05/02/2018, 10:14

Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng lớp 6 ngắn gọn

Hướng dẫn các bạn soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 6 ngắn gọn đơn giản Ông lão đánh cá và con cá vàng – Tác phẩm mang tính giáo dục cao Trong chương trình Ngữ Văn 6, các bạn sẽ được học một câu truyện dân gian nước ngoài, đó là Ông lão đánh cá và con ...

Hướng dẫn các bạn soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 6 ngắn gọn đơn giản Ông lão đánh cá và con cá vàng – Tác phẩm mang tính giáo dục cao Trong chương trình Ngữ Văn 6, các bạn sẽ được học một câu truyện dân gian nước ngoài, đó là Ông lão đánh cá và con cá vàng. Tác phẩm này được kể lại bởi tác giả Puskin (người Nga) qua hơn 200 câu thơ. Nội dung câu truyện có độ hấp dẫn, li kì nhưng qua đó răn dạy chúng ta rằng, trong cuộc sống không nên quá tham lam. Để tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của câu truyện chi tiết hơn, thì trong bài viết này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng một cách ngắn gọn nhất. Câu 1: Trong truyện, mấy lần ông lão ra biển gọi cá vàng? Việc kể lại những lần ông lão ra biển gọi cá vàng là biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Hãy nêu tác dụng của biện pháp này. Trả lời: Trong truyện, có tổng cộng 5 lần ông lão ra biển gọi cá vàng. Với việc lặp lại liên tục những lần gọi cá vàng, tác giả Puskin muốn nhấn mạnh và làm rõ được chủ đề của câu chuyện. Bên cạnh đó, những hành động của ông lão như muốn nói lên tính cách tham lam của mụ vợ. Câu 2: Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng, cảnh biển thay đổi như thế nào? Vì sao?Lần 1: bà vợ yêu cầu một cái máng lợn -> sóng biển chỉ gợn chút, êm đềm. Lần 2: bà vợ yêu cầu một tòa nhà đẹp -> biển bắt đầu giận dữ, nổi sóng. Lần 3: bà vợ yêu cầu trở thành nhất phẩm phu nhân -> cơn giận dữ của biển mạnh hơn, sóng đập dữ dội. Lần 4: bà vợ muốn trở thành nữ hoàng -> lúc này trời kéo mây đen mù mịt kèm sóng dữ. Lần 5: muốn làm Long Vương -> cơn thịnh nộ của biển, sóng vỗ ầm ầm. Cây 3: Em có nhận xét gì về lòng tham và sự bội bạc của nhân vật mụ vợ? Sự bội bạc của mụ vợ đối với chồng đã tăng lên như thế nào? Khi nào sự bội bạc của mụ đi tới tột cùng? (Chú ý thái độ của mụ đôi với cá vàng thể hiện ở ý muốn cuối cùng). Trả lời:Qua 5 lần yêu cầu ông lão ra biển gọi cá vàng, ta thấy tính cách mụ vợ là vô cùng tham lam. Mức độ tham lam của mụ vợ ngày càng nhiều, không đáy. Và mỗi lần yêu cầu ông lão ra biển, bà mụ vợ đã đối xử với ông chồng ngày càng thậm tệ, nặng nề: mắng đồ ngốc > quát to chửi đồ ngu > mắng như tát nước vào mặt > tức giận tát vào mặt ông chồng, đuổi ông chông khi đã được làm Nữ hoàng > giận dữ, nổi cơn nộ sai người bắt ông lão và ra lệnh ông phải làm theo. Sự phụ bạc của bà mụ vợ đối với đi tới tột cùng đó chính là lần thứ 5 ông lão phải ra gọi cá vàng, bởi lúc này mụ vợ yêu cầu ông phải biến bà trở thành nữ hoàng, và lòng tham vô đáy hơn khi bà đuổi ông lão đi với ý định sẽ thâu tóm con cá vàng để hầu hạ mụ. Câu 4: Câu chuyện đã được kết thúc như thế nào? Ý nghĩa của cách kết thúc đó. Trả lời:Và câu truyện đã có kết thúc được xem là có hậu, khi khung cảnh túp lều nát xưa cùng hình ảnh mụ vợ ngồi bên cái máng bị sứt mẻ cho lợn ăn. Qua đây ta thấy ý nghĩa của câu chuyện muốn phê phán những con người có lòng tham vô đáy, được voi đòi tiên, và kết quả dành cho những kẻ tham lam này giống như bà mụ vợ trong truyện. Bà đã có hầu như tất cả nhưng vì lòng tham ngày một tăng, cuối cùng bà cũng phải quay trở lại cuộc sống nghèo khó trước kia. Còn ông lão, có lẽ khi cuộc sống trở lại như trước kia thì ông cảm thấy an nhàn, bình yên hơn. Câu 5: Cá vàng trừng trị mụ vợ vì tội tham lam hay bội bạc, nêu ý nghĩa tượng trưng của hình tượng con cá vàng. Trả lời: Cá vàng đã trừng trị mụ vợ vì tội tham lam vô đáy, mù quáng biến con người ấy trở thành một mụ vơ xấu xa, ác độc và sẵn sàng phụ bạc người chồng của mình để có được thứ mình muốn. Bên cạnh đó hình ảnh con cá vàng như biểu tượng của sự công lý, công bằng trong xã hội, những kẻ nào tham lam, xấu xa thì ắt sẽ nhận lấy kết cục thê thảm. Như vậy qua câu chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, tác giả Puskin đã phản ánh cho chúng ta thấy một bộ mặt trái rất xấu của con người, đó là tính tham lam. Hi vọng sau bài viết Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng ngắn gọn và chi tiết, các bạn đã tự rút ra được những điều hay, bổ ích để áp dụng trong cuộc sống của chúng ta. Trên đây là bài Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng ngắn gọn và đầy đủ nhất, hẹn gặp lại các em ở các bài viết sau, chúc các em đạt kết quả học tập thất tốt. Xem thêm: Soạn bài Cây bút thần lớp 6 ngắn gọn

