02/06/2017, 13:27

Soạn bài So sánh ngữ văn lớp 6

Soạn bài So sánh ngữ văn lớp 6 I. Kiến thức cơ bản 1. Đọc các đoạn trích và trả lời các câu hỏi a. Hình ảnh so sánh được thể hiện bằng những từ ngữ nào trong các câu sau: (1) Trẻ em như búp trên cành Biết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan (Hồ Chí Minh) (2) …trông hai bên bờ, rừng đước dựng ...

Soạn bài So sánh ngữ văn lớp 6 I. Kiến thức cơ bản 1. Đọc các đoạn trích và trả lời các câu hỏi a. Hình ảnh so sánh được thể hiện bằng những từ ngữ nào trong các câu sau: (1) Trẻ em như búp trên cành Biết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan (Hồ Chí Minh) (2) …trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. (Đoàn Giỏi) b. Trong các hình ảnh so sánh vừa xác định được, những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau? c. Vì sao các sự ...

I. Kiến thức cơ bản
1. Đọc các đoạn trích và trả lời các câu hỏi
a. Hình ảnh so sánh được thể hiện bằng những từ ngữ nào trong các câu sau:
(1) Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan
(Hồ Chí Minh)
(2) …trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
(Đoàn Giỏi)
b. Trong các hình ảnh so sánh vừa xác định được, những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau?
c. Vì sao các sự vật, sự việc trên có thể so sánh với nhau?
d. So sánh các sự vật trên có tác dụng gì?

Gợi ý
a. Hình ảnh so sánh được thể hiện qua những từ ngữ
(1) “Trẻ em như búp trên cành”
(2) “…rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận”
b.
(1) Hình ảnh “trẻ em” được so sánh với “búp trên cành”
(2) “Rừng đước” được so sánh với “hai dãy trường thành vô tận
c. Các sự vật, sự việc có thể so sánh với nhau. Bởi
+ Chúng có những nét tương đồng nhất định về bản chất: Trẻ em với búp trên cành đều chỉ những thế hệ non trẻ, cần được nâng niu, chăm sóc, nuôi dưỡng
+ Chúng gần nhau về những đặc điểm : Rừng đước với dãy tường thành đều chỉ sự vững chãi, cao lớn và dày đặc.
d. Việc so sánh các sự vật, sự việc nhằm mục đích tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự vật/ đối tượng được nói đến.
_ Nhấn mạnh đến những khía cạnh nhất định
_ Tạo ra những hình dung, liên tưởng cho người đọc, người nghe, tăng tính truyền cảm.

2. Xem xét mô hình cấu tạo của phéo so sánh qua bảng và ví dụ dưới đây:

Vế A

(Cái được so sánh)

Phương diện so sánh

Từ so sánh

Vế B

(cái dùng để so sánh- cái so sánh)

Mặt

đẹp

như

hoa

a. Kẻ bảng tương tự và xếp các hình ảnh so sánh ở ví dụ (1), (2) vào những vị trí thích hợp
b. Đặt những từ ngữ chứa hình ảnh so sánh trong các câu sau đây vào bảng mô hình cấu tạo của phép so sánh và nêu nhận xét.
(1) Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào
(Lê Anh Xuân)

(2) Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất
(Thép Mới)

Gợi ý:

Vế A

(Cái được so sánh)

Phương diện so sánh

Từ so sánh

Vế B

(cái dùng để so sánh- cái so sánh)

Trẻ em

 

như

Búp trên cành

Rừng đước

dựng lên cao ngất

như

Dãy trường thành vô tận

b.

Vế A

(Cái được so sánh)

Phương diện so sánh

Từ so sánh

Vế B

(cái dùng để so sánh- cái so sánh)

Chí lớn cha ông

 

 

Trường Sơn

Lòng mẹ

bao la sóng trào

 

Cửu Long

Con người

không chịu khuất

như

Tre mọc thẳng

0