Soạn bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan
Soạn bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả. – Bà Huyện Thanh Quan (1805 – 1848). – Tên thật là Nguyễn Thị Hinh là một nhà lớn nổi tiếng trong thời văn học trung đại. – Bà sinh ra tại mảnh đất Nghi Tàm, Vĩnh Thuận, Tây Hồ. – Bà là một người ...
Soạn bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả. – Bà Huyện Thanh Quan (1805 – 1848). – Tên thật là Nguyễn Thị Hinh là một nhà lớn nổi tiếng trong thời văn học trung đại. – Bà sinh ra tại mảnh đất Nghi Tàm, Vĩnh Thuận, Tây Hồ. – Bà là một người phụ nữ tài giỏi nên được cử một chức quan vào cung dạy học cho những cung phi công chúa. – Bà để lại các tác phẩm tiêu biểu ...
.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả.
– Bà Huyện Thanh Quan (1805 – 1848).
– Tên thật là Nguyễn Thị Hinh là một nhà lớn nổi tiếng trong thời văn học trung đại.
– Bà sinh ra tại mảnh đất Nghi Tàm, Vĩnh Thuận, Tây Hồ.
– Bà là một người phụ nữ tài giỏi nên được cử một chức quan vào cung dạy học cho những cung phi công chúa.
– Bà để lại các tác phẩm tiêu biểu như: qua đèo ngang, thăng Long thành hoài cổ, chiều hôm nhớ nhà, tức cảnh chiều thu…
2. Tác phẩm.
– Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được viết khi bà huyện thanh quan lần đầu tiên xa nhà xa quê để vào Huế nhận chức quan của mình. Bài thơ này được viết vào khoảng thế kỉ XIX.
– Thể thơ: thất ngôn bát cú đường luật.
– Bố cục: 2 phần.
• Phần 1: 6 câu thơ đầu: cảnh đèo ngang khi chiều về.
• Phần 2: còn lại:nỗi lòng của nhà thơ.
II. Phân tích.
1. Cảnh đèo ngang lúc chiều buông xuống.
– Đèo ngang là một con đèo nổi tiếng, đi đến đèo ngang là bà huyện thanh quan đã đi được nửa đường đến Huế.
– Không gian là đèo ngang, thời gian là buổi chiều -> gợi lên một nỗi buồn man mác.
– Buổi chiều lúc nào cũng là thời điểm mang nhiều tâm trạng mà đa số là tâm trạng buồn, nhà thơ chọn buổi chiều để nói lên cảm xúc trong mình.
– Nghệ thuật điệp từ “chen” nhấn mạnh vào cảnh vật nơi đây. Cỏ cây thì chen lá, đá chen hoa. Nơi đây có cây cối, có hoa lá chen chúc um tùm gợi lên vẻ hoang sơ, không gian hoang vắng gợi nỗi buồn.
– Hình ảnh con người: chú tiều, mấy nhà.
– Con số đếm cụ thể: tiều vài chú, chợ mấy nhà -> nhấn mạnh vào sự ít ỏi thưa thớt của con người nơi đây.
– Đảo trật tự cú pháp “lom khom”, “lác đác” -> nhấn mạnh vào hành động của chú tiều và sự thưa thớt của chợ nhà của đèo ngang.
– Nghệ thuật đối lập giữa một cái thì um tùm chen nhau sống còn một bên lại là con người ít ỏi có “vài”, “mấy” mà thôi.
– Âm thanh: tiếng con quốc quốc và con gia gia kêu càng làm cho lòng người não nề đượm buồn.
-> Sáu câu thơ vẽ lên cảnh đèo ngang khi chiều đến. Không gian hoang sơ rộng lớn nhiều loại cây cối đá, hóa hơn là nhiều người. Không gian ấy, thời gian ấy đã tác động đến tâm hồn con người, gợi lên biết bao nhiêu nỗi niềm. thiên nhiên mở ra vừa bát ngát hùng vĩ, vừa hoang sơ trữ tình lại vừa heo hút. Có sự sống của con người đấy nhưng hiếm hoi ít ỏi và dễ khuất dạng sau núi rừng.
– Đến đèo ngang trước cảnh vật hoang sơ ấy, thiếu đi bóng dáng quê nhà, những con người thân thuộc bên cạnh nhà thơ cho nên càng khiến nhà thơ thêm buồn.
– Âm thanh của con quốc quốc, gia gia như âm thanh của tiếng lòng nhà thơ nhớ nhà.
– Buổi chiều tà ghé xuống mặt đất nhà thơ dừng chân đứng lại.
– Khắp nơi là non với nước khiến cho nhà thơ càng trĩu nặng tâm trạng.
– Đại từ “ta” được điệp lại hai lần nhưng ở đây là nhắc đến một đối tượng đó là nhân vật trữ tình. Nhà thơ cố nhận mạnh vào sự cô đơn lạc lõng của mình nơi đất khách quê người.
-> Nhà thơ được lời chiêu dụ của vua đến dạy học cho các công chua phi tần, vui đâu chẳng thấy chỉ thấy nhớ nhà nhớ quê. Chân đi mà không muốn bước. Đi được nửa đường đã thấy nhớ nhà da diết. Nhà thơ quả là một người yêu quê hương tha thiết.