Soạn bài Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Đình Thi
Soạn bài Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Đình Thi lớp 12 I. Tác giả – tác phẩm 1. Tác giả – Nguyễn Đình Thi ( 1924 -2003) bút danh là Nguyễn Ngọc Tấn. – Nguyên quán của ông ở làng Vũ Thạch- Hà Nội, cha qua đời từ khi ông còn nhỏ, mẹ đi bước nữa nên ông phải sống nương tựa ...
Soạn bài Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Đình Thi lớp 12 I. Tác giả – tác phẩm 1. Tác giả – Nguyễn Đình Thi ( 1924 -2003) bút danh là Nguyễn Ngọc Tấn. – Nguyên quán của ông ở làng Vũ Thạch- Hà Nội, cha qua đời từ khi ông còn nhỏ, mẹ đi bước nữa nên ông phải sống nương tựa nhờ họ hàng xung quanh, cuộc sống cơ cực vất cả. – Ông sáng tác nhiều thể loại: bút kí, truyện ngắn, tiểu thuyết… 2. Tác phẩm. a. Hoàn cảnh sáng tác – ...
lớp 12
I. Tác giả – tác phẩm
1. Tác giả
– Nguyễn Đình Thi ( 1924 -2003) bút danh là Nguyễn Ngọc Tấn.
– Nguyên quán của ông ở làng Vũ Thạch- Hà Nội, cha qua đời từ khi ông còn nhỏ, mẹ đi bước nữa nên ông phải sống nương tựa nhờ họ hàng xung quanh, cuộc sống cơ cực vất cả.
– Ông sáng tác nhiều thể loại: bút kí, truyện ngắn, tiểu thuyết…
2. Tác phẩm.
a. Hoàn cảnh sáng tác
– “ Những đứa con trong gia đình” được Nguyễn Đình Thi viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông đang công tác ở tạp chí văn nghệ quân giải phóng.
b. Ý nghĩa nhan đề
– Truyện viết về những đứa con trong gia đình có truyền thống yêu nước cách mạng, những cá nhân tiêu biểu cho sự hi sinh vì nước vì dân. Đó cũng là hình ảnh thu nhỏ của cả miền Nam đau thương, một vùng đất anh hùng đứng lên chống Mĩ, chịu bao đau thương mất mát, những nỗi khổ đến cùng cực, rồi giành được thắng lợi vang dội.
– Hình ảnh những đứa con trong gia đình ấy cũng thể hiện cho cả một đất nước Việt Nam, đồng lòng muôn người như một, đoàn kết đấu tranh đến cùng để bảo vệ quê hương, đất nước. Một tình yêu như ngọn lửa cháy không bao giờ tắt.
c. Chủ đề
– Qua nhân vật Việt và Chiến thể hiện được ý chí chiến đấu trả thù nhà, trả nợ nước, tình yêu với quê hương đất nước mãnh liệt hơn bao giờ hết.
II. Nội dung
1. Đoạn trích được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật nào? Cách trần thuật này có tác dụng như thế nào đối với kết cấu truyện và việc khắc họa tính cách nhân vật?
– Truyện “những đứa con trong gia đình” được trần thuật lại chủ yếu qua dòng hồi tưởng của nhân vật Việt, khi anh bị thương trong trận chiến, nhiều lần ngất đi rồi tỉnh lại, trong tư thế nửa tỉnh nửa mê.
– Cách trần thuật như vậy khiến truyện được kết cấu theo diễn biến của trí nhớ và ý thức, cảm xúc của nhân vật cứ lúc bị đứt ra rồi lại nối lại qua những lần ngất đi rồi tỉnh lại ấy.
+ Tạo nên nét mới trong việc thuật lại câu chuyện, tạo nên tính hấp dẫn hơn dưới ngôn ngữ, con mắt của chính nhân vật trong truyện.
+ Tính cách nhân vật được khắc họa rõ nét, độc đáo.
