05/02/2018, 10:49

Soạn bài Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt lớp 8 ngắn gọn

Hướng dẫn Ôn soạn phần tiếng Việt trong Ngữ Văn lớp 8 ngắn gọn, đầy đủ nhất Trong chương trình Ngữ Văn lớp 8 chúng ta đã học các phần về tiếng Việt như từ vựng, ngữ pháp,…. Để củng cố lại những kiến thức đã học chúng ta cùng đi tìm hiểu bài Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt. Cụ thể, chúng ta sẽ ôn ...

Hướng dẫn Ôn soạn phần tiếng Việt trong Ngữ Văn lớp 8 ngắn gọn, đầy đủ nhất Trong chương trình Ngữ Văn lớp 8 chúng ta đã học các phần về tiếng Việt như từ vựng, ngữ pháp,…. Để củng cố lại những kiến thức đã học chúng ta cùng đi tìm hiểu bài Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt. Cụ thể, chúng ta sẽ ôn tập một số phần như: cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường từ vựng, từ tượng hình, từ tượng thanh, … và đặc biệt là một số biện pháp tu từ: nói giảm nói tránh, nói quá, … Bài soạn dưới đây, vforum giới thiệu bài soạn Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt. Hi vọng bài viết sẽ đáp ứng những nhu cầu cần thiết dành cho các em. I – TỪ VỰNG 1. Lí thuyết: cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ; trường từ vựng; từ tượng hình, từ tượng thanh; từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội; các biện pháp tu từ từ vựng (nói quá, nói giảm nói tránh). 2. Thực hành: a) Dựa vào kiến thức về văn học dân gian và về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, hãy điền từ ngữ thích hợp vào những ô trống (...) theo sơ đồ sau: Giải thích những từ ngữ có nghĩa hẹp trong sơ đồ trên. Cho biết trong những câu giải thích ấy có từ ngữ nào chung. b) Tìm trong ca dao Việt Nam hai ví dụ về biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm nói tránh. c) Viết hai câu, trong đó một câu có dùng từ tượng hình, một câu có dùng từ tượng thanh. Trả lời: Ví dụ về nói giảm nói tránh trong ca dao Việt Nam: Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cà (Ca dao) Lỗ mũi mười tám gánh lông Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho Con tằm nó ăn lá dâu Có khi ăn mất cả trâu lẫn bò Làm trai cho đáng nên trai Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng Ước gì sông rộng một gang Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi một câu có dùng từ tượng hình, một câu có dùng từ tượng thanh: đêm nay trời mưa, hạt mưa rơi tí tách chiều chiều, những con trau bụng căng tròn, no núch ních. II – NGỮ PHÁP 1. Lí thuyết: trợ từ, thán từ; tình thái từ; câu ghép. 2. Thực hành: a) Viết hai câu, trong đó một câu có dùng trợ từ và tình thái từ, một câu có dùng trợ từ và thán từ. b) Đọc đoạn trích sau: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà. (Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập) Hãy xác định câu ghép trong đoạn trích trên. Nếu tách câu ghép đã xác định thành các câu đơn thì có được không? Nếu được thì việc tách đó có làm thay đổi ý cần diễn đạt hay không? c) Xác định câu ghép và cách nối các vế câu trong đoạn trích sau: Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào cũng như không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên. Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chúng ta cảm thấy và thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng nước ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời văn của các nhà văn lớn. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp. (Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt) Trả lời: a. Một câu có dùng trợ từ và tình thái từ, một câu có dùng trợ từ và thán từ: cậu mượn mình hai cuốn vở đó nhé ôi, bông hoa này thật đẹp. b. trong đoạn trích thì câu Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị là câu ghép. Nếu tách ra thành 3 câu thi sẽ thay đổi ý nghĩa của câu. c. câu ghép: - Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào cũng như không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên.-> từ nối không thể nào - Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.-> từ nối là có lẽ…bởi vì Như vậy bài soạn Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt đã giúp cho các em ôn lại những kiến thức cơ bản về ngữ pháp: các biện pháp tu từ, trường từ vựng, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, câu ghép, trợ từ … Đây đều là những kiến thức mà các em cần nắm kỹ trong chương trình Ngữ Văn lớp 8, để giúp các em làm những bài tập làm văn tốt hơn. Hẹn gặp lại và chúc các em học tập tốt. Xem thêm: Soạn bài Thuyết minh về một thể loại văn học lớp 8 ngắn gọn

