02/06/2017, 13:20

Soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam lớp 11

Soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam ngữ văn lớp 11 I. Kiến thức cơ bản 1. chủ nghĩa yêu nước của văn học trung đại giai đoạn này có những điểm cũ và điểm mới gì? – Cảm hứng yêu nước là cảm hứng xuyên suốt văn học trung đại Việt Nam nó vẫn còn những điểm cũ như: · Lòng căm thù giặc sâu ...

Soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam ngữ văn lớp 11 I. Kiến thức cơ bản 1. chủ nghĩa yêu nước của văn học trung đại giai đoạn này có những điểm cũ và điểm mới gì? – Cảm hứng yêu nước là cảm hứng xuyên suốt văn học trung đại Việt Nam nó vẫn còn những điểm cũ như: · Lòng căm thù giặc sâu sắc cùng bọn bè lũ tay sai: văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc, chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu. · Sự hi sinh mất mát trong chiến tranh ( văn tế ...

Soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam ngữ văn lớp 11

 

I. Kiến thức cơ bản

1.      chủ nghĩa yêu nước của văn học trung đại giai đoạn này có những điểm cũ và điểm mới gì?

         Cảm hứng yêu nước là cảm hứng xuyên suốt văn học trung đại Việt Nam nó vẫn còn những điểm cũ như:

·        Lòng căm thù giặc sâu sắc cùng bọn bè lũ tay sai: văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc, chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu.

·        Sự hi sinh mất mát trong chiến tranh ( văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc).

·        Ca ngợi thiên nhiên đất nước (câu cá mùa thu, bài ca phong cảnh hương sơn).

         Điểm mới:

·        Đề cao vai trò của người tri thức : chiếu cầu hiền.

·        Đề cao vai trò của pháp luật trong việc xây dựng một đất nước ổn định lâu dài: xin lập khoa luật.

·        Tìm hướng đi cho cuộc đời bế tắc: bài ca ngắn đi trên bãi cát.

2.     Văn học đầu thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu chủ nghĩa nhân đạo.

         Nội dung: các sáng tác giai đoạn này chủ yếu là văn học chữ Nôm, nội dung đều nhằm hướng đến tố cáo phê phán xã hội đen tối cùng những quyền sống của con người. Các tác giả bắt đầu nhận thức được quyền sống của con người mong con người có thể có được quyền sống của mình.

         Biểu hiện:

·        Đề cao truyền thống đạo lí.

·        Khẳng định quyền sống của mỗi con người.

·        Khẳng định cái tôi, con người cá nhân.

         Biểu hiện qua các tác phẩm tiêu biểu như;

·        Truyện Kiều để cao quyền được sống của con người mà cụ thể ở đây là con người tài hoa bạc mệnh Thúy Kiều.

·        Chinh phụ ngâm: quyền được sống được hạnh phúc của con người mà cụ thể là những nàng thiếu nữ trong thời kì chiến tranh.

·        Thơ Hồ Xuân Hương: đòi quyền bình đẳng nam nữ, ca ngợi những nét đẹp của người phụ nữ cũng như quyền được hạnh phúc của họ.

·        Lục Vân Tiên: con người đạo đức, ca ngợi những truyền thống đạo đức quý báu.

·        Bài ca ngất ngưởng: cái tôi cá nhân mạnh mẽ ngông nghênh.

·        Thơ tú Xương: khẳng định mình.

3.     Nội dung và nghệ thuật trong vào phủ chúa Trịnh.

         Vào phủ chúa trịnh đã vén bức màn lịch sử xa xưa vô cùng đen tối để cho chúng ta thấy được những thú vui, khung cảnh nguy nga tráng lệ của nơi phủ chúa. Chúa Trịnh không gọi là vua mà tự xưng là chúa à sự phê phán đua đòi tự cho mình cao nhất. Biết bao nhiêu cảnh đẹp, cây cao hoa thơm, cột lim chán vàng chén ngọc là bấy nhiêu nỗi vất vả khổ cực của người dân. Nhà văn tả đấy nhưng cũng như đang cười mỉa mai chua chát phủ Chúa.