Hướng dẫn các bạn soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 6 ngắn gọn đơn giản


Ông lão đánh cá và con cá vàng – Tác phẩm mang tính giáo dục cao

Trong chương trình Ngữ Văn 6, các bạn sẽ được học một câu truyện dân gian nước ngoài, đó là Ông lão đánh cá và con cá vàng. Tác phẩm này được kể lại bởi tác giả Puskin (người Nga) qua hơn 200 câu thơ. Nội dung câu truyện có độ hấp dẫn, li kì nhưng qua đó răn dạy chúng ta rằng, trong cuộc sống không nên quá tham lam.

Để tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của câu truyện chi tiết hơn, thì trong bài viết này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng một cách ngắn gọn nhất.

Câu 1: Trong truyện, mấy lần ông lão ra biển gọi cá vàng? Việc kể lại những lần ông lão ra biển gọi cá vàng là biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Hãy nêu tác dụng của biện pháp này.
Trả lời:
Trong truyện, có tổng cộng 5 lần ông lão ra biển gọi cá vàng. Với việc lặp lại liên tục những lần gọi cá vàng, tác giả Puskin muốn nhấn mạnh và làm rõ được chủ đề của câu chuyện. Bên cạnh đó, những hành động của ông lão như muốn nói lên tính cách tham lam của mụ vợ.

Câu 2: Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng, cảnh biển thay đổi như thế nào? Vì sao?
  • Lần 1: bà vợ yêu cầu một cái máng lợn -> sóng biển chỉ gợn chút, êm đềm.
  • Lần 2: bà vợ yêu cầu một tòa nhà đẹp -> biển bắt đầu giận dữ, nổi sóng.
  • Lần 3: bà vợ yêu cầu trở thành nhất phẩm phu nhân -> cơn giận dữ của biển mạnh hơn, sóng đập dữ dội.
  • Lần 4: bà vợ muốn trở thành nữ hoàng -> lúc này trời kéo mây đen mù mịt kèm sóng dữ.
  • Lần 5: muốn làm Long Vương -> cơn thịnh nộ của biển, sóng vỗ ầm ầm.

