28/05/2017, 00:22

Soạn bài Lao xao của Duy Khán văn 6

Soạn bài Lao xao của Duy Khán văn 6 I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Duy Khán (1934 – 1995) – Ông sinh ra tại mảnh đất Kinh bắc Bắc Ninh 2. Tác phẩm. – Xuất xứ: được trích từ tập tuổi thơ im lặng của Duy Khán. – Thể loại: kí là những hồi tưởng của tác giả về tuổi thơ. – ...

Soạn bài Lao xao của Duy Khán văn 6 I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Duy Khán (1934 – 1995) – Ông sinh ra tại mảnh đất Kinh bắc Bắc Ninh 2. Tác phẩm. – Xuất xứ: được trích từ tập tuổi thơ im lặng của Duy Khán. – Thể loại: kí là những hồi tưởng của tác giả về tuổi thơ. – Bố cục: 2 phần. • Phần 1: từ đầu đến lặng lẽ bay đi: cảnh chớm hè ở làng quê. • Phần 2: còn lại: thế giới các loài chim. ...


I.    Tìm hiểu chung
1.    Tác giả

–    Duy Khán (1934 – 1995)
–    Ông sinh ra tại mảnh đất Kinh bắc Bắc Ninh


2.    Tác phẩm.
–    Xuất xứ: được trích từ tập tuổi thơ im lặng của Duy Khán.
–    Thể loại: kí là những hồi tưởng của tác giả về tuổi thơ.
–    Bố cục: 2 phần.
•    Phần 1: từ đầu đến lặng lẽ bay đi: cảnh chớm hè ở làng quê.
•    Phần 2: còn lại: thế giới các loài chim.


II.    Phân tích
1.    Cảnh chớm hè vào buổi sáng trên làng quê

–    Buổi sớm chớm hè được nhà văn miêu tả hết sức phong phú và đa dạng.
–    Nào là có ong bướm, nào là chim muông.
–    Các loài cây đặc trưng của mùa hè cũng được nêu lên.
->    Với những đặc trưng về hình ảnh âm thanh ấy, mùa hè đang chớm đến nơi làng quê yên bình này, mang theo biết bao nhiêu là hứa hẹn về một mùa hè sôi động và nhiều trò chơi đối với tuổi thơ.


2.    Những loại chim
a.    Chim hiền

–    Chim sáo: đậu trên lưng trâu hót, tọ tọe học nói rồi bay đi ăn mãi đến chiều mới về
–    Chim tu hú thì đứng trên ngọn cây mà gọi mùa tu hú chín
–    Nhà văn đã sử dụng những loại chim đặc trưng cho mùa hè, cùng với những từ láy các các, chéc chéc, bịp bịp… cùng biện pháp nghệ thuật nhân hóa cậu sáo, em tu hú đã mang đến cho chúng ta một bức tranh sinh động thế giới loài chim hiền.
–    Không chỉ vậy nhà văn còn viết lên một câu đồng dao dành cho trẻ em mà đến nay vẫn còn đọc.
–    Bằng việc kể chuyện nguồn gốc của bìm bịp -> ghét sự dối trá, ác độc, gian xảo.

soan bai lao sao duy khan


b.    Các loài chim ác
–    Diều hâu: nhà văn miêu tả ngoại hình của chúng để thể hiện được sự độc ác của chúng, diều hâu có cái mũi khoằm cứ đánh hơi là xà xuống bắt một chú gà con cho rồi vút lên không trung mà vừa bay vừa ăn được.
–    Quạ: lấm lét ăn trộm trứng, ngó ngang ở chuồng lợn và bắt gà con.
–    Chim cắt: nhanh nhẹn và có cái cánh giống như con dao bầu chọc tiết lợn, khi giao chiến chúng thường thoắt ẩn thoắt hiện.
->    Bằng việc miêu tả ấy chúng ta thấy được từ hình dáng đến tính tình chúng đều là những loài hung dữ có hại.

 

c.    Loài chim trị ác
–    Đó là những cô nàng chèo bẻo, gan dạ chống lại những loài chim ác kia.
–    Bề ngoài: giống như những mũi tên đen hình đuôi cá.
–    Chèo bẻo lao vào diều hâu đánh cho túi bụi khiến diều hâu phải bỏ con mồi.
–    Vây tứ phía đánh quá có con bị đánh cho chết rũ xương.
–    Cả đàn vây vào đánh cắt khiến cho cắt ngấp ngoái.
->    Tác giả đã có những miêu tả cực kì tinh tế về thế giới loài chim mỗi độ hè về trên làng quê hay những cánh động ruộng. qua đây tác giả muốn cả ngợi sự dũng cảm của loài chim chèo bẻo.


III.    Tổng kết
–    Bằng những trải nghiệm tuổi thơ cùng sự nhạy cảm tinh tế trong con người nhà văn đã mang đến cho chúng ta một thế giới lao xao đầy ắp những tiếng chim. Đọc văn bản xong mà khiến cho biết bao nhiêu người muốn quay trở về tuổi thơ yêu dấu.

0