28/05/2017, 00:22

Soạn bài buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra

Soạn bài buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra (Thiên trường vãn vọng) của Trần Nhân Tông văn lớp 7. I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả. – Trần Nhân Tông (1258- 1308) là vị vua thời Trần của Việt Nam ta. – Ông đã có những đóng góp rất lớn trong việc dựng nước và giữ nước. – Ông ...

Soạn bài buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra (Thiên trường vãn vọng) của Trần Nhân Tông văn lớp 7. I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả. – Trần Nhân Tông (1258- 1308) là vị vua thời Trần của Việt Nam ta. – Ông đã có những đóng góp rất lớn trong việc dựng nước và giữ nước. – Ông là một vị vua một anh hùng nổi tiếng nhân hậu thân ái. – Đồng thời ông cũng là nhà thơ tiêu biểu của thời Trần. 2. Tác ...

(Thiên trường vãn vọng) của Trần Nhân Tông văn lớp 7.

I.    Tìm hiểu chung.
1.    Tác giả.

–    Trần Nhân Tông (1258- 1308) là vị vua thời Trần của Việt Nam ta.
–    Ông đã có những đóng góp rất lớn trong việc dựng nước và giữ nước.
–    Ông là một vị vua một anh hùng nổi tiếng nhân hậu thân ái.
–    Đồng thời ông cũng là nhà thơ tiêu biểu của thời Trần.


2.    Tác phẩm.
–    Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được viết khi nhà thơ có dịp về thăm quê cũ ở Thiên Trường.
–    Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt đường luật.


II.    Phân tích.
1.    Bức tranh thiên nhiên trên thiên trường.

–    Nhà thơ sau bao nhiêu năm xa quê nay chở về trong buổi chiều quê lảng bảng.
–    Thời gian trở về: vào đúng lúc ngày sắp tàn -> đã buồn nay lại càng buồn hơn.
–    Thôn xóm ngập trong khói mờ, khói của hoàng hôn buông xuống hay là khói của những cánh đồng chiều người ta đốt rơm rạ, hay là khói của những bếp cơm nổi lên -> dù hiểu theo cách nào thì thôn quê cũng hiện lên một vẻ đặc trưng giản dị nhưng mơ hồ và thi vị như thế.
–    Hình ảnh khói kia cũng như đang tác động đến tâm trạng của ngắm cảnh khiến cho biết bao nhiêu kỉ niệm chưa phai màu nay hiện về rõ nét qua làn khói ấy.
–    Bóng chiều “bảng lảng” -> dòng thời gian trôi nhẹ nhàng, chậm rãi -> gợi lên sự bình yên của làng quê.

 

soan bai buoi chieu dung o phu thien truong trong ra

–    Đàn cò liệng đồng song song -> hình ảnh gắn bó của làng quê.
–    Con người xuất hiện trong bức tranh ấy là những cậu bé mục đồng với tiếng sáo vi vu đang lùa trâu về nhà.
->    Cảnh vật hiện lên như thực như hư, hình ảnh làn khói xuất hiện giống như trong thơ xưa. Có lẽ khói gắn liền với nỗi nhớ nhà gắn liền với hình ảnh của thôn quê bình yên đầm ấm. Một bức họa đồng quê buổi chiều hiện lên thật đẹp, có chút bảng lảng mơ hồ, có chút cảnh sinh hoạt êm ấm, có mùi khói lam chiều gợi nhớ kí ức đã qua. Hình ảnh đồng lúa, cánh cò, mục đồng chăn trâu vừa mang vẻ đẹp mộc mạc giản dị lại vừa mang nét đẹp thi vị nên thơ.

 
2.    Tâm trạng của nhà thơ.
 
–    Là một người yêu thiên nhiên, chắc chắn phải yêu thiên nhiên thì mới có thể cảm nhận hết được vẻ đẹp giản dị mộc mạc của nơi làng quê ấy.
–    Yêu cuộc sống yên bình đầm ấm.
–    Gắn bó máu thịt với làng quê.
–    Có nhân cách trong sáng cao đẹp.
–    Nhớ về những kỉ niệm của quê cũ.
->    Là một vị vua của một nước nhưng nhà thơ không hề kênh kiệu cũng như thích thú với lụa là vàng bạc, ông có một tấm lòng yêu quê hương đất nước tha thiết yêu từ những cánh đồng, cánh cò, màu khói lam chiều và tiếng sáo của mục đồng trên làng quê ấy. Đây quả là một vị vua tốt của đất nước.
 
III.    Tổng kết.
 
–    Bài thơ đã thể hiện được tâm trạng của nhà thơ khi trở về quê cũ đồng thời cũng vẽ lên bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc và thi vị. Nơi ấy chứa đựng những thứ giản dị nhất, đẹp đẽ nhất, mộc mạc nhất và cũng bình yên nhất.
0