Soạn bài Luyện tập về thao tác lập luận phân tích (Về xã hội)
Soạn bài Luyện tập về thao tác lập luận phân tích (Về xã hội) I. Nhắc lại kiến thức 1. Khái niệm phân tích – Phân tích là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố, bộ phận để xem xét và khái quát phát hiện bản chất của đối tượng 2. Mục đích và yêu cầu: – Mục đích: • Thấy được bản chất mối ...
Soạn bài Luyện tập về thao tác lập luận phân tích (Về xã hội) I. Nhắc lại kiến thức 1. Khái niệm phân tích – Phân tích là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố, bộ phận để xem xét và khái quát phát hiện bản chất của đối tượng 2. Mục đích và yêu cầu: – Mục đích: • Thấy được bản chất mối quan hệ cũng như giá trị của đối tượng. • Phát hiện ra mối quan hệ giữa bên trong và bên ngoài của đối tượng hay mâu thuẫn trong chính đối tượng. – ...
I. Nhắc lại kiến thức
1. Khái niệm phân tích
– Phân tích là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố, bộ phận để xem xét và khái quát phát hiện bản chất của đối tượng
2. Mục đích và yêu cầu:
– Mục đích:
• Thấy được bản chất mối quan hệ cũng như giá trị của đối tượng.
• Phát hiện ra mối quan hệ giữa bên trong và bên ngoài của đối tượng hay mâu thuẫn trong chính đối tượng.
– Yêu cầu:
• Phân tích gắn liền với tổng hợp.
• Phân tích sát nội dung và hình thức.
3. Phương pháp phân tích
– Phân tích đối tượng căn cứ vào quan hệ nội bộ của đối tượng.
– Phân tích dựa trên các mối quan hệ của đối tượng.
– Phân tích theo sự đánh giá chủ quan của cá nhân chủ thể phân tích.
II. Luyện tập
– Đề bài: hãy phân tích hai thái độ của con người là tự ti và tự phụ?
– Gợi ý:
a. Mở bài:
– Giới thiệu vấn đề cần phân tích đó là căn bệnh tự ti và tự phụ (có thể nêu một số thái độ đức tính của con người như tự tin, khiêm tốn… để mở đầu trái ngược).
b. Thân bài:
– Tự ti:
• Giải thích khái niệm:
– Tự ti là một thái độ xấu của con người luôn cho mình là kém cỏi hơn người khác và không thể làm được việc gì.
• Biểu hiện:
– không tin vào khả năng của mình.
-nhút nhát không dám thể hiện bản thân.
-Nhiều điều mình làm được nhưng lại không dám làm.
• Nguyên nhân:
+ Thiếu trình độ nhận thức.
+ thiếu bản lĩnh.
+ hèn nhát nghĩ mình không làm được gì.
• Tác hại:
+ Trong học tập: không đạt được kết quả cao và bị thụ động.
+trong công việc: không được được đánh giá cao không tìm được việc tốt.
+ Trong giao tiếp: Dễ bị người khác không để ý tới.
-> Mất cơ hội phát triển mình trong cuộc sống.
• Biện pháp:
phải thường xuyên rèn luyện kỹ năng của bản thân, học tập thay đổi nhận thức.
– Tự phụ:
• Khái niệm:
tự phụ là một thái độ xấu trái ngược với tự ti tự phụ là đánh giá năng lực bản thân luôn cao hơn người khác theo kiểu ếch ngồi đáy giếng.
• Biểu hiện:
+ Luôn cho ý kiến cá nhân là đúng độc đoán.
+ Luôn nghĩ mình tài giỏi hơn người ta dẫn đến việc khinh thường người ta.
+ Lúc nào cũng hênh hoang nghĩ mình là tài giỏi và thể hiện mọi lúc mọi nơi.
• Nguyên nhân:
+ Do nhận thức sai lầm.
+ Do theo chủ nghĩa quá nhân và thiếu khiêm tốn trước mọi người.
• Tác hại:
+ Chủ quan và không hiểu biết dẫn đến thất bại trong công việc.
+ Bị mọi người xa lánh và ghét.
• Biện pháp:
Cần giáo dục thay đổi nhận thức và cần phải trải nghiệm.
-> Kết luận cả hai thái độ trên đều là thái độ không tốt.
c. Kết bài: kết luận vấn đề và liên hệ bản thân.
III. Tự rèn luyện.
– Đề bài: hãy phân tích về đức tính khiêm tốn của con người?