Soạn bài Cô bé bán diêm của Andersen
Soạn bài Cô bé bán diêm (trích) của Andersen I. Tìm hiểu tác giả – tác phẩm 1. Tác giả – Hans Christian Andersen, sinh năm 1805 mất năm 1875, là một nhà văn của đất nước Đan Mạch. Sinh ra trong một gai đình nghèo khó nhưng ông lại có niềm ham thích văn thơ từ nhỏ và đam mê nó, nhưng ...
Soạn bài Cô bé bán diêm (trích) của Andersen I. Tìm hiểu tác giả – tác phẩm 1. Tác giả – Hans Christian Andersen, sinh năm 1805 mất năm 1875, là một nhà văn của đất nước Đan Mạch. Sinh ra trong một gai đình nghèo khó nhưng ông lại có niềm ham thích văn thơ từ nhỏ và đam mê nó, nhưng được học hành rất ít. Cha ông mất sớm nên ông phải làm nhiều nghề để tự kiếm sống nuôi bản thân. – Niềm đam mê ấy đã đưa ông đến với văn chương và trở thành ...
Soạn bài Cô bé bán diêm (trích) của Andersen
I. Tìm hiểu tác giả – tác phẩm
1. Tác giả
– Hans Christian Andersen, sinh năm 1805 mất năm 1875, là một nhà văn của đất nước Đan Mạch. Sinh ra trong một gai đình nghèo khó nhưng ông lại có niềm ham thích văn thơ từ nhỏ và đam mê nó, nhưng được học hành rất ít. Cha ông mất sớm nên ông phải làm nhiều nghề để tự kiếm sống nuôi bản thân.
– Niềm đam mê ấy đã đưa ông đến với văn chương và trở thành một nhà văn nổi tiếng chuyên viết truyện cho thiếu nhi. Ông có thể dựa theo những câu chuyện cổ tích được lưu truyền trong dân gian và viết lại thành những câu chuyện hấp dẫn. Những câu chuyện của Andersen được nhiều bạn nhỏ trên khắp thế giới ưa thích với những câu chuyện tiêu biểu như: Cô bé bán diêm, Bầy chim thiên nga, Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới của hoàng đế, Nàng công chúa và hạt đậu…Truyện của ông luôn hấp dẫn với câu từ rất hay, hấp dẫn những ánh sáng lấp lánh lãng mạn kì ảo, những kết thúc có hậu mang đến cho người đọc những niềm tin yêu đối với cuộc sống.
– Thế giới tưởng tượng xa xôi trong truyện Andersen có yêu tinh nhưng cũng có nàng tiên cá, những hình ảnh đại diện cho thiện và ác, những nhân vật là những người luôn cố gắng vượt khó để tiến gần đến công lí và gần hơn với chân lí. ở truyện ngắn của ông ta thấy được những kinh nghiệm về lẽ đời và đạo người, thấy cái triết lí sinh động của sự sống, và cái lí giải chân xác về cuộc sống.
Ăngđớcxen đã nói: "Tôi rất sung sướng thấy tác phẩm của tôi được đọc nhiều ở nước Nga vĩ đại và hùng cường mà tôi đã hiểu phần nào về văn học súc tích từ Ka-ra-ma-din, Pu-skin đến những thời cận đại".
2. Tác phẩm
Đoạn trích Cô bé bán diêm là một minh chứng cho tài năng nghệ thuật rất hấp dẫn của Andersen. Các tình tiết được sắp xếp, miêu tả một cách hợp lí, tạo được lí thú, thủ pháp lãng mạn khiến cho chi tiết cái chết của cô bé bán diêm tuy rất xúc động, thương tâm nhưng không bi thảm, để lại nhiều cảm xúc trong trái tim bạn đọc.
a) Phần mở đầu, tác giả đã cho người đọc thấy được hoàn cảnh của cô bé bán diêm, hoàn cảnh đáng thương: nhà cửa sa sút, mẹ và bà nội mất sớm, chỉ còn người bố khó tính hay chửi rủa, đánh đập em. Em phải ở trong một góc tối của căn gác sát mái nhà chặt hẹp.
Câu chuyện được kể lại trong hoàn cảnh đêm giao thừa lạnh buốt, ngoài đường phố lạnh lẽo
Trong truyện, nhà văn đã sử dụng các hình ảnh tương phản:
– Ngôi nhà đẹp đẽ, xinh xắn, nơi em sống đầm ấm xưa kia so với một xó tối tăm, trên gác sát mái nhà gió lùa lạnh lẽo.
– Cửa sổ mọi nhà sáng rực rỡ ấm áp với ngoài đường phố tối ở góc tường, giữa hai ngôi nhà.
– Phố xá sực nức mùi ngỗng quay với cảnh em bé đói rét.
Tất cả những hình ảnh tương phản ấy đa làm nổi bật rõ nét lên tình cảnh đáng thương của em bé bán diêm, chỉ còn lại một mình, cô đơn giữa một không gian đối nghịch với hoàn cảnh của mình.
b) Những mộng tưởng của cô bé mỗi lần quẹt diêm:
– Lần thứ nhất: em đang ngồi một mình chịu cái giá lạnh ngoài trời trong thời khắc ai ai cũng náo nức chuẩn bị đón năm mới, em quẹt diêm “ em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nối bằng đồng bóng nhoáng”
– Lần thứ hai: em nghĩ tới “bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá và có cả một con ngỗng quay” vì em lúc này vừa chịu rét, vừa phải chịu đói.
– Lần thứ ba: sau những ước mơ được ấm, được no, em ước một điều ước bình thường được như bao người khác được đón phuát giây giao thừa, đón năm mới trong hạnh phúc, em ước “ một cây thông Nô-en. Cây vừa lớn và lộng lẫy..Hàng ngan ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng”.
– Lần tiếp theo “em bé nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em”, nỗi cô đơn lại tràn ngập ùa về trong tâm trí em, em nhớ mẹ, nhớ bà muốn được gặp lại những người mình yêu thương dù chỉ một lần..
– Lần cuối cùng, vì muốn níu dữ bà ở lại, “em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao. Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi”.
Đây là diễn biến của em em bé bán diêm về những mộng tưởng qua những lần quẹt diêm, đây là một diễn biến hợp lý. Những mộng tưởng thoáng hiện trong suy nghĩ của em không phải những gì cao sang mà tất cả đều là những điều gần gũi, thực tế với em: cái lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en. Những điều giản dị nhưng cao quý ấm áp tình thương khi mơ thấy bà, người đã luôn bên em, chăm sóc em, người quan tâm đối tốt với em, thấy bà mỉm cười với em rồi cầm tay em và rồi hai bà cháu như được thoát ly khỏi thế giới bất công của hiện thực để về một nơi đẹp đẽ hơn.
c) Truyện ngắn của Andersen đã thể hiện được những hoài bão của tác giả không chỉ vậy nó còn phản ánh hiện thực bất công lúc bấy giờ, sự đê tiện của đám quyền tước thống trị. Tác giả thấu hiểu sâu và hoàn cảnh cũng như tâm hồn của những con người nghèo khổ, đói rách nhưng họ có những phẩm chất rất cao quý đáng trân trọng. Ánh sáng của que diêm cũng như ánh sáng của niềm tin hy vọng vẫn vụt sáng dù cho không gian, hoàn cảnh thế nào vượt lên khó khăn và mộng ước về một tương lai tươi sáng. Hình ảnh em bé bán diêm là một điển hình cho cả một tầng lớp nghèo khổ trong xã hội bi thương ấy và lúc là đại diện cho chân lý đúng – đẹp – tốt.