Soạn bài Tổng kết phần văn lớp 8
Soạn bài Tổng kết phần văn lớp 8 Lập bảng thống kê các văn bản Văn học Việt Nam đã học từ bài 15 ở lớp 8: STT TÊN TÁC PHẨM TÁC GIẢ THỂ LOẠI GIÁ TRỊ NỘI DUNG GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT 1 Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác Phan Bội Châu (1867- 1940) Thất ngôn bát cú Đường luật Vẻ đẹp kiên cường, bất khuất và ...
Soạn bài Tổng kết phần văn lớp 8 Lập bảng thống kê các văn bản Văn học Việt Nam đã học từ bài 15 ở lớp 8: STT TÊN TÁC PHẨM TÁC GIẢ THỂ LOẠI GIÁ TRỊ NỘI DUNG GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT 1 Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác Phan Bội Châu (1867- 1940) Thất ngôn bát cú Đường luật Vẻ đẹp kiên cường, bất khuất và khí phách ngang tàn của nhà yêu nước Phan Bội Châu Giọng điệu hào hùng, dứt khoát, âm điệu mạnh mẽ , ...
Lập bảng thống kê các văn bản Văn học Việt Nam đã học từ bài 15 ở lớp 8:
STT |
TÊN TÁC PHẨM |
TÁC GIẢ |
THỂ LOẠI |
GIÁ TRỊ NỘI DUNG |
GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT |
1 |
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác |
Phan Bội Châu (1867- 1940) |
Thất ngôn bát cú Đường luật |
Vẻ đẹp kiên cường, bất khuất và khí phách ngang tàn của nhà yêu nước Phan Bội Châu |
Giọng điệu hào hùng, dứt khoát, âm điệu mạnh mẽ , đầy lôi cuốn, hấp dẫn |
2 |
Đập đá ở Côn Lôn |
Phan Châu Trinh (1872- 1926) |
Thất ngôn bát cú Đường luật |
Hình ảnh người anh hùng hiện lên lớn lao, kì vĩ, không khuất phục giữa cảnh gian nguy |
Bút pháp lãng mạn kết hợp với giọng điệu đầy hào hùng, khí phách |
3 |
Muốn làm thằng Cuội |
Tản Đà (1889- 1939) |
Thất ngôn bát cú |
Thái độ bất bình của nhân vật trữ tình tâm sự với chị Hằng với khát khao muốn thoát ly lên cung trăng |
Thế thơ thất ngôn bát cú mượt mà, nhịp điệu chậm rãi, lôi cuốn |
4 |
Hai chữ nước nhà |
Á Nam Trần Tuấn Khải (1895- 1983) |
Song thất lúc bát |
Tâm sự yêu nước của nhà cách mạng Trần Tuấn Khải, đồng thời khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu quốc của nhân dân ta. |
Mượn tích xưa để nói chuyện nay, lí lẽ sát thực, giọng điệu trữ tình thống thiết |
5 |
Nhớ rừng |
Thế Lữ (1907- 1989) |
Thơ tự do |
Mượn lời của con hổ ở vườn bách thú để nói lên thực tại tầm thường, tù túng, ngột ngạt và niềm khao khát tự do mãh liệt, khích lệ lòng yêu nước |
Bút pháp lãng mạn, hình ảnh sinh động, cụ thể, các biện pháp tu từ… |
6 |
Quê hương |
Tế Hanh (1921- 2012) |
Thơ tự do |
Vẻ đẹp tươi sáng, sinh động của bức tranh làng quê miền biến và tình yêu quê hương da diết, sâu đậm của tác giả |
Hình ảnh sinh động, gần gũi, lời thơ giản dị, biện pháp so sánh giàu hình ảnh,… |
7 |
Khi con tu hú |
Tố Hữu (1920- 2002) |
Thơ Lục bát |
Tình yêu cuộc sống và yêu thiên, đồng thời là khát vọng được tự do của người chiến sĩ trong cảnh tù đày |
Giọng thơ sôi nổi, tha thiết, hình ảnh thơ sinh động |
8 |
Tức cảnh Pác Bó |
Hồ Chí Minh (1890- 1969) |
Thất ngôn tứ tuyệt |
Tinh thần lạc quan, tự tại và phong thái ung dung của Hồ Chủ tịch trong cảnh núi rừng Pác Bó |
Giọng thơ hóm hỉnh, bút pháp cổ điển kết hợp hiện đại |
9 |
Ngắm trăng ( Vọng nguyệt) |
Hồ Chí Minh (1890- 1969) |
Thất ngôn tứ tuyệt |
Tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung tự tại của Bác Hồ |
|
10 |
Đi đường (Tẩu lộ) |
Hồ Chí Minh (1890- 1969) |
Thất ngôn tứ tuyệt |
Từ việc đi đường gợi ra chân lý: đường đời ẩn chứa nhiều khó khăn thử thách chất chồng |
|
2*. Nêu sự khác biệt nổi bật về hình thức nghệ thuật giữa các văn bản thơ trong các bài 15, 16 và trong các bài 18, 19.
– Cả ba văn bản thơ trong các bài 15, 16 đều thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn, Muốn làm thằng Cuội. Đây là thể thơ điển hình về tính quy phạm trong thơ cổ, với số câu và số chữ được hạn định, quy tắc về luật bằng – trắc, phép đối và cách gieo vần rất chặt chẽ.
Các bài 18, 19 có hình thức thể hiện linh hoạt, phóng khoáng , tự do hơn. Tuy nhiên, nó vẫn có những quy ước nhất định về số chữ, cách bắt vần riêng.
– Các bài thơ trong các bài 18, 19 được gọi là “thơ mới” vì chúng không tuân theo luật lệ gò bó của thơ cũ, số chữ trong mỗi câu không hạn định trong số lượng nhất định, đặc biệt là sự thể hiện phóng túng về nội dung cảm xúc của nhân vật trữ tình.