Soạn bài Cô bé bán diêm của An-đéc-xen
Soan bai Co be ban diem – Soạn bài Cô bé bán diêm của An-đéc-xen ( Andersen). Câu 1: Truyện này có thể chia làm ba phần: – Phần 1: Từ đầu đến “đôi bàn tay đã cứng đờ ra”: nội dung của phần này là em bé bán diêm ngồi trong bóng tối và giá rét của đêm giao thừa. – Phần ...
Soan bai Co be ban diem – Soạn bài Cô bé bán diêm của An-đéc-xen ( Andersen). Câu 1: Truyện này có thể chia làm ba phần: – Phần 1: Từ đầu đến “đôi bàn tay đã cứng đờ ra”: nội dung của phần này là em bé bán diêm ngồi trong bóng tối và giá rét của đêm giao thừa. – Phần 2: Tiếp đó cho đến “về chầu Thượng đế”: nội dung của phần này là em bé quẹt một số que diêm và tưởng như trông thấy nhiều cảnh đáng thèm muốn. ...
– ( Andersen).
Câu 1: Truyện này có thể chia làm ba phần:
– Phần 1: Từ đầu đến “đôi bàn tay đã cứng đờ ra”: nội dung của phần này là em bé bán diêm ngồi trong bóng tối và giá rét của đêm giao thừa.
– Phần 2: Tiếp đó cho đến “về chầu Thượng đế”: nội dung của phần này là em bé quẹt một số que diêm và tưởng như trông thấy nhiều cảnh đáng thèm muốn.
– Phần 3: Còn lại.
Câu 2:
Nội dung của câu chuyện xoay quanh nhân vật cô bé bán diêm, tất cả những chi tiết hiện lên thật sinh động và hấp dẫn người đọc.
Trong phần thứ nhất, người đọc có thể thấy được hoàn cảnh vô cùng éo le của cô bé bán diêm, đó là nhà cửa hoang tàn, mẹ chết rồi bà nội của em cũng qua đời, chỉ còn người bố khó tính hay mắng nhiếc và chửi rủa em. Nhà em lúc này là một xó tối tăm.
Thời gian của câu chuyện diễn ra vào lúc đêm giao thừa lạnh buốt, với một không gian lạnh lẽo ở ngoài đường phố. Chính em phải ngồi sát trong một góc tường để tránh cái lạnh của mùa đông.
Trong tác phẩm của mình, nhà văn đã sử dụng các hình ảnh tương phản để làm nổi bật lên hoàn cảnh hiện tại của cô bé bán điêm. Đó là ngôi nhà đẹp đẽ, đầm ấm xưa kia so với một xó tối tăm, nơi mà em phải ở bây giờ. Phố xá thì sực nức mùi ngỗng quay so với việc em đang đói rét ngồi một xó như thế. Những hình ảnh đắt giá đấy đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp của cô bé.
Câu 3: Qua các lần quẹt diêm, các mộng tưởng của em lần lượt hiện ra một cách hợp lí, phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của em lúc bây giờ.
Lần thứ nhất, em khát khao được sưởi ấm đến được ăn no và ngon. Lần thứ hai, em ước mơ được vui vầy xung quanh cây thông Nô – en. Lần thứ bà là lúc em hồi tưởng về những lần đón giao thừa ngày trước khi bà nội của em còn sống. Lần thứ tư là cảnh bà cháu cùng năm tay nhau bay lên bầu trời cao.
Câu 4: Hình ảnh cô bé bán diêm được tác giả An-đéc-xen xây dựng là một nhân vật mồ côi và bất hạnh. Chính bản thân em đã mất đi những người thân, yêu thương em nhất đó là mẹ và bà. Em phải sống với người cha hay chửi bới, mắng nhiếc và dọa đánh đập em. Trong đêm giao thừa, em đã ra đi vì đói, vì rét. Những yếu tố diệu kỳ này mang dáng dấp của một câu chuyện cổ tích bi thương.