Soạn bài Ôn tập về làm văn
Soạn bài Ôn tập về làm văn 1. Ôn lại những kiến thức về các kiểu văn bản và các phương thức biểu đạt: _ Trong chương trình học ở bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông đã học các kiểu văn bản như: + Văn bản tự sự + Văn bản miêu tả + Văn bản biểu cảm + Văn bản thuyết minh + Văn bản hành chính ...
Soạn bài Ôn tập về làm văn 1. Ôn lại những kiến thức về các kiểu văn bản và các phương thức biểu đạt: _ Trong chương trình học ở bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông đã học các kiểu văn bản như: + Văn bản tự sự + Văn bản miêu tả + Văn bản biểu cảm + Văn bản thuyết minh + Văn bản hành chính công vụ 2. Sự việc và chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự là gì? Cho biết cách chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu khi viết kiểu văn bản này? + Sự việc và chi tiết tiêu biểu ...
1. Ôn lại những kiến thức về các kiểu văn bản và các phương thức biểu đạt:
_ Trong chương trình học ở bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông đã học các kiểu văn bản như:
+ Văn bản tự sự
+ Văn bản miêu tả
+ Văn bản biểu cảm
+ Văn bản thuyết minh
+ Văn bản hành chính công vụ
2. Sự việc và chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự là gì? Cho biết cách chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu khi viết kiểu văn bản này?
+ Sự việc và chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự là những sự kiện, chi tiết nổi bật nhất, có khả năng thể hiện được tư tưởng, quan niệm cũng như nội dung cốt lõi của văn bản tự sự ấy.
+ Để phát hiện được những sự việc và chi tiết tiêu biểu:
• Đọc kĩ văn bản tự sự ấy
• Xác định được những sự kiện chính
• Sàng lọc những nội dung chính, sự kiện chính, chọn ra sự kiện có khả năng thể hiện được ý đồ nghệ thuật của tác giả.
3. Ôn tập về văn bản tóm tắt: Yêu cầu tóm tắt và cách làm bản tóm tắt đối với văn bản tự sự và văn bản thuyết minh
* Yêu cầu tóm tắt
+ Văn bản tóm tắt phải ngắn gọn hơn văn bản được tóm tắt
+ Văn bản tóm tắt phải trình bày được những diễn biến, sự kiện nổi bật của văn bản
+ Đảm bảo yêu cầu sát thực với văn bản tóm tắt
* Cách tóm tắt đối với văn bản tự sự và thuyết minh
+ Đọc kĩ văn bản cần tóm tắt để nắm được nội dung chính của văn bản
+ Chép lại những diễn biến, sự kiện chính của văn bản đó
+ Dùng lời văn của mình để tóm tắt văn bản dựa trên các ý chính đã xác định.
4. Ôn tập về vai trò của quan sát, tích lũy, thể nghiệm trong làm văn tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh.
+ Quan sát là sự xem xét sự vật hiện tượng, từ đó có những khám phá, phát hiện về đối tượng ấy.
+ Thể nghiệm là sự tích lũy, là quá trình hoạt động để tự mình khám phá ra thế giới xung quanh mình. Mắc xim Gorki từng nhận xét về thể nghiệm như sau: “ Nhà sinh học nghiên cứu con cừu không nhất thiết phải tưởng tượng mình là con cừu, nhưng nhà văn khi miêu tả người keo kiệt thì không thể tưởng tượng mình là người keo kiệt”.
+ Tích lũy là sự bồi đắp những kiến thức, những hiểu biết về sự vật hiện tượng, tích lũy không thể diễn ra trong một sớm một chiều mà nó là một quá trình dài con người quan sát, thể nghiệm.
5. Quan sát tích cực có yêu cầu gì khác với xem xét thông thường không?
_Xem xét thông thường là ta xem xét với một thái độ khách quan, không có mục đích gì đối với đối tượng đang được xem xét.
_ Nhưng quan sát tích cực lại khác, đây là sự xem xét có chủ tâm, có mục đích nhằm khám khá, nhận thức về một điều gì đó mới mẻ.
6. Ôn tập về liên tưởng, tưởng tượng và vai trò của nó trong lập ý khi làm văn.
_ Liên tưởng, tưởng tượng là một thao tác vô cùng quan trọng trong quá trình tiếp nhận, cảm thụ văn học nói chung, trong quá trình làm văn nói riêng:
+ Liên tưởng, tưởng tượng tạo dựng lại hình ảnh trong tâm trí của người học, tạo ra những hình ảnh sống động gắn liền với từng chi tiết trong tác phẩm
+ Trong làm văn, những liên tưởng góp phần định hình cho bài văn của người viết những ý tưởng, những câu văn. Từ đó chi phối ngòi bút của người viết.
+ Tưởng tượng là quá trình cải biến và cải tạo các biểu tượng, hình ảnh trong tâm trí của người viết và sáng tạo ra những hình tượng mới chưa từng có. Nhờ sự tưởng tượng mà các nhà văn, người viết văn xây dựng được những hình tượng nhân vật độc đáo, hấp dẫn đối với người đọc.
7. Làm thế nào để có một bài văn thuyết minh hấp dẫn?
_ Để có một bài văn hấp dẫn:
+ Về nội dung:
• Nắm chắc kiến thức về đối tượng cần chứng minh, có tri thức, hiểu biết sâu về nó.
• Lựa chọn những nội dung tiêu biểu nhất để đưa vào bài viết
• Triển khai những nội dung ấy thành những luận điểm
• Xây dựng những luận cứ, lí lẽ để làm sáng tỏ luận điểm cũng như chủ đề của bài thuyết minh.
• Nội dung trình bày phải mang tính khách quan, chính xác, có sức thuyết phục đối với người đọc.
+ Về hình thức:
• Trình bày bố cục ba phần
• Lời văn sáng rõ, mạch lạc.