Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn của Ngô Gia Văn Phái
Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn của Ngô Gia Văn Phái I. Tác giả – tác phẩm 1. Tác giả Ngô Gia Văn Phái: một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), trong đó hai tác giả chính là Ngô Thì Chí (1753 – 1788), ...
Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn của Ngô Gia Văn Phái I. Tác giả – tác phẩm 1. Tác giả Ngô Gia Văn Phái: một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), trong đó hai tác giả chính là Ngô Thì Chí (1753 – 1788), làm quan tới thời Lê Chiêu Thống, và Ngô Thì Du (1772 – 1840), làm quan dưới triều nhà Nguyễn. 2. Tác phẩm – Hoàng Lê nhất thống chí: tác phẩm viết bằng chữ ...
Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn của Ngô Gia Văn Phái
I. Tác giả – tác phẩm
1. Tác giả
Ngô Gia Văn Phái: một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), trong đó hai tác giả chính là Ngô Thì Chí (1753 – 1788), làm quan tới thời Lê Chiêu Thống, và Ngô Thì Du (1772 – 1840), làm quan dưới triều nhà Nguyễn.
2. Tác phẩm
– Hoàng Lê nhất thống chí: tác phẩm viết bằng chữ Hán, ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê ( chí là một lối văn ghi chép sự vật, sự việc).
– Hoàng Lê nhất thống chí có thể coi là một cuốn tiểu thuyết lịch sử theo lối chương hồi.
– Cuốn tiểu thuyết có tất cả 17 hồi, và đây là phần trích thứ mười bốn, viết về sự kiện vua Quang Trung đại phá quân Thanh.
II. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1: Bố cục của đoạn trích được chia làm 3 phần:
– Đoạn 1: từ đầu đến “năm Mậu Thân” – Sau khi chiếm được Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi vua, thân chinh cầm quyền dẹp giặc.
– Đoạn 2: tiếp đến “ nỗi kéo vào thành” – thân chinh ra trận và chiến thắng lẫy lừng của đội quan vua Quang Trung.
– Đoạn 3: còn lại – Sự thất bại của quân Thanh và sự thảm bại của vua tôi Lê Chiêu Thống.
Câu 2: Qua đoạn trích tác phẩm, hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ đã hiện lên:
– Là một con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán, là một người có khí phách hiên ngang luôn xông xáo ra trận, quyết liệt đánh nhanh gọn, có chủ đích. Khi nghe được tin đã chiếm được Thăng Long, thì không hề nao núng “đích thân chinh cầm quân đi ngay”. Nguyễn Huệ đã lập bao công lớn cho đất nước “ tế cáo trời đất” lên ngôi trị vì, “ đóc xuất đại binh” ra phương Bắc, tuyển những người tài giỏi để cùng gây sự nghiệp lớn gặp “người công sỉ ở huyện La Sơn”…
– Trí tuệ sáng suốt, sâu xa, nhạy bén. Ông luôn sáng suốt, phân tích rõ tình hình thời cuộc để đưa ra những chiến lược cho quân ta tiến đánh, chuẩn bị cho một thắng lợi sau này. Ông không chỉ sáng suốt trong việc bày binh bố trận mà ông còn sáng suốt trong cách nhìn người và dùng người tài cho dân tộc.
– Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng: vua Quang Trung từ ngay buổi đầu khởi binh đã khẳng định rằng: “ phương lược tiến đánh đã có tính sẵn”, ông nhìn trước sau, suy nghĩ và bày ra chiến lược để có thể dẹp “việc binh đao” đem bình yên cho dân chúng.
– Tài dùng binh như thần: vua Quang Trung có con mắt tinh tường trong việc nhìn người và dùng người, ông trọng người tài, có chí hướng lớn cho đất nước, một lòng phò vua. Ngày 25/12 bắt đầu xuất phát ở Phú Xuân, ngày 29 đã đến Nghệ An, vượt qua 340 km đường đèo. Tại đâu vừa tuyển quân vừa tổ chức quân, đội ngũ rất chỉnh tề, nghiêm ngặt. Hơn một vạn quân mới tuyển đặt ở giữa trung tâm, còn quân tinh nhuệ thì chia ra được bao bọc ở bến doanh tiền, hậu, tá, hữu…
– Hình ảnh oai phong, lẫm liệt trong chiến trận: Hoàng đế Quang Trung thân chinh cầm quân đã tự thống lĩnh nghĩa quân bước những mũi tiến quyết liệt, xông pha trong tên đạn và đã giành những thắng lợi vang dội. Hình ảnh nhà vua “ cưỡi voi đi đốc thúc” hình ảnh rất gần gũi với nghĩa quân chứ không phải một vị vua chỉ biết ngồi trên ngai vàng chỉ đạo, vì thế mà ông thấu hiểu được những nỗi khổ và những xúc cảm của quân lính.
Tất cả qua đó đã hiện lên rõ nét hình ảnh người anh hùng vừa có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén có tài dùng binh như thần, là một người đóng góp công lao vô cùng to lớn cho đất nước. Tác phẩm cũng phản ánh đúng hiện thực lịch sử chú không né tránh hay bỏ qua những thất bại của những nghĩa quân.
Câu 3:
Đoạn trích đã miêu tả rõ sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân và trong đó tiêu biểu là Tôn Sĩ Nghị. Đó là một tên tướng bất tài, luôn kiêu căng, kiêu ngạo, tự mãn và luôn chủ quan đến mức : ““sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặt áo giáp chuồn trước qua cầu phao” khi nghĩa quân thì “run rời sợ hãi, bỏ chạy tán loạn, xéo lên nhau mà chết”. “Quân sĩ các doanh – nghe tin hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu, xô đẩy nhau rơi xuống sông… nước sông Nhị Hà tắc nghẽn không chạy đượ nữa…”
Số phận của những kẻ phản nước, phản dân ấy không kém gì với Lê Chiêu Thống và bọn bề tôi mưu kế vì lời riêng của dòng họ mà đem cả vận mệnh của dân tộc đặt vào tay kẻ thù xâm lược. Và kết cục của những hành động ấy sẽ dẫn đến việc bán nước, một sự suy vong mất nước có báo trước, và số phận của một kẻ vong quốc. Lê Chiêu Thống “Chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền dân qua sông, mấy ngày không ăn” một con rùa rụt cổ, cố chạy để cứu lấy mạng sống của mình, một hình ảnh thật đáng chê bai. Đây là một cách miêu tả rất chân thực về lịch sử, cảnh khốn cùng của vua Lê Chiêu Thống. Nhưng qua đó cũng chan chứa bao tình cảm, cảm xúc của tác giả đau xót, ngậm ngùi cho một bi kịch của dân tộc.
Câu 4:
Nhận xét về nghệ thuật trần thuật của đoạn trích: Việc tác giả ở đây thuật lại một cách rất chân thực sâu sắc cho người đọc thấy được như mình đang ở trong cuộc chiến đó, trong niêm vui chiến thắng và cũng cho thấy được nỗi căm phẫn khi đất nước rơi vào tay những kẻ bất đức. Cách thuật lại một cách rất thật như vậy cho thấy ngòi bút của tác giả không né tránh những điều đau thương hay thất bại của quân dân mà nhìn thẳng vào đó để biết được thực tế và có cách đối diện với thực tế đó. Đó cũng là tình cảm chân thực của tác giả thể hiện qua từng câu văn.