24/05/2017, 14:10

Soạn bài chạy giặc (chạy tây) của Nguyễn Đình Chiểu

Đề bài: Soạn bài chạy giặc (chạy tây) của Nguyễn Đình Chiểu văn lớp 11 I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) – Tục gọi là Đồ Chiểu, tự là Mạnh Trạch, hiệu là Trọng Phủ, Hối Trai – Ông là nhà thơ lớn nhất của miền nam thế kỉ 19 – Ông xuất thân trong ...

Đề bài: Soạn bài chạy giặc (chạy tây) của Nguyễn Đình Chiểu văn lớp 11 I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) – Tục gọi là Đồ Chiểu, tự là Mạnh Trạch, hiệu là Trọng Phủ, Hối Trai – Ông là nhà thơ lớn nhất của miền nam thế kỉ 19 – Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho – Đồ Chiểu học giỏi cho nên khi lớn lên ông đi thi ở Huế đang trên đường đi thì hay tin mẹ mất ông bỏ thi trở về chịu tang mẹ ...

Đề bài: văn lớp 11
I.    Tìm hiểu chung
1.    Tác giả

–    Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888)
–    Tục gọi là Đồ Chiểu, tự là Mạnh Trạch, hiệu là Trọng Phủ, Hối Trai
–    Ông là nhà thơ lớn nhất của miền nam thế kỉ 19
–    Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho
–    Đồ Chiểu học giỏi cho nên khi lớn lên ông đi thi ở Huế đang trên đường đi thì hay tin mẹ mất ông bỏ thi trở về chịu tang mẹ
–    Sau đó ông bị mù và làm nghề dạy học
–    Không chỉ vậy mà ông còn là một thầy thuốc giỏi và sáng tác thơ ca
–    Ông là một tác gia lớn, là một ngôi sao sáng trên nền trời văn học Việt Nam
–    Tác phẩm tiêu biểu: lục Vân Tiên, chạy giặc, văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc, dương hà – từ mậu…

2.    Tác phẩm

a.    Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ không rõ sáng tác vào năm nào nhưng chỉ biết khi đó là thực dân Pháp sang xâm lược nước ta. Tiếng súng của chúng gây ra biết bao cảnh tan hoang. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã tức cảnh mà bật lên những câu thơ đau thương nhưng chứa nhiều sự căm hờn.
b.    Thể thơ: thất ngôn bát cú đường luật
c.    Bố cục: 4 phần:
–    Phần 1: 2 câu đề: phát súng báo hiếu sự xâm lược của thực dân Pháp
–    Phần 2: 2 câu thực: cảnh tượng khi thực dân Pháp đến
–    Phần 3: 2 câu luận: toàn cảnh sau khi chúng đến
–    Phần 4: 2 câu kết: câu hỏi của nhà thơ với những bậc dẹp loạn vì sao để nhân dân mặc nạn này

II.    Phân tích
1.    Tiếng súng báo hiệu sự xâm lược của thực dân Pháp

–    Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây là vừa tan chợ thì bọn giặc đến hay là tiếng súng của chúng làm cho chợ tan. Có thể nên hiểu theo cách số 2
–    Cảnh tượng chợ phiên êm đềm đến thế nhưng tiếng súng của chúng nổ lên làm cho mọi người tan tác, phiên chợ nhanh chóng tan
–    Súng Tây -> chính là súng của bọn thực dân Pháp
–    Sự trùng hợp như khi đánh một bàn cờ phút sa tay -> thể hiện đại cục thay đổi đang êm đềm hoặc huy hoàng thì thất bại
–    ứng với cuộc xâm lược của Pháp thì chúng ta đang là người đánh cờ bị thất thế vì sa tay và bất ngờ
->   như vậy có thể nói rằng Pháp đến xâm lược quá bất ngờ khiến cho ta trở tay không kịp. giống như một bàn cờ đang chơi mà lại sa tay mà thất bại không thể làm gì.

soan bai chay giac cua nguyen dinh chieu

2.    cảnh tượng khi chúng đến

–    “lơ xơ”  thể hiện sự hoảng hốt, chạy mà không biết sẽ chạy về đâu, chỉ biết thấy kinh hoàng mà chạy thôi
–    Bọn trẻ không có tội tình gì, chưa biết gì nhưng trước tính súng ấy chúng cũng bất giác mà chạy
–    Mất ổ  mất tổ ấm, nơi trú ngụ, đến chim cũng tan đàn sẻ nghé
–    “dáo dác” thể hiện sự hỗn loạn kinh hoàng
->    Chúng đến không chỉ con người mà đến cả động vật chim chóc cũng kinh hoàng chạy, những bầy chim ấy cũng không có ổ để ở nữa. Qủa là sự gớm ghiếc trước sự dã man của bọn cướp nước

3.    Cảnh tượng sau cuộc càn quét của chúng

–    Hai địa danh được nhắc đến cụ thể Bến Nghé, Đồng Nai -> đó chính là những địa danh chịu hậu quả nặng nề của đợt càn quét của thực dân Pháp
–    Bến Nghé cửa tiền tan bọt nước -> cho thấy chúng không chừa bất cứ chỗ nào, trên trời dưới đất thậm chí là dưới nước chúng cũng chĩa ngòi súng dã man ấy làm cho mọi nơi náo loạn
–    Đồng Nai màu những ngôi nhà tranh đỏ bị thay thế bởi màu trắng tan tác tan thương
->   Cảnh tượng ấy thật đau lòng biết bao, cảnh sống đang êm đềm như thế mà chúng đến bỗng chốc trở thành cảnh tượng dã man này

4.    Nói lên trách nhiệm của những trang dẹp loạn

–    Câu thơ cất lên nghe chua xót, hỏi trang dẹp loạn đâu nay lại vắng bóng
–    Để cho nhân dân phải mắc nạn này
–    Câu nói nghe mỉa mai châm biếm
–    Trang dẹp loạn là những vị anh hùng hay đúng hơn là triều đình ở đâu khi mà nhân dân đang mắc nạn
->    Trách nhiệm của triều đình với người dân là đây thì lại không thấy có triều đình quan tâm dòm ngó gì thật là đáng chua xót

III.    Tổng kết

–    Bài thơ đã thể hiện được cảnh tượng từ khi Pháp bắt đầu đến khi chúng nổ phát súng đầu tiên xâm lược nước ta và cuối cùng là trách nhiệm của triều đình. Đồ Chiểu khóc cho nhân dân thương nhân dân và chua xót khi nhắc đến triều đình những người dẹp loạn lại không có mặt khi người dân đang mắc nạn

0