Hướng dẫn Ôn soạn phần tiếng Việt trong Ngữ Văn lớp 8 ngắn gọn, đầy đủ nhất

Trong chương trình Ngữ Văn lớp 8 chúng ta đã học các phần về tiếng Việt như từ vựng, ngữ pháp,…. Để củng cố lại những kiến thức đã học chúng ta cùng đi tìm hiểu bài Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt. Cụ thể, chúng ta sẽ ôn tập một số phần như: cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường từ vựng, từ tượng hình, từ tượng thanh, … và đặc biệt là một số biện pháp tu từ: nói giảm nói tránh, nói quá, … Bài soạn dưới đây, vforum giới thiệu bài soạn Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt. Hi vọng bài viết sẽ đáp ứng những nhu cầu cần thiết dành cho các em.

I – TỪ VỰNG
1. Lí thuyết: cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ; trường từ vựng; từ tượng hình, từ tượng thanh; từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội; các biện pháp tu từ từ vựng (nói quá, nói giảm nói tránh).

2. Thực hành:
a) Dựa vào kiến thức về văn học dân gian và về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, hãy điền từ ngữ thích hợp vào những ô trống (...) theo sơ đồ sau:
Giải thích những từ ngữ có nghĩa hẹp trong sơ đồ trên. Cho biết trong những câu giải thích ấy có từ ngữ nào chung.
b) Tìm trong ca dao Việt Nam hai ví dụ về biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm nói tránh.
c) Viết hai câu, trong đó một câu có dùng từ tượng hình, một câu có dùng từ tượng thanh.
Trả lời:

    1. Ví dụ về nói giảm nói tránh trong ca dao Việt Nam:
    Cày đồng đang buổi ban trưa
    Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cà

    (Ca dao)

    Lỗ mũi mười tám gánh lông
    Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho
    Con tằm nó ăn lá dâu
    Có khi ăn mất cả trâu lẫn bò

    Làm trai cho đáng nên trai
    Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng

    Ước gì sông rộng một gang
    Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi

    1. một câu có dùng từ tượng hình, một câu có dùng từ tượng thanh:
    • đêm nay trời mưa, hạt mưa rơi tí tách
    • chiều chiều, những con trau bụng căng tròn, no núch ních.

    II – NGỮ PHÁP
    1. Lí thuyết: trợ từ, thán từ; tình thái từ; câu ghép.
    2. Thực hành:
    a) Viết hai câu, trong đó một câu có dùng trợ từ và tình thái từ, một câu có dùng trợ từ và thán từ.
    b) Đọc đoạn trích sau:
    Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà.
    (Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập)
    Hãy xác định câu ghép trong đoạn trích trên. Nếu tách câu ghép đã xác định thành các câu đơn thì có được không? Nếu được thì việc tách đó có làm thay đổi ý cần diễn đạt hay không?
    c) Xác định câu ghép và cách nối các vế câu trong đoạn trích sau:
    Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào cũng như không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên. Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chúng ta cảm thấy và thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng nước ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời văn của các nhà văn lớn. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.
    (Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)
    Trả lời:
    a. Một câu có dùng trợ từ và tình thái từ, một câu có dùng trợ từ và thán từ:
    • cậu mượn mình hai cuốn vở đó nhé
    • ôi, bông hoa này thật đẹp.
    b. trong đoạn trích thì câu Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị là câu ghép. Nếu tách ra thành 3 câu thi sẽ thay đổi ý nghĩa của câu.
    c. câu ghép:
    - Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào cũng như không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên.-> từ nối không thể nào
    - Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.-> từ nối là có lẽ…bởi vì

    Như vậy bài soạn Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt đã giúp cho các em ôn lại những kiến thức cơ bản về ngữ pháp: các biện pháp tu từ, trường từ vựng, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, câu ghép, trợ từ … Đây đều là những kiến thức mà các em cần nắm kỹ trong chương trình Ngữ Văn lớp 8, để giúp các em làm những bài tập làm văn tốt hơn. Hẹn gặp lại và chúc các em học tập tốt.

    Xem thêm:
    0