Soạn bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản
Soạn bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản I. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản 1. Hai đoạn văn trong sách giáo khoa cùng kể về mái trường và bạn bè nhưng không có mối liên hệ với nhau bởi vì: – Đoạn văn đầu thì kể về ngày tựu trường. – Đoạn văn sau kể về việc tác ...
Soạn bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản I. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản 1. Hai đoạn văn trong sách giáo khoa cùng kể về mái trường và bạn bè nhưng không có mối liên hệ với nhau bởi vì: – Đoạn văn đầu thì kể về ngày tựu trường. – Đoạn văn sau kể về việc tác giả có quay trở lại thăm ngôi trường cũ và nêu lên cảm tưởng của mình. 2. a. Cụm từ “trước đó mấy hôm” được viết lại có ý nghĩa bổ sung thêm cho ý nghĩa cho ...
I. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản
1. Hai đoạn văn trong sách giáo khoa cùng kể về mái trường và bạn bè nhưng không có mối liên hệ với nhau bởi vì:
– Đoạn văn đầu thì kể về ngày tựu trường.
– Đoạn văn sau kể về việc tác giả có quay trở lại thăm ngôi trường cũ và nêu lên cảm tưởng của mình.
2. a. Cụm từ “trước đó mấy hôm” được viết lại có ý nghĩa bổ sung thêm cho ý nghĩa cho đoạn văn.
b. Hai đoạn văn diễn tả đảm bảo tính mạch lạc của văn bản.
c. Như vậy cụm từ “ trước đó mấy hôm” là phương tiện chuyển đoạn, để chúng liền ý, liền mạch.
II. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản.
Có hai cách chuyển đoạn văn:
– Cách 1: Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn.
a) Hai đoạn văn của Lê Trí Viễn các từ ngữ để chuyển đoạn được dùng là: trước hết, đầu tiên, bắt đầu. Như vậy trong hai đoạn văn trên có quan hệ liệt kê nên các từ ngữ là bắt đầu là tỉm hiểu, sau khâu tìm hiểu.
b) Hai đoạn văn của Thanh Tịnh sử dụng các từ ngữ trái ngược, đối lập: ngược lại, trái lại, thế mà ,tuy vậy…để chuyển đoạn. Như vậy hai đoan văn này đã dùng các từ: trước đsó mấy hôm…nhưng lần này lại khác làm phương tiện chuyển đoạn.
c) Trong đoạn văn đã cho từ “ đó” là đại từ. Trước đó là nhân vật “tôi” lần đầu tiên cắp sách đi học tới trường. Việc dùng đại từ “đó” đã tạo được liên kết giữa hai đoạn văn có tính mạch lạc hơn.
d) Trong đoạn văn của Hồ Chí Minh ta thấy có những từ ngữ có vai trò tạo liên kết đoạn như: tóm lại, nói tóm lại. Hai đoạn có ý nghãi tổng kết và khái quát các từ liên kết chuyển đoạn là: bấy giwof, nói tóm lại.
– Cách 2: Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn
Câu liên kết hai đoạn văn của Bùi Hiến là “ Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy”. Đó chính là câu nối giữa hai đoạn.
III. Luyện tập
Câu 1: Các từ có tác dụng liên kết trong đoạn trích của Lê Trí Viễn, Thạch Lam và Nguyễn Đăng Mạnh là:
a. Nói như vậy…
b. Thế mà…
c. Cũng cần…tuy nhiên
Câu 2:
a. Từ đó
b. Nói tóm lại
c. Tuy nhiên
d. Thật khó trả lời