngô và Cải trong truyện đều đáng thương và đáng trách. Đáng trách ở đây đó là họ chính là những kẻ đã tiếp tay cho những tên viên quan tham những, trục lợi bằng những đồng tiền phi pháp. => Khiến xã hội mất công bằng, bị thối nát.
- Nhưng họ cũng đáng thương bởi họ trở thành nạn nhân của thầy lí.
Trên đây là bài soạn Nhưng nó phải bằng hai mày trong chương trình Ngữ văn 10, qua tác phẩm này chúng ta có thể thấy được tệ nạn tham nhũng đã xảy ra từ thời kì phong kiến. Tác phẩm không chỉ lên án những kẻ viên quan lạm dụng đồng tiền, tham nhũng mà bên cạnh đó cũng phê phán những người đã tạo ra lòng tham cho những tên viên quan ấy. Hi vọng qua bài soạn trên đã giúp các em nắm được nội dung cũng như giá trị của tác phẩm. Hẹn gặp lại các em trong những bài viết sau.
Xem thêm: