Soạn bài Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ
Soạn bài Xin lập khoa luật (Trích từ bản Điều trần số 27: Tế cấp bát điều) của Nguyễn Trường Tộ I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Nguyễn Trường Tộ (1830 – 1871). – Ông là một vị quan liêm khiết thanh cao, đồng thời có tầm nhìn xa trông rộng . – Với bộ não tiên tiến của mình ông thông ...
Soạn bài Xin lập khoa luật (Trích từ bản Điều trần số 27: Tế cấp bát điều) của Nguyễn Trường Tộ I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Nguyễn Trường Tộ (1830 – 1871). – Ông là một vị quan liêm khiết thanh cao, đồng thời có tầm nhìn xa trông rộng . – Với bộ não tiên tiến của mình ông thông thạo cả Hán học lẫn Tây Học. – Không những thế trong ông lúc nào cũng nồng nàn lòng yêu đất nước, lo cho nhân dân. -> Đây quả là một người hiền ...
Soạn bài Xin lập khoa luật (Trích từ bản Điều trần số 27: Tế cấp bát điều) của Nguyễn Trường Tộ
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Nguyễn Trường Tộ (1830 – 1871).
– Ông là một vị quan liêm khiết thanh cao, đồng thời có tầm nhìn xa trông rộng .
– Với bộ não tiên tiến của mình ông thông thạo cả Hán học lẫn Tây Học.
– Không những thế trong ông lúc nào cũng nồng nàn lòng yêu đất nước, lo cho nhân dân.
-> Đây quả là một người hiền tài không chỉ có tài mà còn có đức.
– Ông luôn có tư tưởng canh tân đất nước.
– Tác phẩm ông để lại cũng khá nhiều, gồm 60 bản điều trần.
2. Tác phẩm
– Thể loại: điều trần là thể loại văn bản của cấp dưới dâng lên vua nhằm trình bày những kế sách giúp trị nước hoặc những việc khẩn cấp cần làm. Đây là một loại văn bản chính trị có lập luận chặt chẽ lời nói vừa thẳng thắn vừa mềm dẻo.
– Xuất xứ: nằm trong bản điều trần số 27 có tên là tế cấp bát điều do Nguyễn Trường Tộ viết vào năm 1867.
– Nội dung : bàn về việc vai trò của luật pháp đối với một đất nước và ra sức thuyết phục nhà nước lập khoa luật.
– Bố cục: 3 phần.
• Phần 1: giới thiệu tầm quan trọng của luật pháp.
• Phần 2: phê phán nho gia và khẳng định nó không thể nào thay thế được luật pháp.
• Phần 3: khẳng định sự cần thiết cần phải có khoa luật.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Đặt vấn đề: giới thiệu tầm quan trọng của luật pháp.
– Tác giả nêu lên nội dung của luật pháp bao gồm:
• Những kỉ cương phép tắc để làm nên trật tự xã hội.
• Nó thể hiện uy quyền của những bậc lãnh đạo đất nước như vua và quan.
• Nó thể hiện chính lệnh của quốc gia mà bất cứ người nào cũng phải làm theo.
• Nó nêu lên cả tam cương ngũ thường của nho gia, có nghĩa là nó quy định những quy tắc chuẩn mực đạo đức của con người trong gia đình cũng như xã hội.
• Nó sẽ làm cơ quan hành chính của sáu bộ.
-> Có thể nói nội dung của luật rất rộng rãi, nó không đơn thuần ở một lĩnh vực mà nó bao quát toàn bộ tất cả các lĩnh vực của đời sống, từ tình cảm mối quan hệ của các thành viên trong gia đình đến trật tự xã hội những quy tắc duy trì sự trật tự của xã hội. Đồng thời nó còn thể hiện được uy quyền của nhà nước trong việc quản lý đất nước.
– Và như thế quan dùng luật để trị dân, dân theo luật mà làm để giữ gìn an ninh trật tự xã hội, chính lệnh ban ra cứ thế mà làm khách quan không phụ thuộc vào mối quan hệ cá nhân. Đây quả là những tác dụng to lớn của luật.
– Tác giả đã khôn khéo dùng biện pháp so sánh với các quốc gia phương Tây -> thể hiện sự hiểu biết của ông cũng như mang lại sức thuyết phục cho người đọc.
– Nếu các nước phương Tây là một nhà nước pháp quyền không ai đứng ngoài luật pháp của nhà nước thì nhà nước ta lại thực hiện học theo tam cương ngũ thường -> đây là điều mà nước ta cần phải lập khoa luật.
-> Với cách đặt vấn đề ngắn gọn trực tiếp, logic lập luận thuyết phục có nêu lên nội dung cho đến so sánh với các nước phát triển vừa thể hiện được sự hiểu biết nhìn xa trông rộng của tác giả vừa thể hiện được sự cần thiết phải lập khoa lập cho một đất nước.
2. Phê phán sách nho gia và khẳng định nho gia không thể thay thế cho luật được.
– Tác giả thẳng thắn phê phán sách vở nho gia chỉ là nói suông không có tính thực thi không thiết thực cho những hành động thực tế.
• Xã hội bất công khi mà những người không làm cũng chẳng bị phạt những người làm thì cũng chẳng được thưởng.
• Học nhiều nhưng cũng chưa sửa đổi được tính tình cũng như sai lầm của mình.
– Tác giả cho rằng những sách vở thời phong kiến chỉ làm rối trí chứ chẳng giúp được ích lợi gì:
• Những người có học thức học sách thánh hiền cả đời nhưng có những lúc ứng xử không bằng cả một người dân quê mùa.
-> Tác giả đã khôn khéo khi dẫn chính lời nói của Khổng Tử người sáng tạo ra nho gia để nói lên sự cần thiết của luật và phê phán chính sách vở nho gia. Đây là một cách nói khôn khéo có tác động mạnh đến người đọc.
3. Khẳng định một đất nước cần phải có luật pháp.
– Tác giả khẳng định cần lập khoa luật vì luật giúp cai trị xã hội, duy trì sự ổn định của xã hội.
– Luật quy định cả những mối quan hệ đạo đức.
– Luật mang đến sự công bằng hơn.
III. Tổng kết
– Với các biện pháp so sánh đối chiếu cùng những lí lẽ dẫn chứng cụ thể thiết thực bài điều trần đã có sức ảnh hưởng rất lớn. Nó đã nêu lên được những nội dung cũng như tác dụng của luật pháp đối với một quốc gia. Điều hướng đến cuối cùng là một đất nước có sự công bằng và ổn định xã hội.