Cây 3: Em có nhận xét gì về lòng tham và sự bội bạc của nhân vật mụ vợ? Sự bội bạc của mụ vợ đối với chồng đã tăng lên như thế nào? Khi nào sự bội bạc của mụ đi tới tột cùng? (Chú ý thái độ của mụ đôi với cá vàng thể hiện ở ý muốn cuối cùng).
Trả lời:
  • Qua 5 lần yêu cầu ông lão ra biển gọi cá vàng, ta thấy tính cách mụ vợ là vô cùng tham lam. Mức độ tham lam của mụ vợ ngày càng nhiều, không đáy.
  • Và mỗi lần yêu cầu ông lão ra biển, bà mụ vợ đã đối xử với ông chồng ngày càng thậm tệ, nặng nề: mắng đồ ngốc > quát to chửi đồ ngu > mắng như tát nước vào mặt > tức giận tát vào mặt ông chồng, đuổi ông chông khi đã được làm Nữ hoàng > giận dữ, nổi cơn nộ sai người bắt ông lão và ra lệnh ông phải làm theo.
  • Sự phụ bạc của bà mụ vợ đối với đi tới tột cùng đó chính là lần thứ 5 ông lão phải ra gọi cá vàng, bởi lúc này mụ vợ yêu cầu ông phải biến bà trở thành nữ hoàng, và lòng tham vô đáy hơn khi bà đuổi ông lão đi với ý định sẽ thâu tóm con cá vàng để hầu hạ mụ.

Câu 4: Câu chuyện đã được kết thúc như thế nào? Ý nghĩa của cách kết thúc đó.
Trả lời:
  • Và câu truyện đã có kết thúc được xem là có hậu, khi khung cảnh túp lều nát xưa cùng hình ảnh mụ vợ ngồi bên cái máng bị sứt mẻ cho lợn ăn.
  • Qua đây ta thấy ý nghĩa của câu chuyện muốn phê phán những con người có lòng tham vô đáy, được voi đòi tiên, và kết quả dành cho những kẻ tham lam này giống như bà mụ vợ trong truyện. Bà đã có hầu như tất cả nhưng vì lòng tham ngày một tăng, cuối cùng bà cũng phải quay trở lại cuộc sống nghèo khó trước kia. Còn ông lão, có lẽ khi cuộc sống trở lại như trước kia thì ông cảm thấy an nhàn, bình yên hơn.

Câu 5: Cá vàng trừng trị mụ vợ vì tội tham lam hay bội bạc, nêu ý nghĩa tượng trưng của hình tượng con cá vàng.
Trả lời:
Cá vàng đã trừng trị mụ vợ vì tội tham lam vô đáy, mù quáng biến con người ấy trở thành một mụ vơ xấu xa, ác độc và sẵn sàng phụ bạc người chồng của mình để có được thứ mình muốn.
Bên cạnh đó hình ảnh con cá vàng như biểu tượng của sự công lý, công bằng trong xã hội, những kẻ nào tham lam, xấu xa thì ắt sẽ nhận lấy kết cục thê thảm.

Như vậy qua câu chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, tác giả Puskin đã phản ánh cho chúng ta thấy một bộ mặt trái rất xấu của con người, đó là tính tham lam. Hi vọng sau bài viết Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng ngắn gọn và chi tiết, các bạn đã tự rút ra được những điều hay, bổ ích để áp dụng trong cuộc sống của chúng ta.

Trên đây là bài Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng ngắn gọn và đầy đủ nhất, hẹn gặp lại các em ở các bài viết sau, chúc các em đạt kết quả học tập thất tốt.

Xem thêm:
0