02/06/2017, 13:26

Soạn bài Treo Biển truyện cười dân gian Việt Nam

SOAN BAI TREO BIEN – ĐỀ BÀI: EM HÃY SOẠN BÀI TREO BIỂN ( truyện cười ngụ ngôn Việt Nam) BÀI 1: Nội dung tấm biển đề treo ở cửa hàng “ Ở đây có bán cá tươi” có một số yếu tố và vai trò của chúng như sau: – Xác định vị trí của cửa hàng “ ở đây” giúp người cần mua ...

SOAN BAI TREO BIEN – ĐỀ BÀI: EM HÃY SOẠN BÀI TREO BIỂN ( truyện cười ngụ ngôn Việt Nam) BÀI 1: Nội dung tấm biển đề treo ở cửa hàng “ Ở đây có bán cá tươi” có một số yếu tố và vai trò của chúng như sau: – Xác định vị trí của cửa hàng “ ở đây” giúp người cần mua có thể xác định được vị trí của cửa hàng. – Xác định trạng thái “có bán” giúp người qua đường biết là có mặt hàng gì đó cần bán – Xác định ...

– ĐỀ BÀI: EM HÃY ( truyện cười ngụ ngôn Việt Nam)


BÀI 1:

 Nội dung tấm biển đề treo ở cửa hàng “ Ở đây có bán cá tươi” có một số yếu tố và vai trò của chúng như sau:
–    Xác định vị trí của cửa hàng “ ở đây” giúp người cần mua có thể xác định được vị trí của cửa hàng.
–    Xác định trạng thái “có bán” giúp người qua đường biết là có mặt hàng gì đó cần bán
–    Xác định loại mặt hàng cửa hàng kinh doanh chính là “cá” người mua có thể nhận ra mặt hàng mình cần mua khi xem biển này.
–    Xác định cho người đọc biết trạng thái của mặt hàng cửa hàng có bán là cá “tươi” chứ không phải là cá ươn, cá chết, cá khô.

BÀI 2:

Ở trong văn bản có bốn người góp ý về cái biển đề ở cửa hàng bán cá. Mỗi người góp ý lại hiểu nội dung của cái biển thông báo theo một cách khác nhau:

–    Người thứ nhất góp ý về chữ “tươi” vì cho rằng nhà nay xưa nay quen bán cá ươn nên hôm nay mới treo biển bán cá tươi. Ý kiến này không sai vì mỗi người có một cách đánh giá khác nhau về nội dung của tấm biển nhưng chủ hàng cá ngay hôm sau đã bỏ luôn chữ “tươi” đi.
–    Người thứ hai góp ý về chữ “ở đây” vì có thể là khách quen nên anh ta đã biết ở đây bán cá nên nói “ chẳng nhẽ ra hàng hoa mua cá hay sao?”
–    Người thứ ba góp ý về chữ “có bán”  vì cho rằng nó không hợp lí khi nhà hàng đã bày cá ra để bán. Chữ đó là thừa so với tấm biển và tấm biển lại bịa xóa nốt chữ “ có bán” chỉ còn lại chữ “cá”.
–    Người thứ tư là người đọc được mỗi chữ “cá” ở trên tấm biển nên anh ta góp ý không treo biển nữa vì đi đến đầu phố đã ngửi thấy mùi tanh.
Mỗi lần được góp ý chủ cửa hàng lại bớt đi một nội dung dần dà đến cuối cùng nó đã thành một thông báo không hợp lí cả về nội dung và hình thức.

soan bai treo bien

BÀI 3:

Sau khi đọc truyện mỗi lần bác chủ bỏ một phần của tấm biển đi là những chi tiết gây cười nhiều nhất cho em.

Cái đáng cười nhất được bộc lộ là sau khi được bốn người khách đi ngang qua góp ý bác chủ đã cất luôn tấm biển to đó đi. Đây là chi tiết gây cười nhất của truyện vì sở dĩ mục đích ban đầu của chủ hàng cá là làm biển để thông báo cho mọi người về mặt hàng mình bán ở cửa hàng. Nhưng sau mỗi lần được góp ý bác lại thay đổi bớt đi một số chữ khiến cho tấm biển mất đi nội dung ban đầu đến cuối cùng thì bác đành cất luôn tấm biển đó đi. Đây là một người chủ không hề có ý chí kiên định về việc làm của mình.

BÀI 4:

Ý nghĩa của cả câu chuyện cười này là mượn câu chuyện chủ hàng bán cá nghe ai góp ý về tên biển thông báo cũng đồng ý và bớt đi nội dung của tấm biển làm cho nó mất đi nội dung ban đầu và gây được tiếng cười cho người đọc. Đồng thời truyện cũng phê phấn một số người trong cuộc sống làm việc không có chủ kiến, không kiên định về sự quyết định mình đưa ra, dễ dàng nghe theo sự “góp ý” của người khác. Từ đó rút ra được bài học cho mỗi người cần phải có suy nghĩ kỹ càng khi nghe người khác góp ý về một vấn đề nào đó trong cuộc sống.

LUYỆN TẬP

Nếu em được nhà hàng nhờ làm lại cái biển em sẽ giữ nguyên chữ “bán cá tươi” và thay chữ “ở đây có” bằng chữ “cửa hàng” . và nếu bị góp ý bởi các vị khách em sẽ giữ nguyên ý kiến của mình vì trong cái biển em mới làm lại này em đã xác định rõ chủ ngữ trong câu là “cửa hàng” rồi và cũng đã có vị ngữ “bán cá tươi” với nội dung thông báo về mặt hàng cửa hàng này bán. Như vậy khách sẽ đọc không hiểu theo cách nôm na, hay luẩn quẩn về ý nữa.

Qua đây em rút ra được cho bản thân cách dùng từ một khi đặt câu thông báo cần phải rõ ràng mạch lạc và đơn nghĩa không sử dụng các từ đa nghĩa để tránh người đọc hiểu lầm về nội dung của thông báo.

0