02/06/2017, 13:20

Soạn bài Ông Giuoc-đanh mặc lễ phục trích Trưởng giả học làm sang của Mo-li-e.

Soan bai Ong giuoc danh mac le phuc – Đề bài: Soạn bài Ông Giuoc-đanh mặc lễ phục trích Trưởng giả học làm sang của Mo-li-e. Căn cứ vào các chỉ dẫn, ta thấy được lớp kịch có 2 cảnh. Cảnh thứ nhất: gồm có bốn nhân vật: ông Giuoc- đanh, một gia nhân, bác phó may và bác thợ phụ. Ở cảnh này chỉ ...

Soan bai Ong giuoc danh mac le phuc – Đề bài: Soạn bài Ông Giuoc-đanh mặc lễ phục trích Trưởng giả học làm sang của Mo-li-e. Căn cứ vào các chỉ dẫn, ta thấy được lớp kịch có 2 cảnh. Cảnh thứ nhất: gồm có bốn nhân vật: ông Giuoc- đanh, một gia nhân, bác phó may và bác thợ phụ. Ở cảnh này chỉ có lời đối thoại của hai nhân vật đó là ông Giuoc- đanh và bác phó may, ít cử chỉ và hành động Cảnh thứ hai: có thêm bốn tay thợ phụ nữa. Ở cảnh này nhộn nhịp, náo nhiệt hẳn ...

– Đề bài:

Căn cứ vào các chỉ dẫn, ta thấy được lớp kịch có 2 cảnh.

Cảnh thứ nhất: gồm có bốn nhân vật: ông Giuoc- đanh, một gia nhân, bác phó may và bác thợ phụ. Ở cảnh này chỉ có lời đối thoại của hai nhân vật đó là ông Giuoc- đanh và bác phó may,  ít cử chỉ và hành động

Cảnh thứ hai: có thêm bốn tay thợ phụ nữa. Ở cảnh này nhộn nhịp, náo nhiệt hẳn lên bởi các hành động của các thợ phụ xúm lại giúp tay trưởng giả mặc trang phục cùng với lời đối thoại của ông Giuoc- đanh với bác phó may.

Tính cách học đòi làm sang của ông Giuoc- đanh ở cảnh đầu được thể hiện trong cuộc đối thoại với bác phó may. Cuộc đối thoại xoay quanh chuyện đôi bít tất, bộ tóc giả, long đính mũ và những bông hoa ngược. Trong lúc mặc trang phục mới, ông Giuoc- đanh đã phát hiện ra bác thợ may đã may nhưng bông hoa ngược. Để bào chữa cho việc làm cố ý hoặc sơ suất hoặc ngu dốt của mình, bằng cái miệng lẻo mép, bác phó may cho rằng mặc như vậy mới sang, mới giống trưởng giả. Và tiếp tục bằng sự láu cá, bác ta tiếp tục: “Nếu ngài muốn thì tôi sẽ xin may hoa xuôi lại thôi mà”, “Còn phải nói! Tôi đó họa sĩ nào lấy bút mà vẽ hầu ngài bộ áo vừa khít hơn được…” Chính do nắm chắc được điểm yếu của tay trưởng giả mà bác phó may đã khuất phục ông Giuoc- đanh bằng những lí lẽ của mình.

soan bai ong giuoc danh mac le phuc

Ở cảnh sau, tính cách học đòi làm sang của ông Giuoc- đanh được bộc lộ rõ rệt. Ở cảnh này xuất hiện  tay thợ cũng lẻo mép và láu cá chẳng khác gì bác phó may ở cảnh đầu. Tên này liên tục nịnh nọt và tung hô ông Giuoc- đanh lên từ “Bẩm, ông lớn ạ”, “Bẩm cụ lớn, anh em chúng tôi đội ơn cụ lớn lắm lắm” rồi “ Dám bẩm đức ông, anh em…”. Ông Giuoc- đanh liên tục đắm chìm trong cảm giác được làm trưởng gia và thưởng cho tên phụ may. Tuy nhiên, ông vẫn tỉnh táo giữ lấy túi tiền của mình mà nói rằng: “Nó như thế là phải chăng, nếu không ta đến mất tong cả tiền cho nó thôi”

Lớp kịch này gây cười cho khan giả ở khía cạnh đó là sự đối lập giữa nội dung và hình thức, giữa cái bên trong với cái bên ngoài tạo nên sự hài hước, dí dỏm. Mô- li- e khéo léo khi xây dựng nên một nhân vật bất hủ, học đòi làm sang nhưng ngu dốt và thiếu hiểu biết với những bộ trang phục dị hợm với các chi tiết ngược đời. Chính những tiểu tiết đó đã tạo nên tiếng cười sảng khoái cho khán giả đồng thời thể hiện thái độ chế giễu của tác giả thói học đòi làm sang lúc bấy giờ

0