+ Tình tiết của câu chuyện không chịu gò bó theo một trình tự thời gian, không gian nhất định, mà được xáo trộn linh hoạt. Nhà văn đi sâu được vào thế giới nội tâm nhân vật để dẫn dắt truyện.
Ở đây qua dòng hồi tưởng của nhân vật Việt, hình ảnh của các nhân vật- các thành viên trong gia đình: ba, má, chị Chiến. chú Năm được lần lượt giới thiệu hiện rõ dần đồng thời bản thân Việt – người kể chuyện cũng bộc lộ ngày càng đầy đủ tư cách, tính cách, cảm xúc tình cảm của chính mình.
2. Tác phẩm kể chuyện một gia đình nông dân Nam Bộ, truyền thống nào đã gắn bó những con người trong gia đình với nhau.
– Bằng tình yêu thương máu mủ ruột già, bằng tình yêu quê hương đất nước, tình yêu cách mạng và tinh thần đánh giặc đã gắn kết những con người ấy với nhau.
+Ngày trước vì có chung một tấm lòng mà họ thành vợ chồng. Ba, mẹ Việt bị giặc Pháp giết, với kì vọng mai này Việt lớn lên sẽ trả thù thay ba mẹ.
+ Việt và Chiến là hai đứa con của con gia đình đã tự nguyện cầm súng chiến đâu báo thù nhà biểu hiện cho một tấm lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ.
+ Tình yêu gia đình lớn dân lớn dần rồi kết thành một tình yêu nước, tình yêu cách mạng thật lớn mạnh.
3. Phân tích và so sánh tính cách các nhân vật Việt và Chiến để làm rõ sự tiếp nối truyền thống gia đình của những người con.
– Việt và Chiến là hai nhân vật đươc Nguyễn Đình Thi khắc họa đậm nét nhất. Chiến có những nét rất giống mẹ. Theo lời kể của chú Năm, cô “không khác mẹ một chút nào” – Giống ở tính gan góc và kiên trì chịu khó. Trước lúc nhập ngũ Chiến đã nói với em mình rằng: “ Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con em gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à!” Trong hoàn cảnh vậy Chiến đã sớm trưởng thành và gánh vác công việc nặng nề, lo cho em thay má. Cô rất đảm đang tháo vát cả trong việc gia đình lẫn việc đánh giặc, một người con của đát nước. Chiến thu xếp việc nhà xong xuôi để chuẩn bị lên đường đã chứng tỏ Chiến là người trưởng thành thật sự tuy đôi lúc còn giành với em nhưng không quên mình là một người chị cả, Chiến lo lắng cho em, nhường nhịn em hết mức. Chiến là cô gái mới lớn, nên trong túi luôn mang chiếc gương nhỏ xinh xắn, đó là nét nữ tĩnh dịu dàng của người con gái xưa.
– Việt là một cậu con trai mới lớn, tâm hồn vẫn còn rõ nét trẻ thơ, Việt tranh giành với chị mình công bắt ếch, công bắn tàu giặc và tranh cả phần nhập ngũ. Do “sợ mất chị” nên khi Việt tham gia chiến đấu không bao giờ phô là mình có chị gái, một nét rất đáng yêu, ngây thơ của cậu bé. Trong khi bị thương nằm ở mặt trận, Việt không sợ chết mà chỉ sợ ma và bóng tối. Trong người luôn mang theo chiếc ná thun mà gắn với tuổi ấu thơ của Việt hay đi bắn chim vào những buổi trưa hè. Việt là một cậu bé tuy nhỏ tuổi nhưng rất gan dạ, dũng cảm và không cả sợ chết, khi những hồi đại liên vang lên Việt còn nghĩ “ Chúng đến giết mình đây! Chết là gì nhỉ? Chắc là đau gấp mười lần bị thương” .
– Tình cảm của Việt đối với chị Chiến rất sâu đậm, hai chị em vốn mồ côi chị là người chăm lo cho mình từng li từng tí, Việt yêu thương chị không muốn mất chị.