4.     Giá trị thơ văn nguyễn Đình Chiểu.

         Chất bi: thơ văn Nguyễn Đình Chiểu luôn gợi nhắc những vất vả trong cuộc sống của nhân dân, những đau thương mất mát của nhân dân khi có giặc đến xâm lược.

         Chất tráng: đó là sự hi sinh cao cả, thà chết vinh còn hơn sống nhục của những người nông dân, người anh hùng.

II. Phương pháp

stt

Tác giả

Tác phẩm

Giá trị nội dung và nghệ thuật

1

Lê Hữu Trác

Vào phủ chúa Trịnh

          Nội dung: nơi phủ chúa ăn chơi xa đọa, thế tử vì thế mà mắc bệnh

          Nghệ thuật: miêu tả sắc nét, tả cảnh đặc sắc, lựa chọn chi tiết sinh động

2

Hồ Xuân Hương

Tự tình 2

          Nội dung: nỗi cô đơn của người vợ lẽ trước cảnh khuya

          Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, điệp từ, đảo trật tự cú pháp

3

Nguyễn Khuyến

Câu cá mùa thu

          Nội dung: bức tranh thiên nhiên mùa thu đẹp nhưng buồn và bức tranh tâm trạng nhà thơ

          Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, tính từ chỉ màu sắc, động từ nhẹ mang sức diễn đạt cao

4

Trần Tế Xương

Thương Vợ

          Nội dung: ca ngợi người vợ, thương vợ đồng thời cười chính bản thân mình vô dụng

          Nghệ thuật: trào phúng mỉa mai, từ láy, số đếm cụ thể à gánh nặng của người vợ

5

Nguyễn Công Trứ

Bài ca ngất ngưởng

          Nôi dung: Kể về cuộc đời làm quan sau đó về hưu của nhà thơ lúc nào cũng ngất ngưởng

          Nghệ thuật: sử dụng nhiều từ hán việt, thể thơ hát nói phóng khoáng

6

Cao Bá Quát

Bài ca ngắn đi trên bãi cát

          Nội dung: kể về sự bế tắc trong các khoa thi cử

          Nghệ thuật: điệp từ, ẩn dụ

7

Nguyễn Đình Chiểu

Lẽ ghét thương

          Nội dung: nói về lẽ ghét thương ở trên đời của ông quán nọ

          Nghệ thuật: liệt kê các tên ông vua xấu tốt nhà Trung Quốc, thể thơ lục bát

Văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc

          Nội dung: nói về cuộc đấu tranh đầy gian khổ hi sinh mất mát của nghĩa sĩ cần giuộc

          Nghệ thuật: khắc họa hình tượng nghĩa sĩ

8

Ngô Thì Nhậm

Chiếu cầu hiền

          Nội dung: kể về việc vua Quang Trung lên ngôi và mong người hiền tài ra giúp nước

          Nghệ thuật: bài chiếu lập luận logic sắc bén, sức thuyết phục cao.

III. Một số đặc điểm về hình thức của văn học trung đại.

1.     Tư duy nghệ thuật

         Tính quy phạm thể hiện trong thể thơ thất ngôn bát cú đường luật của một số bài thơ trung đại.

         Tính phá vỡ quy phạm như bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ, bài ca ngắn đi trên bãi cát.

2.     Quan niệm thẩm mỹ

         Hướng đến cái đẹp trong quá khứ, thiên về cái cao cả, tao nhã, sử dụng những điển cố điển tích.

3.     Bút pháp nghệ thuật: thiên về ước lệ tượng trưng.

4.     Thể loại: phong phú: chiếu, biểu, tấu, sớ, hịch, thơ tứ tuyệt, thơ ngũ ngôn…

0