02/06/2017, 13:21

Soạn bài Thương vợ của Trần Tế Xương

Soạn bài Thương vợ của Trần Tế Xương ngữ văn lớp 11 I. Tìm hiểu tác giả – tác phẩm 1. Tác giả – Trần Tế Xương (1870 – 1907) thường gọi là Tú Xương, tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Quê ở làng Vị Xuyên, Huyện Mĩ Lộc, Nam Định. – Ông từ bé đã nổi tiếng là thông minh, có tài ...

Soạn bài Thương vợ của Trần Tế Xương ngữ văn lớp 11 I. Tìm hiểu tác giả – tác phẩm 1. Tác giả – Trần Tế Xương (1870 – 1907) thường gọi là Tú Xương, tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Quê ở làng Vị Xuyên, Huyện Mĩ Lộc, Nam Định. – Ông từ bé đã nổi tiếng là thông minh, có tài năng hơn người nhưng con đường công danh thi cử của ông khá lận đận, ông đi thi từ năm 17 tuổi nhưng thi đến tám lần mới chỉ đỗ tú tài. – Ông sinh và lớn lên trong bối ...

ngữ văn lớp 11
I. Tìm hiểu tác giả – tác phẩm
1. Tác giả

– Trần Tế Xương (1870 – 1907) thường gọi là Tú Xương, tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Quê ở làng Vị Xuyên, Huyện Mĩ Lộc, Nam Định.

– Ông từ bé đã nổi tiếng là thông minh, có tài năng hơn người nhưng con đường công danh thi cử của ông khá lận đận, ông đi thi từ năm 17 tuổi nhưng thi đến tám lần mới chỉ đỗ tú tài.

– Ông sinh và lớn lên trong bối cảnh sục sôi và bi thương, giai đoạn giao thời, giữa lúc xã hội phong kiến chuyển sang xã hội thực dân nửa phong kiến, chiến tranh triền miên.

– Hiện thực cuộc sống đó đã ảnh hưởng đến thơ ông rất nhiều, được thể hiện sinh động và sắ nét qua những vần thơ trào phúng đặc sắc. Ngoài ra Tú Xương còn viết những bài thơ về người bạn tình thân thiết của mình đó là bà Tú. Ông có công rất lớn trong việc việt hóa thơ Đường, góp phần đổi mới nghệ thuật dân tộc.

2. Tác phẩm

 – Bài thơ Thương vợ của Tú Xương thể hiện một cách chân tình, hóm hỉnh thái độ của nhà thơ đối với người vợ tần tảo của mình. Đó là tiếng lòng, tình cảm mà Tú Xương dành cho vợ, người luôn bên cạnh Tú Xương vượt khó vượt khổ để giúp Tú Xương đứng lên.
– Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.

II. Tìm hiểu tác phẩm

Câu 1.  Hình ảnh của bà Tú qua bốn câu thơ đầu được nhà thơ thể hiện rất rõ nét. Hai câu thơ đầu giới thiệu về công việc kiếm sống mưu sinh của bà, người lam lũ tần tảo, chịu thương, chịu khó. “Quanh năm” ý chỉ ở đây là thời gian trong suốt cả năm, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác bà vẫn vất vả “buôn bán” kiếm tiền nuôi gia đình. “ Mom sông” hai từ đặc tả nói lên được không gian mà bà Tú lặn lội kiếm sống, vùng đất lồi ra sông, muốn nói lên được vùng đất ấy là nơi đầu sóng ngọn gió. Đó không chỉ là vùng đất thuận lợi cho việc buôn bán mưu sinh mà đó là vùng đất rất khó khăn, bấp bênh. Tất cả Tú Xương thể hiện được như khắc họa từng cảnh vật một để làm nền cho một thân phận khổ cực như bà Tú khi phải “ nuôi đủ năm con với một chồng” bà phải gánh vác trên đôi vai gầy một chuyện không hề dễ dàng. Tú Xương bằng cách liên tưởng hình ảnh người phụ nữ trong ca dao xưa như thân cò mà sang tạo nên sự vất vả của vợ mình rằng :”lặn lội thân cò khi quãng vắng”. Ở đây tác giả khái quát dùng thân cò để giúp gợi lên cả một số kiếp, nỗi đau thân phận của người vợ mình. Tình yêu cao cả lớn lao của Tú Xương đối với bà càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết. Hình ảnh thân cò được sử dụng một cách đọc là đảo ngữ lặn lội và được đặt trong một không gian rợn ngợp khi quãng vắng. Ấy vậy mà “eo sèo” mặt nước buổi đò đông ý muốn nói lên ngay cả khi đò đong như vậy việc buôn bán còn rất khó khăn, chật vật. Tất cả những khung cảnh ấy càng làm cho hình ảnh bà Tú nổi bật lên rõ hơn quãng đời mưu sinh.

Câu 2: Đức tính cao đẹp của bà Tú được nhà thơ thể hiện khá rõ trong hai câu  thừa đề và hai câu thực. Phẩm chất cao đẹp của bà Tú càng cao cả hơn trong hoàn cảnh vất vả, cực khổ, gian nan: nuôi đủ năm con với một chồng. Chữ “nuôi” đã đủ để nói lên những gì về một người phụ nữ tần tảo vì gia đình.  Lời văn vừa hóm hỉnh nhưng cũng mang nặng nỗi niềm suy tư khi cuộc sống khổ cực như vậy một người chồng như Tú Xương không giúp được nhiều cho bà. Câu thơ cũng nói lên niềm hạnh phúc của một người vợ đảm đang, hi sinh tất cả cho chồng, cho con. Đó như lời Tú Xương nói lên hộ vợ mình vậy.

Câu 3: Lời “chửi” trong hai câu thơ cuối nếu đọc qua ta tưởng rằng đó là lời của bà Tú nhưng thực ra đó là lời của Tú Xương đã nhập thân vào cùng nỗi khổ cực của vợi mình để cùng thông cảm sẻ chia đồng thời cũng là lời chửi thói đời và chửi chính mình. Trong một xã hội mang nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ một nhà nho như Tú Xương đã không chỉ nhận ra sự vô dụng của mình mà còn trách mình một cách thẳng thắn. Đó là một biểu tượng cho nhân cách của nhà thơ qua tiếng “chửi”.

Câu 4: Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ được thể hiện qua từng câu chữ trong bài thơ. Kể những nỗi vất vả, những đức tính phẩm chất đạo đức cao đẹp của bà để qua đó nói lên tình thương vợ sâu sắc, đồng cảm và hơn hết là biết ơn vợ. Qua lời tư “chửi” mình điều đó cũng chứng minh được tấm lòng của nhà thơ đối với bà Tú.

Từ khóa tìm kiếm:

soan bai thuong vo cua tran te xuong lop 11

soạn bài thương vợ của trần tế xương lớp 11

0