– Cả hai hình tượng Việt và Chiến là những hình tượng tiêu biểu của những người con miền Nam trong thời đánh Mĩ. Là những người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất anh hùng, họ đứng lên cầm súng để trả nợ nước trả thù nhà, mang trái tim tâm hồn hiến dâng cho nghĩa lơn. Cả hai đều mang trong mình một nét riêng, Việt tuy là em nhưng có một ý thức chiến đấu mạnh mẽ, một tình cảm yêu thương mọi người xung quanh, Việt có nét rất hồn nhiên thơ trẻ. Chiến là người chị đảm đang, là người con nối tiếp tâm hồn cũng như khí phách của ba má để lại. Thật đáng khen ngợi và biểu dương cho những thế hệ trẻ như Việt và Chiến.
4. Phân tích những biểu hiện của khuynh hướng sử thi trong đoạn trích?
– Khuynh hướng sử thi là một khuỵnh hướng trong sáng tác nghệ thuật thiên về việc phản ánh những sự kiện có ý nghĩa lịch sử mang tính toàn dân. Trong truyện “Những đứa con trong gia đình” đã xây dựng nhân vật trụng tâm theo khuynh hướng sử thi, nhân vật Việt và Chiến – những con người đại diện cho giai cấp, cho dân tộc với những phẩm chất cao cả, kết tinh những gì cao đẹp nhất của cộng đồng. Trong tác phẩm đã khẳng định, ngợi ca tấm gương Việt và Chiến anh dũng cầm súng lên đánh giặc đã lập nhiều chiến công, kì tích sáng chói. Nguyễn Thi thể hiện được một nhiệt huyết sục sôi, một tinh thần đấu tranh ngoan cường của những người con kháng chiến. Những nhân vật đó đã trở thành biểu tượng cho tất cả con người yêu nước Việt Nam.
– Câu chuyện xoay quanh các thành viên trong một gia đình có truyền thống yêu nước, căm thù giặc từ đời này qua đời khác từ đời bố mẹ là những người anh hùng hi sinh vì đất nước đến những người con kế tiếp đứng lên quyết trả nợ nước thù nhà. Việt và Chiến là hai nhân vật trung tâm, họ là những người con trong gia đình. Việt và Chiến sinh ra trong hoàn cảnh đất nước gặp nhiều cam go, sinh ra đã không được hưởng bình yên đúng nghĩa với lứa tuổi ấu thơ, phải chứng kiến cảnh cả bố và mẹ đều bị giặc giết hại. Mối căm thù đến tận xương máu, được hun đúc thành tinh thần quyết tâm mãnh liệt sau này ra đi đánh giặc của hai chị em. Gia đình Chiến là một gia đình tiêu biểu cho những gia đình miền Nam thời bấy giờ, không phải chỉ có Việt và chiến mang nỗi căm thù ấy mà tất cả những người con khác, ai đã chứng kiến cảnh tàn khốc, chứng kiến cảnh giết đi những người thân yêu của mình thì tất thảy đều chung một nỗi căm thù đó. Nguyễn Thi qua đó đã vẽ nên một bức tranh chân thực về cuộc kháng chiến và số phận những con người phải chịu nhiều đau thương, một nỗi đau chung của dân tộc.
5. Đoạn văn cảm động nhất đó là cảnh hai chị em Việt và Chiến khiêng bàn thờ má chạy qua cánh đồng, gửi sang nhà chú Năm để hai chị em lên đường đi chiến đấu.
– Cảnh tượng đó khiến người đọc liên tưởng và bồi hồi xúc động bởi nhìn vào đó ta thấy được tình yêu, tình hiếu thảo, chọn nghĩa đối với cha mẹ. Dù khó khăn gian khổ hai chị em vẫn yêu thương nhau và không quên trách nhiệm nghĩa vụ trả thù cho ba má. Vẫn luôn nhớ về ba mẹ và làm theo, đi theo con đường ba mẹ đã đi, hết lòng vì tổ quốc.
Từ khóa tìm kiếm:
soan bai nhung dua con trong gia dinh cua nguyen dinh thi lop 12
soạn bài những đứa con trong gia đình của nguyễn đình thi lớp 12