28/05/2017, 00:22

Soạn bài Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương

Soạn bài Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương văn lớp 7. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả. – Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ nổi tiếng thời trung đại. – Bà được người đời phong là bà chúa thơ Nôm. – Tính tình rất bộc trực và không sợ những lễ giáo phong kiến đương thời. – Bà là ...

Soạn bài Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương văn lớp 7. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả. – Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ nổi tiếng thời trung đại. – Bà được người đời phong là bà chúa thơ Nôm. – Tính tình rất bộc trực và không sợ những lễ giáo phong kiến đương thời. – Bà là người yêu văn chương và bỏ qua mọi cái nhìn miệt thị bà mở một quán thơ văn để tiếp khách yêu thơ văn. – Tại đây bà đã giao lưu ...

văn lớp 7.

I.    Tìm hiểu chung
1.    Tác giả.

–    Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ nổi tiếng thời trung đại.
–    Bà được người đời phong là bà chúa thơ Nôm.
–    Tính tình rất bộc trực và không sợ những lễ giáo phong kiến đương thời.
–    Bà là người yêu văn chương và bỏ qua mọi cái nhìn miệt thị bà mở một quán thơ văn để tiếp khách yêu thơ văn.
–    Tại đây bà đã giao lưu với nhiều nhà thơ nổi tiếng trong đó có Nguyễn Du.


–    Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng lòng người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công, đặc biệt thơ hồ Xuân Hương luôn luôn bênh vực người phụ nữ kể cả những người phụ nữ bị hãm hiếp không chồng mà chửa.
–    Thơ Xuân Hương có cái thanh có cái tục, mang nhiều ý nghĩa.
–    Cuộc đời bà cũng vẫn không thể tránh khỏi kiếp vợ lẽ cho nên bà thấu hiểu những nỗi khổ của người phụ nữ trong xã hội xưa.
–    Tác phẩm tiêu biểu: chùm thơ tự tình, quả mít, bánh trôi nước…

2.    Tác phẩm.
–    Hoàn cảnh sáng tác: sống giữa một thời đại phong kiến xã hội trọng nam khinh nữa, đa thê thiếp khiến cho người phự nữ phải chịu biết bao nhiêu là cảnh bất hạnh và những số phận bị hắt hủi đau thương. Bản thân là một nữ sĩ Hồ xuân Hương đồng cảm và thấu hiểu những nỗi bất hạnh của người phu nữ thời phong kiến cho nên bà đã chiêm nghiệm và sáng tác lên bài thơ này.
–    Thể thơ:thất ngôn tứ tuyệt.

II.    Phân tích.
1.    Hình ảnh bánh trôi nước.

–    Bánh trôi nước là loại bánh nổi tiếng ở miền bắc Việt Nam với vị ngon đạm đà của nhân đỗ xanh với đường phên.
–    Lớp bên ngoài màu trắng khi luộc chín có thể rắc thêm vừng rất ngon.
–    Hình ảnh bánh trôi nước trong bài thơ được nhà thơ giới thiệu lúc luộc bánh.


–    Bánh trôi nước bên ngoài là lớp bột trắng và được nặn tròn.
–    Luộc bánh trôi phải trải qua mấy lần nổi chìm thì mới chín.
–    Bánh tròn hay méo, bánh nát hay rắn là do bàn tay khéo léo của con người nặn ra chúng.
–    Và khi chín thì lớp bên ngoài mềm lớp bên trong chín nhưng vẫn nguyên trạng không bị vỡ.


->    Bánh trôi nước là một thực phẩm rất ngon dành cho người Việt, nó trở thành một món ăn truyền thống trong dịp tết hàn thực của người Việt Nam.

soan bai banh troi nuoc ho xuan huong

2.    Hình ảnh người con gái.
 
–    So sánh liên hệ nhà thơ dùng hình ảnh bánh trôi nước để biểu tượng cho thân phận của người phụ nữ thời phong kiến.
–    Người phụ nữ luôn đẹp “trắng tròn” thể hiện vẻ đẹp da thịt của người phụ nữ thời xưa -> đây chính là cái hay của Hồ Xuân Hương.
–    Điệp từ “vừa” thể hiện sự đẹp xinh của người phụ nữ.
–    Nhưng số phận của người phụ nữ lại trái ngược hoàn toàn với vẻ đẹp của họ: “bảy nổi ba chìm” -> nhấn mạnh vào cuộc đời long đong vất vả bất hạnh của người phụ nữ.
–    Nhà thơ sử dụng cách nói ngược “ba chìm bảy nổi” thành “bảy nổi ba chim”.
–    Ý nghĩa của câu thơ là người phụ nữ thời phong kiến có số phận cuộc đời long đong lận đận lênh đênh vô định không biết “nước non” – xã hội bất công kia sẽ đưa đẩy họ đi về đâu.
–    “rắn nát” thể hiện cuộc sống sung sướng hạnh phúc hay cuộc sống bất hạnh đau khổ của người phụ nữ là do tay những tên nam giới trong xã hội trong nam khinh nữ ấy quyết định.
->    Nhà thơ tố cáo xã hội phê phán xã hội cướp đi quyền tự quyết và tự chủ của người phụ nữ. Họ không có quyền quyết định hạnh phúc của bản thân mình, không có quyền chọn chồng hay cuộc sống của mình.
–    Tuy nhiên dù cuộc sống long đong lận đận thì họ vẫn giữ được tấm lòng son sắt thủy chung và luôn chân thành trong tình yêu.
 
III.    Tổng kết.
 
–    Bài thơ vô cùng ngắn gọn nhưng có rất nhiều điều để nói, nhà thơ đã thể hiện được nỗi bất hạnh của người phụ nữ thời phong kiến. Nhà thơ như đại diện cho những người phụ nữ ấy nói lên tiếng nói của mình, tố cáo kết tội xã hội đã trà đạp lên quyền sống của họ.
0