Soạn bài bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát văn 11
Đề bài: Soạn bài bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát văn 11 I. tìm hiểu chung 1. tác giả – Cao Bá Quát (1809 – 1855) – Ông sinh ra tại Phú Thị – Gia Lâm – bắc Ninh và nay thuộc Long Biên Hà Nội – Ông nổi tiếng là người văn hay chữ tốt, được khá nhiều người biết đến ...
Đề bài: Soạn bài bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát văn 11 I. tìm hiểu chung 1. tác giả – Cao Bá Quát (1809 – 1855) – Ông sinh ra tại Phú Thị – Gia Lâm – bắc Ninh và nay thuộc Long Biên Hà Nội – Ông nổi tiếng là người văn hay chữ tốt, được khá nhiều người biết đến và tôn vinh ông là thánh Quát – Dẫu học giỏi và thông minh tuy nhiên con đường thi cử ra làm quan của ông cũng gặp khá nhiều gian nan vất vả – ...
Đề bài:
I. tìm hiểu chung
1. tác giả
– Cao Bá Quát (1809 – 1855)
– Ông sinh ra tại Phú Thị – Gia Lâm – bắc Ninh và nay thuộc Long Biên Hà Nội
– Ông nổi tiếng là người văn hay chữ tốt, được khá nhiều người biết đến và tôn vinh ông là thánh Quát
– Dẫu học giỏi và thông minh tuy nhiên con đường thi cử ra làm quan của ông cũng gặp khá nhiều gian nan vất vả
– Ông tuy đã đỗ cử nhân một trường tại Hà Nội nhưng ông còn phải trải qua kì thi ở Huế vì thế cho nên ông phải vượt qua nhiều gian nan để đến Huế
– Tuy nhiên khi đến đó thì cũng rất nhiều lần nhưng ông không đỗ đạt
– Sau này khi nhận thấy những điểm đáng phê phán của triều đình nhà Nguyễn Cao Bá Quát đã gan dạ đứng lên phê phán và chống lại triều đình và cuối cùng ông nhận lấy cái án tru di tam tộc
– Tuy nhiên ta thấy cả cuộc đời ông quả là một người gan dạ, quả cảm, kiên cường biết nói lên những cái đùng sai kể cả đó có là vua
– Sự nghiệp:
• Ông để lại hơn một nghìn bài thơ
• Hơn 40 bài văn
-> Tất cả những bài thơ bài văn ấy đều là những chiêm nghiệm sống của nhà thơ đương thời
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác: Cao Bá Quát gặp nhiều khó khăn trong thi cử, tuy đã đỗ tại Hà Nội nhưng ông còn phải vào huế để tiếp tục dự thi. Trên con đường vào Huế dự thi thì Cao Bá Quát phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn với những bãi cát dài liên tiếp nhau
b. Thể thơ: thể hành cổ
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Hình ảnh bãi cát dài
– Hình ảnh bãi cát dài xuyên suốt cả bài thơ, nó mang hai nét nghĩa cần chúng ta phải khám phá ra
– Trước hết là phân tích về bãi cát dài xuất hiên trong bài: bãi cát dài mỗi lần được nhà thơ nhắc đến đều điệp lại hai lần nhằm nhấn mạnh về bãi cát đó:
• Nét nghĩa thực:
+ Đó là bãi cát dài mênh mông vô hạn một mình nhỏ bé đứng trên bãi cát ấy không biết đâu là phương hướng để đi
+ điệp từ là để thể hiện nhấn mạnh sự mênh mông của bãi cát ấy
+ Bãi cát ấy còn được biểu hiện bằng “trèo đèo, lội suối”, đã là bãi cát thì làm sao có suối với đèo ở đây -> nói như thế nhà thơ nhằm cho ta thấy việc đi trên bãi cát mênh mông ấy cũng khó đến nhường nào
-> Đây là con đường thực sự mà nhà thơ phải trải qua để đến được kì thi kia
• Nét nghĩa biểu tượng:
+ Đây là con đường của phường danh lợi
+ Bởi vì nhà thơ đang đi trên bãi cát mênh mông, và cái sự mênh mông của nó khiến cho nhà thơ liên tưởng nó khó khăn như con đường bước tới phường danh lợi kia vậy
+ Con đường đến phường danh lợi không bằng phẳng mà nhiều nguy hiểm khiến cho nhà thơ rơi vào con đường cùng
2. Tâm trạng của nhà thơ
– Đối với hình ảnh bãi cát dài mang nét nghĩa tả thực:
• Nhà thơ cảm thấy mình đi một bước mà như lùi một bước -> thấy nhỏ bé quá so với cái rộng lớn kia, cái hữu hạn đối lập vói cái tưởng như vô hạn
• Nhà thơ nản lòng nước mắt rơi khi mặt trời đã lặn mà vẫn không đến được nơi cần đến
• Giận không học được tiên ông phép ngủ để giờ phải trèo đèo lội suối
– Đối với bãi cát mang nghĩa của phường danh lợi:
• Nản lòng chán chường khi nhận ra quy luật khi biết bao nhiêu kẻ cũng trèo đèo lội suối vượt gian khổ để đi thi như mình.
• Dẫu nhận ra được điều đó nhưng mà không thể lùi cũng không thể bước tiếp vì con đường danh lợi phía trước cũng có hàng ngàn sóng gió mà phía sau cũng đầy dãy những nguy hiểm -> rơi vào bế tắc đường cùng
• Thắc mắc hỏi tại sao mình vẫn còn đứng trên bãi cát, vì xã hội cần một nam tử phải có công danh như thế, vì bước đường cùng không lùi cũng không tiến được
III. Tổng kết
– Bằng cách xây dựng hai hình ảnh lớn đó là bãi cát và nhân vật người đi trên bãi cát mang một tâm trạng chán nản, ngán lòng đã cho thấy được những bước đi khó khăn vất vả của nhà thơ trên bãi cát. Đó cũng chính là phường danh lợi mà biết bao nhiêu người vất vả bon chen vào