Soạn bài Luyện tập về thao tác lập luận phân tích (Về tác phẩm thơ)
Soạn bài Luyện tập về thao tác lập luận phân tích (Về tác phẩm thơ) I. Kiến thức cơ bản. 1. Khái niệm thơ trữ tình. – Thơ là một thể loại phản ánh tâm lý tình cảm con người, là tiếng nói của con người, là rung động trái tim. Thơ khác với văn xuôi ở chỗ nó có vần, có nhịp điệu góp phần tạo nên ...
Soạn bài Luyện tập về thao tác lập luận phân tích (Về tác phẩm thơ) I. Kiến thức cơ bản. 1. Khái niệm thơ trữ tình. – Thơ là một thể loại phản ánh tâm lý tình cảm con người, là tiếng nói của con người, là rung động trái tim. Thơ khác với văn xuôi ở chỗ nó có vần, có nhịp điệu góp phần tạo nên nhạc điệu trong thơ. 2. Yêu cầu khi phân tích tác phẩm thơ. – Phải chú ý đến hình ảnh cũng như nhịp điệu, vần, thể thơ của bài thơ đó. – Chú ý ...
I. Kiến thức cơ bản.
1. Khái niệm thơ trữ tình.
– Thơ là một thể loại phản ánh tâm lý tình cảm con người, là tiếng nói của con người, là rung động trái tim. Thơ khác với văn xuôi ở chỗ nó có vần, có nhịp điệu góp phần tạo nên nhạc điệu trong thơ.
2. Yêu cầu khi phân tích tác phẩm thơ.
– Phải chú ý đến hình ảnh cũng như nhịp điệu, vần, thể thơ của bài thơ đó.
– Chú ý đến các từ ngữ, biện pháp tu từ, các ý nội dung để tiến đến phân tích các ý một cách rõ ràng.
– Từ việc phân tích các biện pháp tu từ và hình ảnh ngữ nghĩa của thơ -> nội dung của bài thơ -> ý nghĩa tư tưởng.
3. Ví dụ: phân tích đoạn thơ sau:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc.
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới.
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
– Giải:
• Chú ý đến hình ảnh của các chiến binh Tây Tiến: Không mọc tóc -> nghĩa là đầu trọc có thể lí giải lí do là chiến tranh gian khổ nơi rừng thiên nước độc khiến cho các chiến binh bị rụng hết tóc, cũng có thể hiểu cạo trọc đầu để đánh giáp lá cà hay do những trận sốt rét -> tóm lại dù hiểu theo cách nào thì đều nhằm để chỉ sự khó khăn trong kháng chiến mà các chiến sĩ phải trải qua.
• “quân xanh” -> ngụy trang hoặc là ốm xanh.
• “dữ oai hùm” -> mạnh mẽ như hổ rừng xanh.
• “mắt trừng gửi mộng” -> lòng căm thù quân giặc.
• “mơ dáng kiều thơm” -> nhớ người yêu.
-> Tóm lại qua những hình ảnh ấy tác giả muốn thể hiện những chiến sĩ Tây Tiến phải trải qua biết bao nhiêu gian khổ trong chiến tranh. Tuy nhiên ốm nhưng không yếu vẫn mạnh mẽ và nuôi căm thù để đánh đuổi quân xâm lược. trong hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt nhưng vẫn mơ mộng lãng mạn nhớ đến người con gái xinh đẹp.
II. Luyện tập
1. Bài tập 1: phân tích hai câu thơ sau:
“Cậy em em có chịu lời.
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”
2. Bài tập 2: chọn một đoạn thơ hoặc một bài thơ mà mình yêu thích và phân tích?