24/05/2017, 14:10

Soạn bài cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh lớp 11

Đề bài: Soạn bài cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh lớp 11 I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Hồ Biểu Chánh (1885 -1958) tên khai sinh là Hồ Biểu Trung – Sinh ra tại Gò Công Tiền Giang – Thuở nhỏ ông học chữ nho sau lớn lên thì học chữ quốc ngữ – Ông là một nhà văn Nam Bộ ...

Đề bài: Soạn bài cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh lớp 11 I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Hồ Biểu Chánh (1885 -1958) tên khai sinh là Hồ Biểu Trung – Sinh ra tại Gò Công Tiền Giang – Thuở nhỏ ông học chữ nho sau lớn lên thì học chữ quốc ngữ – Ông là một nhà văn Nam Bộ chuyên viết về tiểu thuyết hiện đại, những tiểu thuyết đó mang đậm dấu ấn của Nam bộ 2. Tác phẩm – Gồm 10 chương – Đoạn ...

Đề bài:
I.    Tìm hiểu chung
1.    Tác giả

–    Hồ Biểu Chánh (1885 -1958) tên khai sinh là Hồ Biểu Trung
–    Sinh ra tại Gò Công Tiền Giang
–    Thuở nhỏ ông học chữ nho sau lớn lên thì học chữ quốc ngữ
–    Ông là một nhà văn Nam Bộ chuyên viết về tiểu thuyết hiện đại, những tiểu thuyết đó mang đậm dấu ấn của Nam bộ

2.    Tác phẩm

–    Gồm 10 chương
–    Đoạn trích được rút ra từ nửa phần sau của chương IX
–    Bố cục: 3 phần:
•    Phần 1: Trần Văn sử chắp tay đến ai đó: tâm trạng tuyệt vọng của Trần Văn Sử trên cầu mê Tức
•    Phần 2: tiếp cho đến chút xíu thì con trở lại liền: cuộc gặp gỡ của hai cha con trên cầu Mê Tức
•    Phần 3: còn lại: hai cha con trở lên Phú Tiên

II.    Đọc hiểu chi tiết
1.    Nhân vật người cha

–    Trần Văn Sử là một người cha bất hạnh
–    Sau bao năm sát hại vợ trốn chạy không dám về những tình nghĩa cha con không dứt, nỗi niềm thương nhớ các con khiến cho anh không thể nguôi.
–    Tuy nhiên anh lại sợ rằng mình về sẽ liên lụy hay cản trở chúng sống
->   Tuy nhiên tình nghĩa cha con vẫn nặng hơn anh quyết tâm về chỉ cần nhìn thấy chúng sống hạnh phúc thì anh sẽ đi
–    Anh luôn nghĩ cho tương lai của con mình mà nên bấy lâu nay anh mới chịu cảnh sống lang thang trốn chạy để không ảnh hưởng đến tương lai của các con -> người cha vĩ đại
–    Không những thế anh còn khuyên các con không nên thù oán mẹ, anh tha thứ cho người vợ đã phản bội mình -> rộng lượng, vị tha
–    Đặc biệt trong lần về thăm này anh không gặp được chúng mà gặp ông ngoại chúng, ông ngoại không muốn cho anh thăm chúng nó. Anh đi thằng Tý biết được mà anh cố chạy thật nhanh thậm chí là còn nhảy xuống sông tử tự để không muốn ảnh hưởng hay liên lụy gì đến các con của mình
->    Như vậy có thể nói dù là một người giết vợ nhưng đó không phải là điều đánh giá hết con người anh. Khi chịu đựng nỗi đau phản bội thì anh không còn nghĩ được gì nữa. tuy nhiên về sau khi bình tĩnh trở lại anh vẫn rất thương yêu các con và không muốn các con phải khổ. Đó quả là một đức tình tốt đẹp của những người cha

soan bai cha con nghia nang ho bieu chanh

2.    Nhân vật con

–    Tý là một cậu bé mới lớn khỏe mạnh
–    Tý còn là một người con vô cùng hiếu thảo hiểu chuyện cho nên việc cha nhỡ sát hại mẹ nó không hề trách
–    Nó thương cha nó phải sống trong cảnh trốn chạy
–    Vậy nên khi nó biết bố nó về thăm mà không được gặp nó lập tức chạy đuổi theo cha vì nó nghĩ không thể mất cha một lần nữa
–    Nó đã không còn mẹ thì nó phải còn cha. Cha nó chạy nhanh thì nó cũng chạy nhanh hết cỡ
–    Và cuối cùng nó đã cứu được cha nó, nó đã ngăn không cho cha nó tìm đến cái chết rồi cùng cha xuống Phú Tiên
->    Có thể thấy Tý là một người con hiếu thảo và ngoan hiền sẵn sàng từ bỏ hạnh phúc để theo cha

III.    Tổng kết:

–    Câu chuyện kết thúc rất xúc động, nhà văn đã đứa ra một bài học đạo đức cho chúng ta đáng học tập. Vì nghĩa tình ấy mà cha con có thể bỏ hạnh phúc ích kỉ của bản thân để cùng nhau đương đầu với khó khăn của cuộc sống

0