02/06/2017, 13:18

Soạn bài Người lái đò sông đà của Nguyễn Tuân lớp 12

Soạn bài Người lái đò sông đà của Nguyễn Tuân lớp 12 I. Tác giả – tác phẩm 1. Tác giả – Nguyễn Tuân là một trong những tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. – Ông viết văn với một phong cách độc đáo và sâu săc, thâu tóm trong một chữ Ngông, nổi bật lên là nét tài hoa ...

Soạn bài Người lái đò sông đà của Nguyễn Tuân lớp 12 I. Tác giả – tác phẩm 1. Tác giả – Nguyễn Tuân là một trong những tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. – Ông viết văn với một phong cách độc đáo và sâu săc, thâu tóm trong một chữ Ngông, nổi bật lên là nét tài hoa uyên bác, là bậc thầy trong việc sử. dụng và sáng tạo tiếng Việt. Đặc biệt ông có sở trường về thể tùy bút. 2. Tác phẩm. – Người lái đò sông đà là bài tùy bút in trong ...


I. Tác giả – tác phẩm
1. Tác giả

– Nguyễn Tuân là một trong những tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại.
– Ông viết văn với một phong cách độc đáo và sâu săc, thâu tóm trong một chữ Ngông, nổi bật lên là nét tài hoa uyên bác, là bậc thầy trong việc sử. dụng và sáng tạo tiếng Việt. Đặc biệt ông có sở trường về thể tùy bút.

2. Tác phẩm.

– Người lái đò sông đà là bài tùy bút in trong tập Sông Đà (1960).
– Hoàn cảnh ra đời: là thành quả thu hoạch được trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi.
– Tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân, khao khát hòa nhịp với đất nước và cuộc đời.
– Cảm hứng chủ đạo: Tình yêu với quê hương đất nước để ca ngợi Tổ quốc, nhân dân.

II. Tìm hiểu văn bản.

* Sự quan sát công phu và sự tìm hiểu kĩ càng của Nguyễn Tuân đã khắc họa nên được vẻ đẹp của con sông.

1. Dòng sông Đà đẹp trong đôi mắt thi sĩ
a. Một con sông hung bạo:

– Hình ảnh bờ sông, dựng vách thành…có vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một yết hầu, lòng sông như có chỗ nằm gọn giữa hai bờ vách giống như con hang động huyền bí.

– Khung cảnh mênh mông dài hàng cấy số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn gùn ghè suốt mấy năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt. Đây là đoạn nguy hiểm cần người lại đò phải hết sức thận trọng.

– Những cái hút nước xoáy tít lôi tuột mọi vật xuống đáy sâu.

– Những âm thanh hết gần rồi lại xa: tiếng nước réo nghe như là oán trách, lúc lại như van xin, khiêu khích, giọng gằn như chế nhạo. Có lúc nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tác giả thật tài tình so sánh với hình ảnh đàn trâu để nổi bật lên sự hùng vĩ của dòng sông, tiếng nước chảy như những tiếng gầm vang cả núi rừng. Sức mạnh hoang dại, vẻ đẹp kì vĩ và sự hung dữ của con sông qua góc nhìn và sự miêu tả tinh tế của Nguyễn Tuân.


b. Một con sông Đà trữ tình.

– Con sông Đà không chỉ được Nguyễn Tuân đặc tả mang dáng vẻ hung dữ mà những nét, dáng dấp mềm mại, yên ả cũng được ông miêu tả rất thành công. Con sông dài như chính dòng nước: Con sông Đà dài như một sáng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Vẻ đẹp ấy được tác giả khắc họa hòa quyện giữa vẻ đẹp núi rừng với vẻ đẹp duyên dáng của con sông uốn lượn tạo nên bức tranh tuyệt mĩ.

– Tác giả đã đưa người đọc như lạc vào một thế giới kì ảo, mơ màng: con sông giống như một cố nhân lâu ngày gặp lại. Đặc sắc hơn khi Nguyễn Tuân miêu tả màu nước của dòng sông qua các mùa, mỗi mùa một nét riêng, một màu tinh túy riêng mà tâm hồn nhạy cảm của thi sĩ mới hướng ánh mắt chú ý đến. Nắng cũng “ giòn tan” và cứ hoe vàng mãi cái sắc Đường thi “yên hoa tam nguyệt”. Mũi thuyền lặng lẽ trôi trên dòng nước lững lờ như thương như nhớ. Con hươu thơ ngộ trên áng cỏ sương như biết cất lên câu hỏi không lời. Rồi Nguyễn Tuân còn miêu tả bờ sông thật hoang dại và hồn nhiên như một tiền sử, phảng phất nỗi niềm cổ tích.

– Sự tài hoa của ông đã mang đến những áng văn với bức tranh trữ tình đủ để lòng người say đắm, ngất ngây.

2. Hình ảnh người lái đò sông Đà trong cuộc chiến đấu với con sông Đà hung bạo:

– Cuộc chiến thật không cân sức giữa một con người nhỏ bé không hề có phép màu gì kì diệu, không có vũ khí lợi hại trong tay chỉ với chiếc cán chèo trên một con đò đơn độc với một tên hung bạo của núi rừng (dòng sông hiểm trở khó lường), thạch trận đủ 3 lớp trùng vi vây bủa, được trấn giữ bởi những hòn đá ngỗ ngược, hỗn hào và thật nham hiểm, dữ dội…

– Người lái đò với tài năng và trí thông minh  của mình vượt thác như cưỡi lên thác ghềnh, xé toang hết lớp này đến lớp khác của trùng vi thạch trận, nắm chặt cái bờm sóng mà vượt qua, mà chinh phục sự hung hãn của dòng sông.

– Những thằng đá tướng phải lộ sự tiu nghỉu, thất vọng qua bộ mặt xanh lè.

– Người lái đò là người chiến thắng trong trận chiến cam go ấy bằng sự ngoan cường, sung cảm. tài trí, chí quyết tâm và nhất là kinh nghiệm lên thác xuống ghềnh của ông bao nhiêu năm nay, từng khúc từng đoạn sông ông nắm trong lòng bàn tay, ông biết chỗ nào là cửa sinh, chỗ nào là cửa tử và khéo léo xử lý như một nghệ nhân.

* Ý nghĩa

-Nguyễn Tuân một nhà văn có tài ông khắc họa độc đáo những hình ảnh, từng cử chỉ nhân vật, thể hiện nét tài hoa nghệ sĩ của mình, thêm nữa ông tạo tình huống đầy thử thách để nhân vật của mình bộc lộ được phẩm chất. Nguyễn Tuân sử dụng ngông từ đầy cá tính, giàu chất tạo hình. Tất cả đã vẽ nên một khúc ca ca ngợi con người: ca ngợi ý chí của con người, ca ngợi sự lao động là vinh quang. Đó là những vẻ đẹp của con người vùng Tây Bắc nói riêng và nhân dân lao động Việt Nam nói chung.

– Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên, và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc.

– Tác phẩm còn cho thấy công phu lao động nghệ thuật khó nhọc, cùng sự tài hoa, uyên bác của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những kì công của tạo hóa và những kì tích lao động của con người.

Từ khóa tìm kiếm:

soan bai nguoi lai do song da cua nguyen tuan lop 12

soạn bài người lái đò sông đà của nguyễn tuân lớp 12

0